Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Ngô Sỹ Liên

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 134020

    Dao động của con lắc đồng hồ là 

    • A.dao động duy trì        
    • B.dao động cưỡng bức
    • C.dao động tắt dần    
    • D.dao động điện từ
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 134021

    Máy biến áp là thiết bị có tác dụng

    • A.biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
    • B.biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
    • C.có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
    • D.làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 134022

    Một trong các nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến là phải biến điệu sóng mang. Việc nào dưới đây là thực hiện biến điệu sóng mang?

    • A.biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
    • B.làm sóng cao tần có biên độ biến đổi với tần số âm tần.
    • C.tách sóng điện từ âm tần khỏi sóng mang cao tần.
    • D.làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 134023

    Những chất nào sau đây phát ra quang phổ liên tục khi bị nung nóng thích hợp

    • A.chất rắn và chất lỏng.     
    • B.chất rắn, chất lỏng, chất khí có áp suất thấp.
    • C.chất lỏng, khí ờ áp suất thấp.   
    • D.chất rắn, chất lỏng, chất khí có áp suất lớn.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 134024

    Phát biểu nào về sóng ánh sáng sau đây là không đúng?

    • A.Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8s).
    • B.Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (từ 10-6s trở lên).
    • C.Bước sóng l’ ánh sáng phát quang bao giờ nhỏ hơn bước sóng l của ánh sáng hấp thụ l’ <l
    • D.Bước sóng l’ ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng l của ánh sáng hấp thụ l’ >l.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 134025

    Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức

    • A.U = E.d.  
    • B.U = E/d.    
    • C.U =  q.E.d. 
    • D.U = q.E/q.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 134026

    Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

    • A.Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
    • B.Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
    • C.Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
    • D.Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 134027

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A =0,03m và có gia tốc cực đại 18m/s2. Biết lò xo của con lắc có độ cứng k = 30N/m. Khối lượng của vật nặng là

    • A.200g    
    • B. 50g      
    • C.100g     
    • D.150g
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 134028

    Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc 10(rad/s). Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ x = 5cm, với tốc độ \(v=50\sqrt{3}\left( cm/s \right)\) theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

    • A.\(x=5\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\,\,cm\)   
    • B.\(x=10\cos \left( 10t+\frac{\pi }{3} \right)\,cm\)
    • C.\(x=10\cos \left( 10t-\frac{2\pi }{3} \right)\,cm\)         
    • D.\(x=10\cos \left( 10t-\frac{\pi }{3} \right)\,\,cm\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 134029

    Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng\(\lambda \). Hệ thức đúng là

    • A.\(v=\frac{\lambda }{f}\)    
    • B.\(v=2\pi f\lambda \)   
    • C.\(v=f\lambda \)   
    • D.\(v=\frac{f}{\lambda }\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 134030

    Dòng điện xoay chiều có biểu thức \(u=220\sqrt{2}\cos (200\pi t)\), t tính bằng s, có điện áp hiệu dụng là bao nhiêu Vôn (V)?

    • A.\(\sqrt{2}\)    
    • B.100\(\sqrt{2}\)    
    • C.220\(\sqrt{2}\)     
    • D.220
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 134031

    Số nơtrôn có trong hạt nhân \({}_{11}^{23}Na\) là

    • A.11
    • B.12
    • C.23 
    • D.44
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 134032

    Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt hạch ?

    • A.\({}_{1}^{2}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{3}He+{}_{0}^{1}n+4MeV\)   
    • B.\({}_{1}^{3}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n+17,5MeV\)
    • C.\({}_{3}^{7}Li+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n+15,1MeV\)  
    • D.\({}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U={}_{54}^{139}Xe+{}_{38}^{95}Sr+2.{}_{0}^{1}n+200MeV\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 134033

    Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động \({{u}_{O}}=A\cos \omega t\) đặt ở S1, S2. Biết sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 4cm. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất mà phần tử nước tại đó dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1 S2 bằng:

