Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thăng Long lần 3

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 105844

    Giả sử bạn muốn mua một áo sơ mi cỡ 39 hoặc cỡ 40. Áo cỡ 39 có 5 màu khác nhau, áo cỡ 40 có 4 màu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn (về màu áo và cỡ áo)?

    • A.9
    • B.5
    • C.4
    • D.1
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 105846

    Cho cấp số nhân \(\left( {{x}_{n}} \right)\) có \(\left\{ \begin{matrix} {{x}_{2}}-{{x}_{4}}+{{x}_{5}}=10 \\ {{x}_{3}}-{{x}_{5}}+{{x}_{6}}=20 \\ \end{matrix} \right..\) Tìm \({{x}_{1}}\) và công bội q.

    • A.\({{x}_{1}}=1,q=2\)
    • B.\({{x}_{1}}=-1,q=2\)
    • C.\({{x}_{1}}=-1,q=-2\)
    • D.\({{x}_{1}}=1,q=-2\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 105848

    Hàm số \(y=\frac{1}{2}{{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-3\) nghịch biến trên các khoảng nào ?

    • A.\(\left( 0\,;\,-\frac{\sqrt{3}}{2} \right)\) và \(\left( \frac{\sqrt{3}}{2}\,;\,+\infty  \right)\)
    • B.\(\left( -\sqrt{3}\,;\,0 \right)\) và \(\left( \sqrt{3}\,;\,+\infty  \right)\)
    • C.\(\left( -\infty \,;\,-\sqrt{3} \right)\) và \(\left( 0\,;\,\sqrt{3} \right)\)
    • D.\(\left( \sqrt{3}\,;\,+\infty  \right)\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 105850

    Đồ thị hàm số  y = x4 -3x2 + 2 có số điểm cực trị là

    • A.0
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 105852

    Đồ thị hàm số \(y=-2{{x}^{4}}+(m+3){{x}^{2}}+5\) có duy nhất một điểm cực trị khi và chỉ khi

    • A.\(m=0\).
    • B.\(m\le -3\).
    • C.\(m<-3\).
    • D.\(m>-3\).
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 105854

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0\) và \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

    • A.Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận đứng
    • B.Trục hoành và trục tung là hai tiệm cận của đồ thị hàm số đã cho
    • C.Đồ thị hàm số đã cho có một tiệm cận đứng là đường thẳng \(y=0\)
    • D.Hàm số đã cho có tập xác định là \(\text{D}=\left( 0,+\infty  \right)\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 105856

    Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

    • A.\(y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-2\).
    • B.\(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2\).
    • C.\(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-2\).
    • D.\(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2\).
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 105858

    Trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hàm số nào có bảng biến thiên sau?

    • A.\(y=\frac{x-1}{x-1}\).
    • B.\(y=\frac{-2x}{x-1}\).
    • C.\(y=\frac{1-2x}{x+1}\).
    • D.\(y=\frac{2x-1}{x+1}\).
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 105860

    Cho các mệnh đề sau:

    (I). Cơ số của logarit phải là số nguyên dương.

    (II). Chỉ số thực dương mới có logarit.

    (III). \(\ln \left( A+B \right)=\ln A+\ln B\) với mọi \(A>0,\text{ }B>0\).

    (IV) \({{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c.{{\log }_{c}}a=1\), với mọi \(a,\text{ }b,\text{ }c\in \mathbb{R}\).

    Số mệnh đề đúng là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 105863

    Tìm tập xác định \(\text{D}\) của hàm số \(y=\frac{1}{\sqrt{2-x}}+\ln \left( x-1 \right)\).

