Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 106717
Trong các phương trình dưới đây, phương trình nào có tập nghiệm là: \(x=\frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z}.\)
- A.\(\sin x=1\)
- B.\(\cos x=0\)
- C.\(\sin x=0\)
- D.\(\cos x=1\)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 106718
Đồ thị hàm số \(y=\frac{x-2}{x+4}\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng
- A.0
- B.2
- C.\(\frac{1}{2}.\)
- D.\(-\frac{1}{2}.\)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 106719
Cho hình chóp tứ giác có đáy là hình vuông cạnh \(a,\) khi cạnh đáy của hình chóp giảm đi 3 lần và vẫn giữ nguyên chiều cao thì thể tích của khối chóp giảm đi mấy lần:
- A.6
- B.9
- C.27
- D.3
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 106720
Chọn kết quả sai trong các kết quả dưới đây:
- A.\(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,x={{x}_{0}}\)
- B.\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,{{x}^{5}}=-\infty \)
- C.\(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2}{{{x}^{2}}}=+\infty \)
- D.\(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,c=c\)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 106721
Hàm số \(y=\sqrt{2x-{{x}^{2}}}\) nghịch biến trên khoảng:
- A.\(\left( 0;1 \right)\)
- B.\(\left( 1;+\infty \right)\)
- C.\(\left( 0;2 \right)\)
- D.\(\left( 1;2 \right)\)
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 106722
Tính đạo hàm của hàm số \(y={{x}^{2}}+1\)
- A.\(y'=2x\)
- B.\(y'=2x+1\)
- C.\(y'=3x\)
- D.\(y'=2{{x}^{2}}\)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 106723
Tính đạo hàm của hàm số \(y=\sin x+\cot x\)
- A.\(y'=-\cos x+\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\)
- B.\(y'=\cos x+\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\)
- C.\(y'=-\cos x-\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\)
- D.\(y'=\cos x-\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 106724
Thể tích của khối chóp có diện tích đáy bằng B, chiều cao bằng h là
- A.\(V=\frac{1}{2}Bh\)
- B.\(V=\frac{1}{6}Bh\)
- C.\(V=\frac{1}{3}Bh\)
- D.\(V=Bh\)
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 106725
Cho khối lăng trụ có thể tích là V, diện tích đáy là B, chiều cao là h. Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A.\(V=\sqrt{Bh}\)
- B.\(V=Bh\)
- C.\(V=3Bh\)
- D.\(V=\frac{1}{3}Bh\)
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 106726
Xét phép thử T: “Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất” và biến cố A liên quan đến phép thử: “Mặt lẻ chấm xuất hiện”. Chọn khẳng định sai trong những khẳng định dưới đây:
- A.\(P\left( A \right)=\frac{1}{2}\)
- B.\(P\left( A \right)=3\)
- C.\(n\left( \Omega \right)=6\)
- D.\(n\left( A \right)=3\)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 106727
Cho hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;2 \right).\)
- B.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;0 \right).\)
- C.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 2;+\infty \right).\)
- D.Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( 0;2 \right).\)
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 106728
Giá trị lớn nhất của hàm số \(y=2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+{{10}^{2020}}\) trên đoạn \(\left[ -1;1 \right]\) là:
- A.\(-5+{{10}^{2020}}\)
- B.\(-1+{{10}^{2020}}\)
- C.\({{10}^{2020}}\)
- D.\(1+{{10}^{2020}}\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 106729
Hàm số \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}+3\) có giá trị cực tiểu là
- A.0
- B.3
- C.4
- D.1
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 106731
Cho khối chóp có thể tích là V, khi diện tích của đa giác đáy giảm đi ba lần thì thể tích của khối chóp bằng bao nhiêu.
- A.\(\frac{V}{3}\)
- B.\(\frac{V}{9}\)
- C.\(\frac{V}{27}\)
- D.\(\frac{V}{6}\)
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 106733
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng xét dấu của \(f'\left( x \right)\) như sau:
Số điểm cực trị của hàm số đã cho là
- A.2
- B.3
- C.0
- D.1
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 106734
Hàm số nào sau đây đồng biến trên \(\mathbb{R}?\)
- A.\(y=\frac{3x-1}{x+1}\)
- B.\(y=x+\frac{1}{x}\)
- C.\(y={{x}^{3}}-{{x}^{2}}+x-1\)
- D.\(y={{x}^{3}}-3x\)
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 106736
Một lớp học có 40 học sinh, chọn 2 bạn tham gia đội “Thanh niên tình nguyện” của trường, biết rằng bạn nào trong lớp cũng có khả năng để tham gia đội này. Số cách chọn là:
- A.40
- B.\({{P}_{2}}\)
- C.\(A_{40}^{2}\)
- D.\(C_{40}^{2}\)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 106738
Mệnh đề nào sau đây sai:
- A.Hai khối hộp chữ nhật có diện tích toàn phần bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
- B.Hai khối lăng trụ có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
- C.Hai khối lập phương có diện tích toàn phần bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
- D.Hai khối chóp có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 106740
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên dưới.
