Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Khuyến lần 2

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 109398

    Trong một hộp bút gồm có 8 cây bút bi, 6 cây bút chì và 10 cây bút màu. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một cây bút từ hộp bút đó?

    • A.48
    • B.60
    • C.480
    • D.24
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 109400

    Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) với \({{u}_{9}}=5{{u}_{2}}\) và \({{u}_{13}}=2{{u}_{6}}+5.\) Khi đó số hạng đầu \({{u}_{1}}\) và công sai d bằng

    • A.\({u_1} = 4\,\,và \,\,d = 5\)
    • B.\({u_1} = 3\,\,và \,\,d = 4\)
    • C.\({u_1} = 4\,\,và \,\,d = 3\)
    • D.\({u_1} = 3\,\,và \,\,d = 5\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 109402

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau

    Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

    • A.(0;1)
    • B.(-1;0)
    • C.(-1;1)
    • D.\(\left( {1; + \infty } \right)\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 109404

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

    Hàm số đã cho đạt cực tiểu tại điểm

    • A.x = -2
    • B.x = 2
    • C.x = 1
    • D.x = -1
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 109406

    Cho hàm số g(x), bảng xét dấu của g'(x) như sau:

    Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 109408

    Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x + 2}}{{x - 1}}\) là

    • A.y = -2
    • B.y = 3
    • C.x = -2
    • D.x = 3
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 109410

    Hàm số nào dưới đây có đồ thị như hình vẽ bên dưới?

    • A.\(y =  - {x^3} + 2x - 2\)
    • B.\(y = {x^4} + 2{x^2} - 2\)
    • C.\(y =  - {x^4} + 2{x^2} - 2\)
    • D.\(y =  - {x^3} + 2x + 2\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 109412

    Cho hàm số bậc bốn \(y=f(x)\) có đồ thị như hình vẽ

    Số nghiệm của phương trình \(f(x)=-1\) là:

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 109414

    Cho a, b là hai số dương bất kì. Mệnh đề nào sau đây là đúng? 

    • A.\(\ln {a^b} = b\ln a\)
    • B.\(\ln (ab) = \ln a.\ln b\)
    • C.\(\ln (a + b) = \ln a + \ln b\)
    • D.\(\ln \frac{a}{b} = \frac{{\ln a}}{{\ln b}}\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 109416

    Cho hàm số \(y = {3^{x + 1}}\). Đẳng thức nào sau đây đúng?

    • A.\(y'(1) = \frac{9}{{\ln 3}}\)
    • B.\(y'(1) = 3\ln 3\)
    • C.\(y'(1) = 9\ln 3\)
    • D.\(y'(1) = \frac{3}{{\ln 3}}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 109418

    Với a là số thực dương tùy ý, \(\sqrt {{a^5}} \) bằng

    • A.a5
    • B.\({a^{\frac{5}{2}}}\)
    • C.\({a^{\frac{2}{5}}}\)
    • D.\({a^{\frac{1}{{10}}}}\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 109420

    Tìm nghiệm của phương trình \({\log _{25}}(x + 1) = \frac{1}{2}\)

    • A.x = 4
    • B.x = 6
    • C.x = 24
    • D.x = 0
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 109422

    Nghiệm của phương trình \({\log _3}\left( {x - 4} \right) = 2\) là

    • A.x = 4
    • B.x = 13
    • C.x = 9
    • D.x = 0,5
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 109424

    Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 3{x^2} + 1\) là

    • A.6x + C
    • B.\(\frac{{{x^3}}}{3} + x + C\)
    • C.\({x^3} + x + C\)
    • D.\({x^3} + C\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 109426

    Biết \(\int{f\left( x \right)\,\text{d}x={{\text{e}}^{x}}+\sin x+C}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A.\(f\left( x \right) = {{\rm{e}}^x} - \sin x\)
    • B.\(f\left( x \right) = {{\rm{e}}^x} - \cos x\)
    • C.\(f\left( x \right) = {{\rm{e}}^x} + \cos x\)
    • D.\(f\left( x \right) = {{\rm{e}}^x} + \sin x\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 109428

    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có \(\int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)}\text{d}x=9;\int\limits_{2}^{4}{f\left( x \right)}\text{d}x=4\). Tính \(I=\int\limits_{0}^{4}{f\left( x \right)}\text{d}x\)?