    • A.\(\text{D}=\mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\).
    • B.\(\text{D}=\left( 1;2 \right)\).
    • C.\(\text{D}=\left[ 0;+\infty  \right)\).
    • D.\(\text{D}=\left( -\infty ;1 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right)\).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 105864

    Tính giá trị của biểu thức \(P={{\log }_{a}}\left( a.\sqrt[3]{a\sqrt{a}} \right)\) với \(0<a\ne 1.\)

    • A.\(P=\frac{1}{3}\).
    • B.\(P=\frac{3}{2}\).
    • C.\(P=\frac{2}{3}\).
    • D.\(P=3\).
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 105866

    Tìm tập nghiệm \(S\) của phương trình \({{\left( \frac{2}{3} \right)}^{4x}}={{\left( \frac{3}{2} \right)}^{2x-6}}\)

    • A.\(S=\left\{ 1 \right\}.\)
    • B.\(S=\left\{ -1 \right\}.\)
    • C.\(S=\left\{ -1 \right\}.\)
    • D.\(S=\left\{ 3 \right\}.\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 105868

    Tìm tập nghiệm \(S\) của phương trình \({{\sqrt{2}}^{{{x}^{2}}+2x+3}}={{8}^{x}}.\)

    • A.\(S=\left\{ \text{1;3} \right\}.\)
    • B.\(S=\left\{ -1\text{;3} \right\}.\)
    • C.\(S=\left\{ -\text{3;}1 \right\}.\)
    • D.\(S=\left\{ -\text{3} \right\}.\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 105870

    Nguyên hàm của \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-{{x}^{2}}+2\sqrt{x}\) là:

    • A.\(\frac{1}{4}{{x}^{4}}-{{x}^{3}}+\frac{4}{3}\sqrt{{{x}^{3}}}+C\).
    • B.\(\frac{1}{4}{{x}^{4}}-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+\frac{4}{3}\sqrt{{{x}^{3}}}+C\).
    • C.\(\frac{1}{4}{{x}^{4}}-{{x}^{3}}+\frac{2}{3}\sqrt{{{x}^{3}}}+C\).
    • D.\(\frac{1}{4}{{x}^{4}}-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+\frac{2}{3}\sqrt{{{x}^{3}}}+C\).
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 105871

    Tìm nguyên hàm của hàm số\(f\left( x \right)={{x}^{3}}\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)\) ?

    • A.\({{x}^{4}}\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)-2{{x}^{2}}\).
    • B.\(\left( \frac{{{x}^{4}}-16}{4} \right)\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)-2{{x}^{2}}\).
    • C.\({{x}^{4}}\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)+2{{x}^{2}}\).
    • D.\(\left( \frac{{{x}^{4}}-16}{4} \right)\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)+2{{x}^{2}}\).
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 105872

    Tích phân \(I=\int\limits_{1}^{2}{2x.dx}\) có giá trị là:

    • A.I = 1
    • B.I = 2
    • C.I = 3
    • D.I = 4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 105873

    Giá trị của tích phân \(I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{x}{x+1}}dx=a\). Biểu thức \(P=2a-1\) có giá trị là:

    • A.\(P=1-\ln 2\)
    • B.\(P=2-2\ln 2\)
    • C.\(P=1-2\ln 2\)
    • D.\(P=2-\ln 2\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 105874

    Cho số phức \(z=-1+3i\). Phần thực và phần ảo của số phức \(w=2i-3\overline{z}\) lần lượt là:

    • A.-3 và -7 
    • B.3 và -11
    • C.3 và -7
    • D.3 và 11
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 105875

    Tìm số phức liên hợp của số phức \(z=i\left( 3i+3 \right)\).

    • A.\(\overline{z}=3-i\) 
    • B.\(\overline{z}=-3+i\) 
    • C.\(\overline{z}=3+i\) 
    • D.\(\overline{z}=-3-i\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 105876

    Cho số phức z thỏa mãn \(iz=2+i\). Khi đó phần thực và phần ảo của z

    • A.Phần thực bằng 1 và phần ảo bằng \(-2i\) 
    • B.Phần thực bằng 1 và phần ảo bằng 2i 
    • C.Phần thực bằng -1 và phần ảo bằng -2
    • D.Phần thực bằng 1 và phần ảo bằng -2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 105877

    Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\sqrt{2}.\) Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD.\) 

    • A.\(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{6}.\) 
    • B.\(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{4}.\) 
    • C.\(V={{a}^{3}}\sqrt{2}.\) 
    • D.\(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}.\) 
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 105878

    Cho tứ diện \(ABCD\) có các cạnh \(AB,\text{ }AC\) và \(AD\) đôi một vuông góc với nhau; \(AB=6a,\,\text{ }AC=7a\) và \(AD=4a.\) Gọi \(M,\text{ }N,\text{ }P\) tương ứng là trung điểm các cạnh \(BC,\text{ }\,CD,\,\text{ }BD.\) Tính thể tích \(V\) của tứ diện \(AMNP.\)

    • A.\(V=\frac{7}{2}{{a}^{3}}.\)
    • B.\(V=14{{a}^{3}}.\)
    • C.\(V=\frac{28}{3}{{a}^{3}}.\)
    • D.\(V=7{{a}^{3}}.\) 
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 105879

    Cho hình nón đỉnh \(S\) có bán kính đáy \(R=a\sqrt{2}\), góc ở đỉnh bằng \({{60}^{0}}\). Diện tích xung quanh của hình nón bằng:

    • A.\(4\pi {{a}^{2}}.\)
    • B.\(3\pi {{a}^{2}}.\) 
    • C.\(2\pi {{a}^{2}}.\)
    • D.\(\pi {{a}^{2}}.\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 105880

    Mặt phẳng đi qua trục hình trụ, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông cạnh bằng \(a\). Thể tích khối trụ bằng:

    • A.\(\pi {{a}^{3}}.\)
    • B.\(\frac{\pi {{a}^{3}}}{2}.\)
    • C.\(\frac{\pi {{a}^{3}}}{3}.\)
    • D.\(\frac{\pi {{a}^{3}}}{4}.\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 105881

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;2;1 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-2z-1=0.\) Gọi B là điểm đối xứng với A qua \(\left( P \right)\). Độ dài đoạn thẳng AB là

    • A.2
    • B.\(\frac{4}{3}\) 
    • C.\(\frac{2}{3}\) 
    • D.4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 105882

    Phương trình mặt câu tâm \(I\left( a,b,c \right)\) có bán kính \(R\) là:

    • A.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2ax+2by+2cz-{{R}^{2}}=0\)
    • B.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2ax+2by+2cz+d=0\)
    • C.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2ax+2by+2cz+d=0,\,\,\,d={{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{R}^{2}}\)
    • D.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2ax-2by-2cz+d=0,\,\,{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-d>0\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 105883

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 2;-3;-1 \right);B\left( 4;-1;2 \right)\). Phương trình mặt phẳng trung trực của AB là 

    • A.\(4x+4y+6z-7=0\)
    • B.\(2x+3y+3z-5=0\) 
    • C.\(4x-4y+6z-23=0\) 
    • D.\(2x-3y-z-9=0\) 
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 105884

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x-2y+z-5=0\). Điểm nào dưới đây thuộc \(\left( P \right)\)?

    • A.\(Q\left( 2;-1;-5 \right)\) 
    • B.\(P\left( 0;0;-5 \right)\) 
    • C.\(N\left( -5;0;0 \right)\)
    • D.\(M\left( 1;1;6 \right)\) 
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 105885

    Cho hàm số \(y=\frac{x+2}{x-1}\) có đồ thị (C). Chọn mệnh đề sai? 

    • A.Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;+\infty  \right)\).
    • B.\((C)\) có một tiệm cận ngang.
    • C.\((C)\) có tâm đối xứng là điểm \(I\left( 1;1 \right)\).
    • D.\((C)\) không có điểm chung với đường thẳng \(d:y=1\).
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 105886

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình sau:

              (I). Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;1 \right)\).

              (II). Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1;2 \right)\).

              (III). Hàm số có ba điểm cực trị.

              (IV). Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 2.