Khi đó
- A.Hàm số không liên tục tại \(x=0\)
- B.Hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\)
- C.Hàm số liên tục trên \(\left( 0;3 \right).\)
- D.Hàm số gián đoạn tại \(x=\frac{1}{2}\)
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 106742
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình bên dưới
Hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đường tiệm cận đứng là?
- A.\(y=3\)
- B.\(x=1\)
- C.\(x=-2\)
- D.\(x=3\)
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 106744
Số hạng chứa \({{x}^{15}}{{y}^{9}}\) trong khai triển nhị thức \({{\left( xy-{{x}^{2}} \right)}^{12}}\) là:
- A.\(C_{12}^{3}{{x}^{15}}{{y}^{9}}\)
- B.\(-C_{12}^{3}\)
- C.\(C_{12}^{9}{{x}^{15}}{{y}^{9}}\)
- D.\(-C_{12}^{3}{{x}^{15}}{{y}^{9}}\)
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 106746
Cho khối chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B,AB=a,AC=a\sqrt{3},\) \(SB=a\sqrt{5},SA\bot \left( ABC \right).\) Tính thể tích khối chóp \(S.ABC.\)
- A.\(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}\)
- B.\(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6}\)
- C.\(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{4}\)
- D.\(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{6}\)
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 106748
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(AB=a,AD=a\sqrt{2},\) đường thẳng \(SA\) vuông góc với \(mp\left( ABCD \right).\) Góc giữa \(SC\) và \(mp\left( ABCD \right)\) bằng \({{60}^{0}}.\) Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\)
- A.\(\sqrt{2}{{a}^{3}}\)
- B.\(\sqrt{6}{{a}^{3}}\)
- C.\(3{{a}^{3}}\)
- D.\(3\sqrt{2}{{a}^{3}}\)
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 106750
Cho hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}\left( m+3 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}x+1.\) Có bao nhiêu số thực \(m\) để hàm số đạt cực trị tại \(x=1?\)
- A.0
- B.3
- C.2
- D.1
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 106752
Cho hàm số \(y=\frac{mx-8}{2x-m}.\) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định
- A.\(m>-4\)
- B.\(m<8\)
- C.\(-4<m<4\)
- D.\(m<4\)
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 106754
Một vật có phương trình chuyển động \(S\left( t \right)=4,9{{t}^{2}};\) trong đó t tính bằng (s), S(t) tính bắng mét (m). Vận tốc của vật tại thời điểm \(t=6s\) bằng
- A.\(10,6m/s\)
- B.\(58,8m/s\)
- C.\(29,4m/s\)
- D.\(176,4m/s\)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 106756
Cho hình chóp có đáy là tam giác đều cạnh bằng 2, chiều cao của khối chóp bằng 4. Tính thể tích của khối chóp.
- A.\(\frac{4\sqrt{3}}{3}\)
- B.\(2\sqrt{3}\)
- C.2
- D.4
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 106758
Cho tứ giác \(ABCD\) biết số đo của 4 góc của tứ giác lập thành cấp số cộng và có 1 góc có số đo bằng \({{30}^{0}},\) góc có số đo lớn nhất trong 4 góc của tứ giác này là:
- A.\({{150}^{0}}\)
- B.\({{120}^{0}}\)
- C.\({{135}^{0}}\)
- D.\({{160}^{0}}\)
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 106760
Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có \(BB'=a,\) đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B,AB=a.\) Tính thể tích của khối lăng trụ.
- A.\(\frac{{{a}^{3}}}{3}\)
- B.\({{a}^{3}}\)
- C.\(\frac{{{a}^{3}}}{2}\)
- D.\(\frac{{{a}^{3}}}{6}\)
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 106762
Tính thể tích khối tứ diện đều có cạnh bằng 2.
- A.\(2\sqrt{3}\)
- B.\(\frac{4\sqrt{2}}{3}\)
- C.\(\sqrt{2}\)
- D.\(\frac{2\sqrt{2}}{3}\)
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 106764
Cho hàm số \(y=\left| x+\sqrt{16-{{x}^{2}}} \right|+a\) có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là \(m,M,\) Biết \(m+M={{a}^{2}}.\) Tìm tích \(P\) tất cả giá trị \(a\) thỏa mãn đề bài.