    • A. 4cm  
    • B.6cm     
    • C. 1cm  
    • D.2cm
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 134034

    Đặt điện áp xoay chiều U = 30V vào hai đầu mạch điện không phân nhánh gồm tụ điện và cuộn dây không thuần cảm. .Biết hiệu điện thế 2 đầu tụ điện UC = 40V, hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây Udây = 50V. Hệ số công suất của mạch điện là

    • A.0,6   
    • B.0,8   
    • C.1
    • D.0,4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 134035

    Trong thí nghiệm Y-âng : Hai khe S1 và S2 cách nhau 3mm, hai khe sáng cách màn 2m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6μm thì khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp trên màn là :

    • A.i = 0,9m.       
    • B.i = 0.4 mm.   
    • C.i = 0,4 m.  
    • D.i = 0,09 mm.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 134036

    Một tấm kim loại có giới hạn quang điện \({{\lambda }_{o}}=0,35\mu m\), Biết  hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108  m/s, e = 1,6.10-19 C. Năng lượng cần thiết để gây ra hiện tượng quang điện.

    • A.3,55 eV      
    • B.5,67.10-25 eV 
    • C.5,67 eV   
    • D.3,55.10-25 J
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 134037

    Hạt nhân càng bền vững khi hạt nhân đó có

    • A.khối lượng càng lớn             
    • B.năng lượng liên kết riêng càng lớn
    • C.năng lượng liên kết càng lớn    
    • D.số khối càng lớn
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 134038

    Một khung dây phẳng có diện tích S = 12cm2 đặt trong từ trường đều và có độ lớn B = 5.10-2T. Biết mặt phẳng khung dây hợp với véc tơ cảm ứng từ \(\vec{B}\) một góc 300. Tính từ thông qua khung dây là

    • A. 2.10-5Wb    
    • B.3.10-5Wb    
    • C.3,5.10-5Wb    
    • D.2,5.10-5Wb
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 134039

    Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là\(0,60\mu m\), khi truyền trong thủy tinh có vận tốc là 2.108m/s. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Tần số của bức xạ là

    • A.4,5.1014Hz  
    • B.6.1014Hz   
    • C.5.1014Hz   
    • D.7,15.1014Hz
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 134040

    Một sợi dây đàn hổi dài l = 60 cm được treo lơ lửng trên một cần rung. Cần rung có thể dao động theo phương ngang với tần số thay đổi từ 60 Hz đến 180 Hz. Biết tốc độ truyển sóng trên dây là v = 8m/s. Trong quá trình thay đổi thì tần số có bao nhiêu giá trị của tần số có thể tạo ra sóng dừng trên dây:

    • A.15  
    • B.18   
    • C.17  
    • D.16
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 134041

    Một mạch dao động  gồm tụ điện C = 400 pF và cuộn cảm L = 0,1 mH. Tại thời điểm ban đầu cường độ dòng điện cực đại I\(_{0}\) = 40mA. Nếu điện tích của tụ điện biến thiên theo phương trình q = q\(_{0}\)cos5.10\(^{6}\)t (C) thì cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm đó có biểu thức là:

    • A. i = 4.10\(^{-2}\)cos(5.10\(^{6}\)t - \(\frac{\pi }{2}\)) (A).   
    • B. i = 4.10\(^{-2}\)cos(5.10\(^{6}\)t + \(\frac{\pi }{2}\)) (A).
    • C.i = 2.10\(^{-2}\)cos(5.10\(^{6}\)t + \(\frac{\pi }{2}\)) (A).   
    • D.i = 2.10\(^{-2}\)cos(5.10\(^{6}\)t  -  \(\frac{\pi }{2}\)) (A).  
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 134042

    Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là UAK = 19995V. Động năng ban đầu của các êlectrôn khi bứt ra khỏi catốt là 8.10-19J. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra.

