Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu lần 2

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 109538

    Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là

    • A.\(\frac{4}{3}Bh\)
    • B.3Bh
    • C.\(\frac{1}{3}Bh\)
    • D.Bh
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 109539

    Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) với \({{u}_{1}}=3\) và \({{u}_{2}}=9.\) Công sai của cấp số cộng đã cho bằng

    • A.-6
    • B.3
    • C.12
    • D.6
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 109540

    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên:

    Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng:

    • A.\(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
    • B.\(\left( {3; + \infty } \right)\)
    • C.\(\left( { - 2;2} \right)\)
    • D.\(\left( { - 1;3} \right)\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 109541

    Thể tích của khối hình hộp chữ nhật có các cạnh lần lượt là a, 2a, 3a bằng

    • A.\(6{a^3}\)
    • B.\(3{a^3}\)
    • C.\({a^3}\)
    • D.\(2{a^3}\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 109542

    Số cách chọn 2 học sinh từ 7 học sinh là

    • A.27
    • B.\(A_7^2.\)
    • C.\(C_7^2.\)
    • D.72
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 109543

    Tính tích phân \(I = \int\limits_{ - 1}^0 {\left( {2x + 1} \right)dx} \)

    • A.I = 0
    • B.I = 1
    • C.I = 2
    • D.I = -0,5
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 109544

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Giá trị cực tiểu của hàm số là số nào sau đây?

    • A.-4
    • B.3
    • C.0
    • D.-1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 109545

    Cho \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)dx=3,\int\limits_{0}^{1}{g\left( x \right)dx=-2}}\). Tính giá trị của biểu thức \(I=\int\limits_{0}^{1}{\left[ 2f\left( x \right)-3g\left( x \right) \right]}dx\).

    • A.12
    • B.9
    • C.6
    • D.-6
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 109546

    Tính thể tích của khối nón có chiều cao bằng 4 và độ dài đường sinh bằng 5.

    • A.\(12\pi \)
    • B.\(36\pi \)
    • C.\(16\pi \)
    • D.\(48\pi \)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 109547

    Cho hai số phức \({{z}_{1}}=2-3i\) và \({{z}_{2}}=1-i\). Tính \(z={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\).

    • A.\({z_1} + {z_2} = 3 + 4i\)
    • B.\({z_1} + {z_2} = 3 - 4i\)
    • C.\({z_1} + {z_2} = 4 + 3i\)
    • D.\({z_1} + {z_2} = 4 - 3i\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 109548

    Nghiệm của phương trình \({2^{2x - 1}} = 8\) là

    • A.\(x = \frac{3}{2}\)
    • B.x = 2
    • C.\(x = \frac{5}{2}\)
    • D.x = 1
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 109549

    Cho số phức z có điểm biểu diễn trong mặt phẳng tọa độ Oxy là điểm \(M\left( 3;-5 \right)\). Xác định số phức liên hợp \(\overline{z}\) của z.

    • A.\(\overline z  = 3 + 5i.\)
    • B.\(\overline z  =  - 5 + 3i.\)
    • C.\(\overline z  = 5 + 3i.\)
    • D.\(\overline z  = 3 - 5i.\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 109550

    Số phức nghịch đảo của số phức z=1+3i là

    • A.\(\frac{1}{{10}}\left( {1 - 3i} \right)\)
    • B.1-3i
    • C.\(\frac{1}{{\sqrt {10} }}\left( {1 + 3i} \right)\)
    • D.\(\frac{1}{{10}}\left( {1 + 3i} \right)\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 109551

    Biết \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)=\frac{1}{x+1}\) và \(F\left( 0 \right)=2\) thì \(F\left( 1 \right)\) bằng.

    • A.ln2
    • B.2 + ln2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 109552

    Cho số phức z thỏa mãn \(z\left( 1+i \right)=3-5i\). Tính môđun của z.

    • A.\(\left| z \right| = 4\)
    • B.\(\left| z \right| = \sqrt {17} \)
    • C.\(\left| z \right| = 16\)
    • D.\(\left| z \right| = 17\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 109553

    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) thỏa mãn \({f}'\left( x \right)=27+\cos x\) và \(f\left( 0 \right)=2019.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?

    • A.\(f\left( x \right) = 27x + \sin x + 1991\)
    • B.\(f\left( x \right) = 27x - \sin x + 2019\)
    • C.\(f\left( x \right) = 27x + \sin x + 2019\)
    • D.\(f\left( x \right) = 27x - \sin x - 2019\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 109554

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm \(A\left( 1;3;5 \right),\text{ }B\left( 2;0;1 \right),\text{ }C\left( 0;9;0 \right).\) Tìm trọng tâm G của tam giác ABC.

    • A.\(G\left( {1;5;2} \right)\)
    • B.\(G\left( {1;0;5} \right)\)
    • C.\(G\left( {1;4;2} \right)\)
    • D.\(G\left( {3;12;6} \right)\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 109555

    Đồ thị hàm số \(y=-\frac{{{x}^{4}}}{2}+{{x}^{2}}+\frac{3}{2}\) cắt trục hoành tại mấy điểm?