    • A.\(I = \frac{9}{4}\)
    • B.I = 36
    • C.I = 13
    • D.I = 5
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 109430

    Tích phân \(\int\limits_0^3 {(2x + 1)dx} \) bằng

    • A.6
    • B.9
    • C.12
    • D.3
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 109432

    Cho \({{z}_{1}}=4-2i\). Hãy tìm phần ảo của số phức \({{z}_{2}}={{\left( 1-2i \right)}^{2}}+\overline{{{z}_{1}}}\).

    • A.-6i
    • B.-2i
    • C.-2
    • D.-6
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 109434

    Cho hai số phức \({{z}_{1}}=4-3i\) và \({{z}_{2}}=7+3i\). Tìm số phức \(z={{z}_{1}}-{{z}_{2}}\) 

    • A.z = 11
    • B.z = 3 + 6i
    • C.z =  - 1 - 10i
    • D.z = - 3 - 6i
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 109436

    Cho số phức \(z=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right)\) có phần thực khác 0. Biết số phức \(w=i{{z}^{2}}+2\overline{z}\) là số thuần ảo. Tập hợp các điểm biểu diễn của z là một đường thẳng đi qua điểm nào dưới đây?

    • A.M(0;1)
    • B.N(2;-1)
    • C.P(1;3)
    • D.Q(1;1)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 109438

    Cho khối chóp có diện tích đáy B = 5 và chiều cao h = 6. Thể tích của khối chóp đã cho bằng

    • A.10
    • B.15
    • C.30
    • D.11
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 109441

    Tính thể tích khối hộp chữ nhật có các kích thước b, 2b, 3b

    • A.2b3
    • B.b3
    • C.3b3
    • D.6b3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 109442

    Một hội nghị bàn tròn có các phái đoàn gồm 3 người Anh, 5 người Pháp, 7 người Mỹ. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi cho các thành viên, sao cho những người có cùng quốc tịch thì ngồi gần nhau:

    • A.7257600
    • B.7293732
    • C.3174012
    • D.1418746
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 109444

    Trong khai triển \({\left( {8{a^2} - \dfrac{1}{2}b} \right)^6}\) hệ số của số hạng chứa \({a^6}{b^3}\) là:

    • A.\( - 80{a^9}{b^3}\)
    • B.\( - 64{a^9}{b^3}\)
    • C.\( - 1280{a^9}{b^3}\)
    • D.\(60{a^6}{b^4}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 109446

    Trong không gian với hệ trục tọa độ \(\text{Oxyz}\), cho ba điểm A(-1;0;0) , B(0;-2;0) và C(0;0;3) . Mặt phẳng đi qua ba điểm A,B,C có phương trình là

    • A.\(\frac{x}{{ - 1}} + \frac{y}{{ - 2}} + \frac{z}{3} =  - 1\)
    • B.(x + 1) + (y + 3) + (z - 3) = 0
    • C.\(\frac{x}{{ - 1}} + \frac{y}{{ - 2}} + \frac{z}{3} = 0\)
    • D.\(\frac{x}{{ - 1}} + \frac{y}{{ - 2}} + \frac{z}{3} = 1\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 109448

    Thể tích của khối cầu (S) có bán kính \(R=\frac{\sqrt{3}}{2}\) bằng 

    • A.\(4\sqrt 3 \pi \)
    • B.\( \pi \)
    • C.\(\frac{{\sqrt 3 \pi }}{4}\)
    • D.\(\frac{{\sqrt 3 \pi }}{2}\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 109450

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P):x-2y+z-5=0. Điểm nào dưới đây thuộc (P)?

    • A.Q(2;-1;-5)
    • B.P(0;0;-5)
    • C.N(-5;0;0)
    • D.M(1;1;6)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 109452

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P):2x+y-z-1=0 và (Q):x-2y-5=0. Khi đó giao tuyến của (P) và (Q) có một vectơ chỉ phương là

    • A.\(\overrightarrow u  = (1;3;5)\)
    • B.\(\overrightarrow u  = ( - 1;3; - 5)\)
    • C.\(\overrightarrow u  = (2;1; - 1)\)
    • D.\(\overrightarrow u  = (1;-2;  1)\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 109454

    Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành phố C có 2 con đường, từ thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành phố C đến thành phố D có 3 con đường, không có con đường nào nối từ thành phố C đến thành phố B. Hỏi có bao nhiêu con đường đi từ thành phố A đến thành phố D.