- A.\(P=-4\)
- B.\(P=-8\)
- C.\(P=-4\sqrt{2}\)
- D.\(P=-4\sqrt{2}-4\)
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 106766
Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có \(SA=AB=a.\) Góc giữa \(SA\) và \(CD\) là
- A.\({{60}^{0}}.\)
- B.\({{45}^{0}}.\)
- C.\({{30}^{0}}.\)
- D.\({{90}^{0}}.\)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 106768
Tính giới hạn \(I=\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{3{{x}^{2}}-2}{x-2}\)
- A.\(I=0\)
- B.\(I=-\infty \)
- C.\(I\) không xác định
- D.\(I=+\infty \)
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 106770
Cho hàm số \(y=-{{x}^{4}}+\left( {{m}^{2}}-m \right){{x}^{2}}.\) Tìm \(m\) để hàm số có đúng một cực trị.
- A.\(m\in \left( -\infty ;0 \right]\cup \left[ 1;+\infty \right)\)
- B.\(m\in \left( -\infty ;0 \right)\cup \left( 1;+\infty \right)\)
- C.\(m\in \left[ 0;1 \right]\)
- D.\(m\in \left( 0;1 \right)\)
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 106772
Đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}-3x+2}{{{x}^{3}}-x}\) có mấy đường tiệm cận?
- A.5
- B.3
- C.2
- D.4
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 106774
Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(a.\) Gọi \(M;N\) lần lượt là trung điểm của \(SA\) và \(BC.\) Biết góc giữa \(MN\) và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng \({{60}^{0}}.\) Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BC\) và \(DM\) là:
- A.\(a\sqrt{\frac{15}{17}}\)
- B.\(a\sqrt{\frac{15}{62}}\)
- C.\(a\sqrt{\frac{30}{31}}\)
- D.\(a\sqrt{\frac{15}{68}}\)
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 106776
Tìm số hạng không chứa \(x\) trong khai triển \({{\left( x-\frac{2}{x} \right)}^{n}},n\in {{\mathbb{N}}^{*}}\) biết \(C_{n}^{1}-2.2.C_{n}^{2}+{{3.2}^{2}}.C_{n}^{3}-{{4.2}^{3}}.C_{n}^{4}+{{5.2}^{4}}C_{n}^{5}+...+{{\left( -1 \right)}^{n}}.n{{.2}^{n-1}}C_{n}^{n}=-2022\)
- A.\(-C_{2021}^{1009}{{2}^{1009}}\)
- B.\(-C_{2018}^{1009}{{2}^{1009}}\)
- C.\(C_{2020}^{1010}{{2}^{1010}}\)
- D.\(-C_{2022}^{1011}{{2}^{1011}}\)
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 106778
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có \(ABCD\) là hình chữ nhật. Biết \(AB=a\sqrt{2},AD=2a,SA\bot \left( ABCD \right)\) và \(SA=a\sqrt{2}.\) Góc giữa hai đường thẳng \(SC\) và \(AB\) bằng
- A.\({{45}^{0}}\)
- B.\({{60}^{0}}\)
- C.\({{30}^{0}}.\)
- D.\({{90}^{0}}.\)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 106780
Cho hàm số \(f\left( x \right)=\left| 3{{x}^{3}}-9{{x}^{2}}+12x+m+2 \right|.\) Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\in \left[ -20;30 \right]\) sao cho với mọi số thực \(a,b,c\in \left[ 1;3 \right]\) thì \(f\left( a \right),f\left( b \right),f\left( c \right)\) là độ dài ba cạnh của một tam giác.