    • A.0
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 109556

    Xác định tọa độ điểm I là giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-3}{x+4}.\)

    • A.I(2;4)
    • B.I(4;2)
    • C.I(2;-4)
    • D.I(-4;2)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 109557

    Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình vẽ bên?

    • A.\(y = {x^3} - 3{x^2} + 3.\)
    • B.\(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 3.\)
    • C.\(y = {x^4} - 2{x^3} + 3.\)
    • D.\(y =  - {x^4} + 2{x^3} + 3.\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 109558

    Với a và b là hai số thực dương tùy ý và \(a\ne 1,\text{ }{{\log }_{\sqrt{a}}}({{a}^{2}}b)\) bằng

    • A.\(4 + 2{\log _a}b\)
    • B.\(1 + 2{\log _a}b\)
    • C.\(1 + \frac{1}{2}{\log _a}b\)
    • D.\(4 + \frac{1}{2}{\log _a}b\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 109559

    Một hình trụ có bán kính đáy r = 5cm, chiều cao h = 7cm. Diện tích xung quanh của hình trụ này là:

    • A.\(35\pi {\rm{ c}}{{\rm{m}}^2}\)
    • B.\(70\pi {\rm{ c}}{{\rm{m}}^2}\)
    • C.\(\frac{{70}}{3}\pi {\rm{ c}}{{\rm{m}}^2}\)
    • D.\(\frac{{35}}{3}\pi {\rm{ c}}{{\rm{m}}^2}\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 109560

    Biết giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\frac{{{x}^{3}}}{3}+2{{x}^{2}}+3x-4\) trên \(\left[ -4;0 \right]\) lần lượt là M và m. Giá trị của M+m bằng

    • A.\(\frac{4}{3}\)
    • B.\( - \frac{{28}}{3}\)
    • C.-4
    • D.\( - \frac{4}{3}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 109561

    Số nghiệm của phương trình \(\log {\left( {x - 1} \right)^2} = 2\)

    • A.2
    • B.1
    • C.0
    • D.3
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 109562

    Viết biểu thức \(P=\sqrt[3]{x.\sqrt[4]{x}}\) (x>0) dưới dạng luỹ thừa với số mũ hữu tỷ.

    • A.\(P = {x^{\frac{1}{{12}}}}\)
    • B.\(P = {x^{\frac{5}{{12}}}}\)
    • C.\(P = {x^{\frac{1}{7}}}\)
    • D.\(P = {x^{\frac{5}{4}}}\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 109563

    Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{z}{3}\) đi qua điểm nào dưới đây

    • A.(3;1;3)
    • B.(2;1;3)
    • C.(3;1;2)
    • D.(3;2;3)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 109564

    Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \((S):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x-3=0\). Bán kính của mặt cầu bằng:

    • A.R = 3
    • B.R = 4
    • C.R = 2
    • D.R = 5
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 109565

    Tính đạo hàm của hàm số \(y = {3^{x + 1}}\)

    • A.\(y' = {3^{x + 1}}\ln 3\)
    • B.\(y' = \left( {1 + x} \right){.3^x}\)
    • C.\(y' = \frac{{{3^{x + 1}}}}{{\ln 3}}\)
    • D.\(y' = \frac{{{3^{x + 1}}.\ln 3}}{{1 + x}}\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 109566

    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\), bảng xét dấu của \({f}'\left( x \right)\) như sau:

    Hàm số có bao nhiêu điểm cực tiểu

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 109567

    Tập nghiệm S của bất phương trình \({5^{1 - 2{\rm{x}}}} > \frac{1}{{125}}\) là:

    • A.S = (0;2)
    • B.\(S = ( - \infty ;2)\)
    • C.\(S = ( - \infty ; - 3)\)
    • D.\(S = (2; + \infty )\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 109568

    Trong không gian tọa độ Oxyz, mặt phẳng chứa trục Oz và đi qua điểm \(I\left( 1;2;3 \right)\) có phương trình là

    • A.2x - y = 0
    • B.z - 3 = 0
    • C.x - 1 = 0
    • D.y - 2 = 0
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 109569

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 1;2;2 \right), B\left( 3;-2;0 \right)\). Một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB là:

    • A.\(\overrightarrow u  = \left( {2; - 4;2} \right)\)
    • B.\(\overrightarrow u  = \left( {2;4; - 2} \right)\)
    • C.\(\overrightarrow u  = \left( { - 1;2;1} \right)\)
    • D.\(\overrightarrow u  = \left( {1;2; - 1} \right)\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 109570

    Trong không gian \(Oxyz\), phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A\left( 1;2;0 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right):2x+y-3z-5=0\) là

    • A.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + 2t\\ y = 3 + t\\ z = - 3 - 3t \end{array} \right..\)
    • B.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 2t\\ y = 2 + t\\ z = 3t \end{array} \right..\)
    • C.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + 2t\\ y = 3 + t\\ z = 3 - 3t \end{array} \right..\)
    • D.\(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 2t\\ y = 2 - t\\ z = - 3t \end{array} \right..\)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 109571

    Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 1;2;3 \right)\) và \(B\left( 3;2;1 \right)\). Phương trình mặt cầu đường kính AB là

    • A.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = 2\)
    • B.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = 4\)
    • C.\({x^2} + {y^2} + {z^2} = 2\)
    • D.\({\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 4\)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 109572

    Hàm số nào sau đây đồng biến trên \(\mathbb{R}\)?

