Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Hưng Phú

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 136580

    Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) trong đó A và ω là các hằng số dương, φ là một hằng số. Đại lượng A được gọi là

    • A.tần số góc. 
    • B.pha ban đầu. 
    • C.biên độ.
    • D.li độ.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 136581

    Vật dao động tắt dần có đại lượng nào sau đây luôn giảm dần theo thời gian?

    • A.Vận tốc.
    • B.Li độ.
    • C.Cơ năng.
    • D.Gia tốc.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 136582

    Hai âm cùng trầm như nhau là hai âm có cùng

    • A.cường độ âm.
    • B.tần số.
    • C.biên độ.
    • D.mức cường độ âm.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 136584

    Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là

    • A.tốc độ truyền sóng. 
    • B.bước sóng. 
    • C.chu kì sóng.
    • D.độ lệch pha.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 136586

    Điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\)mV có giá trị hiệu dụng bằng

    • A.200 mV.
    • B.\(200\sqrt 2 mV\)
    • C.100 mV.
    • D.100π mV.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 136588

    Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) ( U>0, ω>0) vào hai đầu tụ điện có điện dung C. Dung kháng của tụ điện này bằng

    • A.C.ω 
    • B.1/ C.ω. 
    • C.U.C.ω.
    • D.U/ C.ω.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 136590

    Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

    • A.Mạch khuếch đại. 
    • B.Loa.
    • C.Micrô.  
    • D.Anten phát.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 136592

    Chiết suất của nước có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào trong bốn ánh sáng đơn sắc: tím, đỏ, vàng, lục?

    • A.Tím. 
    • B.Đỏ. 
    • C.Vàng. 
    • D.Lục.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 136594

    Khi nói về tia , phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Tia X là dòng hạt mang điện âm. 
    • B.Tia X có bản chất là sóng điện từ.
    • C.Tia X không có khả năng đâm xuyên. 
    • D.Tia X không truyền được trong chân không.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 136596

    Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt photon, các ánh sáng có cùng tần số thì photon của ánh sáng đó có năng lượng

    • A.bằng nhau.
    • B.khác nhau.
    • C.có thể bằng nhau hoặc khác nhau. 
    • D.phụ thuộc vào tốc độ của photon.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 136598

    Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có cùng

    • A.số nơtron.
    • B.số proton. 
    • C.số nuclôn.
    • D.khối lượng.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 136601

    Số nucleon có trong hạt nhân \(_{79}^{197}Au\)  

    • A.197.
    • B.276. 
    • C.118. 
    • D.79.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 136605

    Cường độ điện trường do điện tích điểm 10-9 C ở trong chân không gây ra tại điểm cách nó một đoạn 3 cm là

    • A.1 V/m.
    • B.10000 V/m.
    • C.3 V/m.
    • D.300 V/m.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 136607

    Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ trong thuỷ tinh có chiết suất √2 đến gặp mặt phân cách với không khí với góc tới i. Để không có tia sáng ló ra không khí thì góc tới i phải thoả mãn

    • A.i <45o
    • B.i < 35o
    • C.i > 45o
    • D.i > 35o
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 136609

    Cơ năng của con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa với biên độ 10 cm là

    • A.5000 J.
    • B.0,5 J.
    • C.1 J.
    • D.10000 J.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 136611

    Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nặng có khối lượng 250 g. Tác dụng vào vật một lực cưỡng bức có phương của trục lò xo và có cường độ F. Bỏ qua ma sát và lực cản của không khí. Sau một thời gian, dao động của vật đạt ổn định và là dao động điều hoà. Với t tính bằng giây, trường hợp nào sau đây về giá trị của F thì con lắc dao động với biên độ lớn hơn các trường hợp còn lại?

    • A.F = 5cos(10t) N.
    • B.F = 10cos(10t) N.
    • C.F = 10cos(20t) N.
    • D.F = 5cos(20t) N.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 136613

    Chẩn đoán siêu âm ở tần số 4,50 MHz với tốc độ truyền âm trong mô cỡ 1500 m/s thì bước sóng của sóng siêu âm truyền trong mô là

    • A.333 m.
    • B.0,33 mm.
    • C.0,33 m.
    • D.3,3 mm.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 136615

    Đặt điện áp  \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\)V vào hai đầu một điện trở thuần 100 Ω. Công suất tiêu thụ của điện trở bằng

    • A.800 W.
    • B.300 W.
    • C.200 W.
    • D.400 W.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 136617

    Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha là nam châm có 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Khi rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là