    • A.110,42pm
    • B.66,25pm  
    • C.82,81pm 
    • D.62,11pm
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 134043

    Nguyên tử hidro gồm một hạt nhân và một electron quay xung quanh nó. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân là lực tương tác điện. Biết các hằng số k = 9.109Nm/c2; q = 1,6.10-19C; me = 9,1.10-31kg; h = 6,625.10-34J.s; r0 = 5,3.10-11m. Khi chuyển động trên quỹ đạo N, quãng đường mà êlectrôn đi được là 5,464mm. Tính thời gian êlectrôn chuyển động được quảng đường đó:

    • A.0,1ns   
    • B.10-8s  
    • C.10.10-8s    
    • D.100ns
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 134044

    Trong chân không, cho hai điện tích \({{q}_{1}}=-{{q}_{2}}={{10}^{-7}}C\) đặt tại hai điểm A và B cách nhau 8cm. Tại điểm C nằm trên đường trung trực của AB  và cách AB 3cm người ta đặt điện tích \({{q}_{o}}={{10}^{-7}}C\). Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên qo.

    • A.57,6.10-3
    • B.5,76.10-3N  
    • C.57,6.10-5N  
    • D.5,76.10-5N
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 134045

    Cho mạch điện như hình vẽ. R1 = R2 = RV = 50Ω, ξ = 3V, r = 0.

    Bỏ qua điện trở dây nối, số chỉ vôn kế là:

    • A.0,5V
    • B.1V 
    • C.1,5V   
    • D. 2V
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 134046

    Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính cho một ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là

    • A.– 30cm. 
    • B.10cm.   
    • C. – 20cm. 
    • D.30cm.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 134047

    Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua các điện trở dây nối và ampe kế, ξ = 3V, r = 1Ω, ampe kế chỉ 0,5A. Giá trị của điện trở R là:

    • A.1Ω   
    • B.2Ω 
    • C.5Ω  
    • D.3Ω
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 134048

    Hai chất điểm M và N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song nhau và cùng ở sát với trục Ox. Phương trình dao động của chúng lần lượt là \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)\,\left( cm \right)\) và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{6} \right)\,\left( cm \right)\). Biết rằng \(\frac{x_{1}^{2}}{36}+\frac{x_{2}^{2}}{64}=1\). Tại thời điểm t nào đó, chất điểm M có li độ \({{x}_{1}}=-3\sqrt{2}\,cm\) và vận tốc \({{v}_{1}}=60\sqrt{2}\,cm/s\). Khi đó vận tốc tương đối giữa hai chất điểm có độ lớn bằng:

    • A.\({{v}_{2}}=20\sqrt{2}\,cm/s\)  
    • B.\({{v}_{2}}=233,4\,cm/s\) 
    • C.\({{v}_{2}}=140\sqrt{2}\,cm/s\)  
    • D.\({{v}_{2}}=53,7\,cm/s\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 134049

    Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp t1 = 1,625s và t2 = 2,375s; tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16cm/s. Ở thời điểm t = 0, vận tốc v0 (cm/s) và li độ x0 (cm) của vật thỏa mãn hệ thức:

    • A.\({{x}_{0}}{{v}_{0}}=12\pi \sqrt{3}\)   
    • B.\({{x}_{0}}{{v}_{0}}=-12\pi \sqrt{3}\)
    • C.\({{x}_{0}}{{v}_{0}}=4\pi \sqrt{3}\) 
    • D.\({{x}_{0}}{{v}_{0}}=-4\pi \sqrt{3}\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 134050

    Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí của M là 6 cm, của N là 8 cm. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỷ số động năng của M  và động năng của N là

    • A.9/16 
    • B.3/4  
    • C.16/9 
    • D.4/3
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 134051

    Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A, B cùng pha và cách nhau 6cm, bước sóng λ = 1cm. Xét hai điểm C, D trên mặt nước tạo thành hình vuông ABCD. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên CD là:

    • A.
    • B.8
    • C.10 
    • D.6
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 134052