- A.30
- B.37
- C.8
- D.14
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 106782
Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(AB=AC=5a;BC=6a.\) Các mặt bên tạo với đáy góc \({{60}^{0}}.\) Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\)
- A.\(6{{a}^{3}}\sqrt{3}\)
- B.\(12{{a}^{2}}\sqrt{3}\)
- C.\(18{{a}^{3}}\sqrt{3}\)
- D.\(2{{a}^{3}}\sqrt{3}\)
-
Câu 41:
Mã câu hỏi: 106784
Cho hàm số \(f\left( x \right).\) Hàm số \(y=f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên dưới
Hàm số \(g\left( x \right)=f\left( 1-2x \right)+{{x}^{2}}-x\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
- A.\(\left( 2;3 \right)\)
- B.\(\left( \frac{1}{2};1 \right)\)
- C.\(\left( 0;\frac{3}{2} \right)\)
- D.\(\left( -2;-1 \right)\)
-
Câu 42:
Mã câu hỏi: 106786
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên tập R và biết \(y=f'\left( x \right)\) có đồ thị là đường cong trong hình bên dưới
Số điểm cực tiểu của hàm số \(h\left( x \right)=f\left( x \right)-\frac{3}{2}x\) là
- A.4
- B.1
- C.3
- D.2
-
Câu 43:
Mã câu hỏi: 106788
Cho biết đồ thị hàm số \(y={{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}-2{{m}^{2}}+{{m}^{4}}\) có 3 điểm cực trị \(A,B,C\) cùng với điểm \(D\left( 0;-3 \right)\) là 4 đỉnh của một hình thoi. Gọi \(S\) là tổng các giá trị \(m\) thỏa mãn đề bài thì \(S\) thuộc khoảng nào sau đây
- A.\(S\in \left( 2;4 \right)\)
- B.\(S\in \left( \frac{9}{2};6 \right)\)
- C.\(S\in \left( 1;\frac{5}{2} \right)\)
- D.\(S=\left( 0;\frac{5}{2} \right)\)
-
Câu 44:
Mã câu hỏi: 106790
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình chữ nhật, \(AB=\sqrt{3},AD=\sqrt{7}.\) Hai mặt bên \(\left( ABB'A' \right)\) và \(\left( ADD'A' \right)\) lần lượt tạo với đáy góc \({{45}^{0}}\) và \({{60}^{0}},\) biết cạnh bên bằng 1. Tính thể tích khối hộp.
- A.\(\sqrt{3}\)
- B.\(\frac{3\sqrt{3}}{4}\)
- C.\(\frac{3}{4}\)
- D.3
-
Câu 45:
Mã câu hỏi: 106792
Cho \(f\left( x \right)=\sqrt{{{x}^{2}}-2x+4}-\frac{1}{2}x+2020\) và \(h\left( x \right)=f\left( 3\sin x \right).\) Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ \frac{\pi }{6};6\pi \right]\) của phương trình \(h'\left( x \right)=0\) là
- A.12
- B.10
- C.11
- D.18
-
Câu 46:
Mã câu hỏi: 106794
Cho hàm số \(f\left( x \right).\) Hàm số \(y=f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên dưới.
Hàm số \(g\left( x \right)=f\left( 3-4x \right)-8{{x}^{2}}+12x+2020\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
- A.\(\left( -\frac{1}{4};\frac{3}{4} \right)\)
- B.\(\left( \frac{-1}{4};\frac{1}{4} \right)\)
- C.\(\left( \frac{5}{4};+\infty \right)\)
- D.\(\left( \frac{1}{4};\frac{5}{4} \right)\)
-
Câu 47:
Mã câu hỏi: 106796
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ.
Trong đoạn \(\left[ -20;20 \right]\), có bao nhiêu số nguyên \(m\) để hàm số \(y=\left| 10f\left( x-m \right)-\frac{11}{3}{{m}^{2}}+\frac{37}{3}m \right|\) có 3 điểm cực trị?
- A.40
- B.34
- C.36
- D.32
-
Câu 48:
Mã câu hỏi: 106798
Cho tứ diện đều \(ABCD\) có cạnh bằng 1, gọi \(M\) là trung điểm \(AD\) và \(N\) trên cạnh \(BC\) sao cho \(BN=2NC.\) Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(MN\) và \(CD\) là
- A.\(\frac{\sqrt{6}}{3}\)
- B.\(\frac{\sqrt{6}}{9}\)
- C.\(\frac{2\sqrt{2}}{9}\)
- D.\(\frac{\sqrt{2}}{9}\)
-
Câu 49:
Mã câu hỏi: 106800
Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có \(SA=x\) và tất cả các cạnh còn lại đều bằng 1. Khi thể tích khối chóp \(S.ABCD\) đạt giá trị lớn nhất thì \(x\) nhận giá trị nào sau đây?
- A.\(x=\frac{\sqrt{35}}{7}\)
- B.x = 1
- C.\(x=\frac{9}{4}\)
- D.\(x=\frac{\sqrt{34}}{7}\)
-
Câu 50:
Mã câu hỏi: 106802
Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 5 học sinh lớp 12C thành một hàng ngang. Xác suất để trong 10 học sinh trên không có 2 học sinh cùng lớp đứng cạnh nhau bằng
- A.\(\frac{1}{42}\)
- B.\(\frac{11}{630}\)
- C.\(\frac{1}{126}\)
- D.\(\frac{1}{105}\)