    • A.6
    • B.12
    • C.18
    • D.36
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 109456

    Tiếp tuyến tại điểm \(M\left( {1;3} \right)\) cắt đồ thị hàm số \(y = {x^3} - x + 3\) tại điểm thứ hai khác \(M\)là \(N\) Tọa độ điểm \(N\) là:

    • A.\(N\left( { - 2; - 3} \right)\)
    • B.\(N\left( {1;3} \right)\)
    • C.\(N\left( { - 1;3} \right)\)
    • D.\(M\left( {2;9} \right)\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 109458

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {\sqrt x  - {1 \over {\sqrt x }}} \right)^3}\) Hàm số có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) bằng:

    • A.\({3 \over 2}\left( {\sqrt x  + {1 \over {\sqrt x }} + {1 \over {x\sqrt x }} + {1 \over {{x^2}\sqrt x }}} \right)\) 
    • B.\(x\sqrt x  - 3\sqrt x  + {3 \over {\sqrt x }} - {1 \over {x\sqrt x }}\)
    • C.\({3 \over 2}\left( { - \sqrt x  + {1 \over {\sqrt x }} + {1 \over {x\sqrt x }} - {1 \over {{x^2}\sqrt x }}} \right)\) 
    • D.\({3 \over 2}\left( {\sqrt x  - {1 \over {\sqrt x }} - {1 \over {x\sqrt x }} + {1 \over {{x^2}\sqrt x }}} \right)\)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 109460

    Cho hàm số \(y = f\left( x \right) =  - {1 \over x}\) Xét hai mệnh đề:

    (I): \(y'' = f''\left( x \right) = {2 \over {{x^3}}}\)

    (II): \(y''' = f'''\left( x \right) =  - {6 \over {{x^4}}}\)

    Mệnh đề nào đúng?

    • A.Chỉ (I)
    • B.Chỉ (II)
    • C.Cả hai đều đúng 
    • D.Cả hai đều sai
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 109462

    Nếu \(\int\limits_1^3 {f(x)dx}  = 8\) thì \(\int\limits_1^3 {\left[ {\frac{1}{2}f\left( x \right) + 1} \right]dx} \) bằng

    • A.18
    • B.6
    • C.2
    • D.8
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 109464

    Cho hai số phức \({{z}_{1}}=2-3i{{,}^{{}}}{{z}_{2}}=1+i.\) Tìm số phức \(z={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\).

    • A.z = 3 + 3i
    • B.z = 3 + 2i
    • C.z = 2 - 2i
    • D.z = 3 - 2i
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 109466

    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B,\(BC=a\sqrt{3}\),AC=2a.Cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\sqrt{3}\). Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng đáy bằng

    • A.45o
    • B.30o
    • C.60o
    • D.90o
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 109468

    Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\), SD = 2a. Gọi \(\alpha \) là góc giữa SC và mp (ABCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau ?

    • A.\(\cos \alpha  = \dfrac{{\sqrt 6 }}{2}\). 
    • B.\(\tan \alpha  = \dfrac{{\sqrt 6 }}{2}\).
    • C.\(\cos \alpha  = \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\).
    • D.\(\tan \alpha  = \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\)
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 109470

    Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S): (x-1)2+(y+1)2+z2 = 9. Bán kính của mặt cầu đã cho bằng

    • A.3
    • B.9
    • C.5
    • D.6
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 109472

    Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 2\,;\,3\,;\,1 \right)\) và \(B\left( 5\,;\,2\,;\,-3 \right)\). Đường thẳng AB có phương trình tham số là:

    • A.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 + 3t\\ y = 2 + t\\ z = - 3 + 4t \end{array} \right.\)
    • B.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + 3t\\ y = 3 + t\\ z = 1 + 4t \end{array} \right.\)
    • C.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 + 3t\\ y = 2 - t\\ z = 3 - 4t \end{array} \right.\)
    • D.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + 3t\\ y = 3 - t\\ z = 1 - 4t \end{array} \right.\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 109474

    Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình bên.

    Giá trị lớn nhất của hàm số này trên đoạn [-2;3] bằng:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 109476

    Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của x thỏa mãn bất phương trình \({8^x}{.2^{1 - {x^2}}} > {\left( {\sqrt 2 } \right)^{2x}}\)

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 109478

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục và thoả mãn \(f\left( x \right)+2f\left( \frac{1}{x} \right)=3x\) với \(x\in \left[ \frac{1}{2};2 \right]\). Tính \(\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( x \right)}{x}\text{d}x}\). 