    • A.100 Hz.
    • B.60 Hz.
    • C.50 Hz.
    • D.120 Hz.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 136619

    Trong một mạch dao động LC lí tưởng gồm một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với một tụ điện đang có dao động điện từ tự do. Cường độ của dòng điện chạy trong mạch phụ thuộc vào thời gian t như đồ thị ở hình vẽ. Điện tích cực đại của một bản tụ điện bằng

    • A.10C.
    • B.2.10C.
    • C.i(mA) C.
    • D.t (ms) C.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 136621

    Một máy biến áp có tỉ số số vòng dây cuộn thứ cấp với số vòng dây cuộn sơ cấp là 2. Khi đặt vào hai đầu sơ cấp một điện áp xoay chiều U thì điện áp hai đầu thứ cấp để hở là

    • A.2U.
    • B.4U.
    • C.U/3.
    • D.U/2.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 136623

    Công thoát của electron khỏi đồng là 6,625.10-34J. Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s, hằng số P – lăng là 6,625.10-34J Js. Giới hạn quang điện của đồng là

    • A.0,40 μm. 
    • B.0,60 μm.
    • C.0,30 μm.
    • D.0,90 μm.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 136625

    Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng –0,85 eV sang trạng thái dừng có năng lượng ‒13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng là

    • A.0,85 eV.
    • B.12,75 eV.
    • C.14,48 eV.
    • D.13,6 eV.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 136627

    Cho năng lượng liên kết của hạt nhân \(_2^4He\) là 28,3 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đó bằng

    • A.14,15 MeV/nucleon.
    • B.14,15 MeV/nucleon.
    • C.7,075 MeV/nucleon.
    • D.4,72 MeV/nucleon.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 136629

    Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số 2 Hz, cùng biên độ 5 cm và lệch pha nhau góc π/2 rad. Tốc độ của vật tại thời điểm động năng cực đại là

    • A.10π cm/s. 
    • B.20π cm/s.
    • C.20π√ 2 cm/s. 
    • D.10π√ 2 cm/s.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 136631

    Trong thí nghiệm Y ‒ âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,6 µm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm  trên màn cách vẫn sáng trung tâm 5,4 mm có vân sáng bậc

    • A.2.
    • B.3.
    • C.4.
    • D.6.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 136633

    Natri \(_{11}^{24}Na\) là chất phóng xạ ß- với chu kì bán rã 15 h. Ban đầu có một mẫu \(_{11}^{24}Na\) nguyên chất gồm m0 g. Khối lượng \(_{11}^{24}Na\) còn lại sau khoảng thời gian 30 h kể từ thời điểm ban đầu là

    • A.mo/4. 
    • B.3m0/4.
    • C.m0/2.
    • D.m0/6.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 136635

    Trong mạch dao động  lí tưởng thì điện áp trên tụ điện và điện tích trên bản tụ là hai dao động

    • A.cùng pha nhau.
    • B.ngược pha nhau.
    • C.vuông pha nhau.
    • D.lệch pha bất kì.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 136637

    Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh rõ nét A’B’ hứng được trên màn  đặt song song với vật AB. Biết ảnh cao bằng nửa vật và màn cách vật một đoạn 90 cm. Tiêu cự của thấu kính này có giá trị gần nhất với

    • A.17 cm.
    • B.26 cm.
    • C.22 cm. 
    • D.31 cm.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 136639

    Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 mm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là 2,5m, bề rộng của miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là

    • A.21 vân. 
    • B.15 vân.
    • C.17 vân.
    • D.19 vân.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 136641

    Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo chiều dương của trục Ox. Biết sóng điện từ này có thành phần điện trường E và thành phần từ trường B tại mỗi điểm dao động điều hoà theo thời gian  với biên độ lần lượt là E0 và B0. Phương trình dao động của điện trường tại gốc O của trục Ox là  (ttính bằng s). Lấy c = 3.108 m/s. Trên trục Ox, tại vị trí có hoành độ x= 100m, lúc t =10-6 s, cảm ứng từ tại vị trí này có giá trị bằng

    • A.√3B0/2.
    • B.- √3B0/2.  
    • C.B0/2. 
    • D.-B0/2.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 136644

    Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên.