    Trong các mệnh đề đã cho có bao nhiêu mệnh đề đúng?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 105887

    Giải bất phương trình \({{\log }_{2}}\left( 3x-1 \right)>3\).

    • A.\(x>3\).
    • B.\(\frac{1}{3}<x<3\).
    • C.\(x<3\).
    • D.\(x>\frac{10}{3}\).
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 105888

    Hàm số\(f\left( x \right)\)liên tục trên \(\left[ 0;\pi  \right]\)  và : \(f(\pi -x)=f(x)\ \forall x\in [0;\pi ]\ ,\ \int\limits_{0}^{\pi }{f(x)dx}=\frac{\pi }{2}\) . Tính \(I=\int\limits_{0}^{\pi }{x.f(x)dx}\) 

    • A.\(I=\frac{\pi }{2}.\)
    • B.\(I=\frac{{{\pi }^{2}}}{2}.\)
    • C.\(I=\frac{\pi }{4}.\)
    • D.\(I=\frac{{{\pi }^{2}}}{4}.\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 105889

    Cho số phức z thỏa mãn \(\left( 1+3i \right)z+2i=-4\). Điểm nào sau đây là điểm biểu diễn của z trong các điểm M, N, P, Q ở hình bên?

    • A.Điểm M
    • B.Điểm N
    • C.Điểm P
    • D.Điểm Q
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 105890

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

    • A.Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau thì vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia
    • B.Một đường thẳng là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau nếu nó vuông góc với cả hai đường thẳng đó
    • C.Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau thì nằm trong mặt phẳng chứa đường thẳng này và vuông góc với đường thẳng kia
    • D.Một đường thẳng là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau nếu nó cắt cả hai đường thẳng đó.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 105891

    Mệnh đề nào sau đây có thể sai?

    • A.Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.
    • B.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song
    • C.Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song
    • D.Một đường thẳng và một mặt phẳng (không chứa đường thẳng đã cho) cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song nhau.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 105892

    Cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+4x-2y+6z-2=0\) và mặt phẳng \(\left( P \right):3x+2y+6z+1=0\). Gọi \(\left( C \right)\) là đường tròn giao tuyến của \(\left( P \right)\) và \(\left( S \right)\). Viết phương trình mặt cầu cầu \(\left( S' \right)\) chứa \(\left( C \right)\) và điểm \(M\left( 1,-2,1 \right).\)

    • A.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+5x-8y+12z-5=0\)
    • B.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-5x-8y+12z+5=0\)
    • C.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-5x+8y-12z+5=0\)
    • D.\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-5x-8y-12z-5=0\)
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 105893

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(A\left( 1;2;0 \right)\) và vuông góc với đường thẳng \(d:\frac{x-1}{2}=\frac{y}{1}=\frac{z+1}{-1}\).

    • A.\(x+2y-5=0\)
    • B.\(2x+y-z+4=0\) 
    • C.\(-2x-y+z-4=0\)
    • D.\(-2x-y+z+4=0\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 105894

    Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y=-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+1\).

    • A.\(y=x-1.\)
    • B.\(y=x+1.\)
    • C.\(y=-x+1.\)
    • D.\(y=-x-1.\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 105895

    Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để bất phương trình \(\log 5+\log \left( {{x}^{2}}+1 \right)\ge \log \left( m{{x}^{2}}+4x+m \right)\) đúng với mọi \(x\)?

    • A.0
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 105896

    Giả sử \(\int\limits_{1}^{2}{\left( 2x-1 \right)\ln x\text{d}x}=a\ln 2+b\), \(\left( a;b\in \mathbb{Q} \right)\). Tính \(a+b\).