    Trên sợi dây nằm ngang đang có sóng dừng ổn định, biên độ dao động của bụng sóng là 2a. Trên dây, cho M, N, P theo thứ tự là ba điểm liên tiếp dao động với cùng biên độ a, cùng pha. Biết MN – NP = 8cm, vận tốc truyền sóng là v = 120cm/s. Tần số dao động của nguồn là

    • A.2,5Hz 
    • B.5Hz
    • C.8Hz  
    • D.9Hz
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 134053

    Cho đoạn mạch RLC nối tiếp, R thay đổi được, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch u =60\(\sqrt{2}\(cos100πt (V). Khi R1 = 9Ω hoặc R2 = 16Ω thì công suất trong mạch như nhau. Hỏi với giá trị nào của R thì công suất mạch cực đại, giá trị cực đại đó?

    • A.10Ω; 150W  
    • B.10Ω; 100W  
    • C.12Ω; 100W 
    • D.12Ω; 150W
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 134054

    Điện áp xoay chiều giữa hai đầu một đoạn mạch biến đổi điều hòa theo thời gian được mô tả bằng đồ thị hình dưới đây. Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch này là

    • A.\(u=200\cos \left( 100\pi t-\frac{2\pi }{3} \right)\)   
    • B.\(u=200\cos \left( 100\pi t+\frac{2\pi }{3} \right)\)
    • C.\(u=200\cos \left( 100\pi t-\frac{5\pi }{6} \right)\) 
    • D.\(u=200\cos \left( 100\pi t+\frac{5\pi }{6} \right)\)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 134055

    Người ta cần tải đi một công suất 1 MW từ nhà máy điện về nơi tiêu thụ. Dùng hai công tơ điện đặt ở biến áp tăng thế ở đầu nơi tiêu thụ thì thấy số chỉ chênh lệch mỗi ngày đêm là 216 kWh. Hiệu suất truyền tải điện là

    • A.90%    
    • B.10% 
    • C.99,1 %  
    • D.81 %
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 134056

    Đặt điện áp \(u=150\sqrt{2}\cos 100\pi t\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chứa điện trở thuần R không đổi, đoạn mạch MB chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được mắc nối tiếp. Ban đầu điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM bằng U1 và điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn MB là U2. Thay đổi điện dung C của tụ điện đến một giá trị xác định thì thấy điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn MB bằng \(2\sqrt{2}{{U}_{2}}\) và cường độ dòng điện trong mạch trước và sau khi thay đổi C lệch pha nhau 0,5π. Giá trị của U1 bằng

    • A.\(50\sqrt{2}V\)  
    • B.\(100\sqrt{2}V\)  
    • C.\(110\sqrt{2}V\) 
    • D.\(200\sqrt{2}V\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 134057

    Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng người ta sử dụng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là \({{\lambda }_{1}}=0,48\mu m\) ; \({{\lambda }_{2}}=0,64\mu m\) và \({{\lambda }_{3}}=0,72\mu m\). Số vân sáng đơn sắc quan sát được ở giữa hai vân sáng gần nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm là

    • A.26. 
    • B.21.   
    • C.16.  
    • D.23.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 134058

    Trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kỳ bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều xạ là 10 phút. Hỏi sau hai năm thời gian cho 1 liều xạ là bao nhiêu phút

    • A.14 
    • B.10 
    • C.20
    • D.7
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 134059

    Dùng một hạt α có động năng 4 MeV bắn vào hạt nhân \(_{13}^{27}Al\) đang đứng yên gây ra phản ứng: \(\alpha +_{13}^{27}Al\to _{0}^{1}n+_{15}^{30}P\). Phản ứng này thu năng lượng là 1,2 MeV. Hạt nơtron bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α. Coi khối lượng của

     các hạt nhân bằng số khối (tính theo đơn vị u). Hạt \(_{15}^{30}P\) bay theo phương hợp với phương bay tới của hạt α một góc xấp xỉ bằng:

    • A.\({{20}^{0}}\)  
    • B.\({{10}^{0}}\)  
    • C.\({{40}^{0}}\)   
    • D.\({{30}^{0}}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?