    • A.\(\frac{3}{2}\)
    • B.\(-\frac{3}{2}\)
    • C.\(\frac{9}{2}\)
    • D.\(-\frac{9}{2}\)
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 109479

    Cho số phức z thỏa mãn \(\left| z \right|=1\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(A=\left| 1+\frac{5i}{2} \right|\)

    • A.5
    • B.4
    • C.6
    • D.8
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 109480

    Cho khối chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC cân tại A, \(\widehat{BAC}=120{}^\circ , AB=a\). Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy, SA=a. Thể tích khối chóp đã cho bằng

    • A.\(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)
    • B.\(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
    • C.\(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
    • D.\(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 109481

    Một ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với vận tốc \({{v}_{1}}\left( t \right)=7t\left( \text{m/s} \right)\). Đi được \(5\left( \text{s} \right)\), người lái xe phát hiện chướng ngại vật và phanh gấp, ô tô tiếp tục chuyển động chậm dần đều với gia tốc \(a=-70\left( \text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}} \right)\). Tính quãng đường \(S\left( \text{m} \right)\) đi được của ô tô từ lúc bắt đầu chuyển bánh cho đến khi dừng hẳn.

    • A.\(S = 87,50\left( {\rm{m}} \right)\)
    • B.\(S = 94,00\left( {\rm{m}} \right)\)
    • C.\(S = 95,70\left( {\rm{m}} \right)\)
    • D.\(S = 96,25\left( {\rm{m}} \right)\)
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 109482

    Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), mặt phẳng \(\left( {MA'C'} \right)\) cắt hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) theo thiết diện là hình gì?

    • A.Hình tam giác
    • B.Hình ngũ giác
    • C.Hình lục giác
    • D.Hình thang
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 109483

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục và có bảng biến thiên trên \(\mathbb{R}\) như hình vẽ bên dưới

    Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y=f\left( \cos x \right)\)

    • A.5
    • B.3
    • C.10
    • D.1
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 109484

    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({{4}^{\sin x}}+{{2}^{1+\sin x}}-m=0\) có nghiệm.

    • A.\(\frac{5}{4} \le m \le 8.\)
    • B.\(\frac{5}{4} \le m \le 9.\)
    • C.\(\frac{5}{4} \le m \le 7.\)
    • D.\(\frac{5}{3} \le m \le 8.\)
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 109485

    Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành. Gọi \(d\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.\(d\) qua \(S\) và song song với \(BC\). 
    • B.\(d\) qua \(S\) và song song với \(DC\)
    • C.\(d\) qua \(S\) và song song với \(AB\).
    • D.\(d\) qua \(S\) và song song với \(AB\).
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 109486

    Biết số phức z thỏa mãn đồng thời hai điều kiện \(\left| z-3-4i \right|=\sqrt{5}\) và biểu thức \(M={{\left| z+2 \right|}^{2}}-{{\left| z-i \right|}^{2}}\) đạt giá trị lớn nhất. Tính môđun của số phức z+i.

    • A.\(\left| {z + i} \right| = \sqrt {61} \)
    • B.\(\left| {z + i} \right| = 3\sqrt 5 \)
    • C.\(\left| {z + i} \right| = 5\sqrt 2 \)
    • D.\(\left| {z + i} \right| = \sqrt {41} \)
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 109487

    Trong không gian Oxyz, cho các mặt phẳng \(\left( P \right):x-y+2z+1=0, \left( Q \right):2x+y+z-1=0\). Gọi \(\left( S \right)\) là mặt cầu có tâm thuộc trục hoành, đồng thời \(\left( S \right)\) cắt mặt phẳng \(\left( P \right)\) theo giao tuyến là một đường tròn có bán kính 2 và \(\left( S \right)\) cắt mặt phẳng \(\left( Q \right)\) theo giao tuyến là một đường tròn có bán kính r. Xác định r sao cho chỉ có đúng một mặt cầu \(\left( S \right)\) thỏa mãn yêu cầu.

    • A.\(r = \sqrt 3 \)
    • B.\(r = \sqrt 2\)
    • C.\(r = \sqrt {\frac{3}{2}} \)
    • D.\(r = \frac{{3\sqrt 2 }}{2}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?