    • A.\(\frac{5}{2}\).
    • B.2
    • C.1
    • D.\(\frac{3}{2}\).
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 105897

    Cho các số phức a, b, c, z thỏa mãn \(a{{z}^{2}}+bz+c=0\), \(\left( a\ne 0 \right)\). Gọi \({{z}_{1}}\) và \({{z}_{2}}\) lần lượt là hai nghiệm của phương trình đã cho. Tính giá trị của biểu thức \(P={{\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|}^{2}}+{{\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|}^{2}}-2{{\left( \left| {{z}_{1}} \right|-\left| {{z}_{2}} \right| \right)}^{2}}\)

    • A.\(P=2\left| \frac{c}{a} \right|\) 
    • B.\(P=4\left| \frac{c}{a} \right|\)
    • C.\(P=\left| \frac{c}{a} \right|\)
    • D.\(P=\frac{1}{2}.\left| \frac{c}{a} \right|\)
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 105898

    Cho lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật tâm \(O\) và \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{3}\); \(A'O\) vuông góc với đáy \(\left( ABCD \right)\). Cạnh bên \(AA'\) hợp với mặt đáy \(\left( ABCD \right)\) một góc \({{45}^{0}}\). Tính theo \(a\) thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho.

    • A.\(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{6}\). 
    • B.\(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{3}\). 
    • C.\(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{2}\).
    • D.\(V={{a}^{3}}\sqrt{3}\). 
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 105899

    Cho hàm số \(y={{x}^{4}}-2\left( m+1 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}\) với \(m\) là tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác vuông.

    • A.\(m=-1\).
    • B.\(m=0\).
    • C.\(m=1\).
    • D.\(m>-1\).
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 105900

    Cho phương trình \(m{{.2}^{{{x}^{2}}-5x+6}}+{{2}^{1-{{x}^{2}}}}={{2.2}^{6-5x}}+m\) với \(m\) là tham số thực. Có tất cả bao nhiêu giá trị của \(m\) để phương trình có đúng ba nghiệm phân biệt.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 105901

    Cho hai số thực b và c \(\left( c>0 \right)\). Kí hiệu A, B là hai điểm của mặt phẳng phức biểu diễn hai nghiệm phức của phương trình \({{z}^{2}}+2bz+c=0\). Tìm điều kiện của b và c để tam giác OAB là tam giác vuông (O là gốc tọa độ).

    • A.\({{b}^{2}}=2c\) 
    • B.\(c=2{{b}^{2}}\) 
    • C.\(b=c\)
    • D.\({{b}^{2}}=c\) 
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 105902

    Cho số phức z thỏa mãn \(\left( 1+2i \right)\left| z \right|=\frac{\sqrt{10}}{z}-2+i\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.\(\left| z \right|<\frac{1}{2}\)
    • B.\(\frac{3}{2}<\left| z \right|<2\)
    • C.\(\left| z \right|>2\)
    • D.\(\left| z \right|\in \left[ \frac{1}{2};\frac{3}{2} \right]\)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 105903

    Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 7 chữ số. Lấy ngẫu nhiên một số từ tập S. Xác suất để số lấy được có tận cùng là 3 và chia hết cho 7 (làm tròn đến chữ số phần nghìn) có dạng \(\overline{0,\,abc}\). Tính \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}\).

    • A.15
    • B.10
    • C.17
    • D.18
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 105904

    Số \({{7}^{100000}}\) có bao nhiêu chữ số?

    • A.84510
    • B.194591
    • C.194592
    • D.84509
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 105905

    Cho hàm số \(f\left( x \right)=\left( {{m}^{2024}}+1 \right){{x}^{4}}+\left( -2{{m}^{2024}}-{{2}^{2024}}{{m}^{2}}-3 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2024}}+2024\), với m là tham số. Số cực trị của hàm số \(y=\left| f\left( x \right)-2023 \right|\).

    • A.3
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 105906

    Cho x, y>0 thỏa mãn \(\log \left( x+2y \right)=\log \left( x \right)+\log \left( y \right)\). Khi đó, giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\frac{{{x}^{2}}}{1+2y}+\frac{4{{y}^{2}}}{1+x}\) là:

    • A.6
    • B.\(\frac{32}{5}\).
    • C.\(\frac{31}{5}\)
    • D.\(\frac{29}{5}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?