    Nguồn điện có suất điện động ꜫ = 6V và điện trở trong r = 1 Ω. Giá trị của các điện trở là R1 = 1Ω, R2 = 2Ω, R3 = 3Ω. Ampe kế A có điện trở không đáng kể, vôn kế V có điện trở rất lớn. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Số chỉ của ampe kế và vôn kế lần lượt là

    • A.3,0 A; 4,5 V.
    • B.3,0 A; 3,0 V.
    • C.1,5 A; 4,5 V.
    • D.1,5 A; 3,0 V.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 136645

    Một nhà máy điện có công suất không đổi. Để giảm hao phí người ta tăng áp trước khi truyền tải điện đi xa bằng máy biến áp lí tưởng có tỉ số giữa số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp là k. Khi k = 10 thì hiệu suất truyền tải là 85%. Xem hệ số công suất của mạch truyền tải luôn bằng 1, điện trở của đường dây được giữ không đổi. Để hiệu suất truyền tải là 90% thì giá trị của k là

    • A.13,75.   
    • B.13,00. 
    • C.12,25. 
    • D.11,50.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 136647

    Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\), với  không đổi, vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM chứa điện trở thuần 300 Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch MB chứa cuộn dây có điện trở 100 Ω và có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp uMB ở hai đầu cuộn dây lệch pha cực đại so với điện áp u thì khi đó công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch MB là

    • A.100 W.
    • B.80 W.
    • C.20 W.
    • D.60 W.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 136650

    Đặt điện áp (U0, ω và φ không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, dụng cụ X và tụ điện có điện dung C. Gọi M là điểm nối giữa cuộn dây và X, N là điểm nối giữa X và tụ điện. Biết ω2LC=3 và V,\({u_{AN}} = 60\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)V;{u_{MB}} = 120\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)(V)\) V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MN gần giá trị nào nhất sau đây?

    • A.100 V.
    • B.141 V.   
    • C.85 V.
    • D.71 V.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 136652

    Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt là 4 cm, 6 cm và 38 cm. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở thời điểm t1 (nét đứt) và thời điểm  (nét liền). Tại thời điểm t1, li độ của phần tử dây ở  bằng biên độ của phần tử dây ở M và tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s. Tại thời điểm t2, vận tốc của phần tử dây ở P là

    • A. 20 √3 cm/s.
    • B. 60 cm/s.
    • C.-20 √3 cm/s
    • D.–60 cm/s.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 136654

    Trên mặt nước rộng, một nguồn sóng điểm đặt tại O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo ra sóng cơ lan truyền trên mặt nước với bước sóng 1 cm. Xét tam giác đều thuộc mặt nước với độ dài mỗi cạnh là 23 cm và trọng tâm là O. Trên mỗi cạnh của tam giác này số phần tử nước dao động cùng pha với nguồn là

    • A.6.
    • B.3.
    • C.2.
    • D.4.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 136655

    Hai con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của hai dao động đều nằm trên một đường thẳng qua O và vuông góc với Ox. Đồ thị (1), (2) lần lượt biểu diễn mối liên hệ giữa lực kéo về Fkv và li độ x của con lắc 1 và con lắc 2. Biết tại thời điểm t, hai con lắc có cùng li độ và đúng bằng biên độ của con lắc 2, tại thời điểm t1 ngay sau đó, khoảng cách của hai vật theo phương Ox là lớn nhất. Động năng của con lắc 2 tại thời điểm t1

    • A.15 mJ.
    • B.10 mJ.
    • C.3,75 mJ.
    • D.11,25 mJ.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 136658

    Trên mặt nước, tại hai điểm A,B  có hai nguồn dao động cùng pha nhau theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng kết hợp có cùng bước sóng λ. Biết AB = 5,4λ. Gọi (C) là đường tròn nằm ở mặt nước có đường kính AB. Số vị trí bên trong (C) mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại và ngược pha với nguồn là

    • A.16. 
    • B. 18.
    • C. 20. 
    • D.14.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 136661

    Một con lắc lò xo nằm ngang, vật có khối lượng m = 100g chuyển động không ma sát dọc theo trục của một lò xo cứng k = 25 N/m. Khi vật đang đứng yên tại vị trí lò xo không biến dạng thì bắt đầu tác dụng lực F có hướng và độ lớn không thay đổi, bằng 1 N lên vật như hình vẽ. Sau khoảng thời gian ∆t thì ngừng tác dụng lực. Biết rằng sau đó vật dao động với tốc độ cực đại bằng 20√30 cm/s. Nếu tăng gấp đôi thời gian tác dụng lực thì vận tốc cực đại sau khi ngừng tác dụng lực là

    • A.60 √10 cm/s.
    • B.20 √30 cm/s.
    • C.40 √15 cm/s.
    • D.40 √30 cm/s.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?