    • A.\(y = 2x - \cos 2x - 5\)
    • B.\(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)
    • C.\(y = {x^2} - 2x\)
    • D.\(y = \sqrt x \)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 109573

    Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right),SA=2a,\) tam giác ABC vuông tại B, \(AB=a\sqrt{3}\) và BC=a (minh họa như hình vẽ bên). Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) bằng

    • A.90o
    • B.45o
    • C.30o
    • D.60o
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 109574

    Cho tập hợp \(S=\left\{ 1;2;3;...;17 \right\}\) gồm 17 số nguyên dương đầu tiên. Chọn ngẫu nhiên một tập con có 3 phần tử của tập hợp S. Tính xác suất để tập hợp được chọn có tổng các phần tử chia hết cho 3.

    • A.\(\frac{{27}}{{34}}\)
    • B.\(\frac{{23}}{{68}}\)
    • C.\(\frac{9}{{34}}\)
    • D.\(\frac{9}{{17}}\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 109575

    Hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại A,AB=a,AC=2a. Hình chiếu vuông góc của A' lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) là điểm I thuộc cạnh BC. Tính khoảng cách từ A tới mặt phẳng \(\left( A'BC \right)\).

    • A.\(\frac{2}{3}a\)
    • B.\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}a\)
    • C.\(\frac{{2\sqrt 5 }}{5}a\)
    • D.\(\frac{1}{3}a\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 109576

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, AB = a, \(\angle BAD={{60}^{0}},SO\bot (ABCD)\) và mặt phẳng (SCD) tạo với đáy một góc \({{60}^{0}}\). Tính thế tích khối chóp S.ABCD

    • A.\(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{12}}\)
    • B.\(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{8}\)
    • C.\(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{48}}\)
    • D.\(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{24}}\)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 109577

    Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)\). Đồ thị của hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) như hình vẽ.

    Giá trị lớn nhất của hàm số \(g\left( x \right)=f\left( 3x \right)+9x\) trên đoạn \(\left[ -\frac{1}{3};\frac{1}{3} \right]\) là

    • A.f(1)
    • B.f(1) + 2
    • C.\(f\left( {\frac{1}{3}} \right)\)
    • D.f(0)
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 109578

    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) thỏa mãn \(f\left( 1 \right)=3\) và \(f\left( x \right)+x{f}'\left( x \right)=4x+1\) với mọi x>0. Tính \(f\left( 2 \right).\)

    • A.5
    • B.3
    • C.6
    • D.2
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 109579

    Cho số phức z=a+bi \(\left( a,\,b\in \mathbb{R} \right)\) thỏa mãn \(\left| z-3 \right|=\left| z-1 \right|\) và \(\left( z+2 \right)\left( \overline{z}-i \right)\) là số thực. Tính a+b.

    • A.-2
    • B.0
    • C.2
    • D.4
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 109580

    Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {3{x^2}\,\,\,\,\,khi\,\,0 \le x \le 1}\\ {4 - x\,\,khi\,\,1 \le x \le 2\,\,} \end{array}} \right.\). Tính \(\int\limits_0^{{e^2} - 1} {\frac{{\ln \left( {x + 1} \right)}}{{x + 1}}dx} \)

    • A.1
    • B.2,5
    • C.1,5
    • D.3,5
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 109581

    Trong hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(M\left( 1;-1;2 \right)\) và hai đường thẳng \({{d}_{1}}:\left\{ \begin{align} & x=t \\ & y=1-t \\ & z=-1 \\ \end{align} \right.\), \({{d}_{2}}:\frac{x+1}{2}=\frac{y-1}{1}=\frac{z+2}{1}\). Đường thẳng \(\Delta \) đi qua M và cắt cả hai đường thẳng \({{d}_{1}},{{d}_{2}}\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{{{u}_{\Delta }}}\left( 1;a;b \right)\), tính a+b

    • A.a + b =  - 1
    • B.a + b =  - 2
    • C.a + b = 2
    • D.a + b = 1
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 109582

    Có bao nhiêu số nguyên dương y để tập nghiệm của bất phương trình \(\left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)<0\) chứa tối đa 1000 số nguyên.

    • A.9
    • B.10
    • C.8
    • D.11
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 109583

    Cho số phức \({{z}_{1}}, {{z}_{2}}\) thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=12\) và \(\left| {{z}_{2}}-3-4\text{i} \right|=5\). Giá trị nhỏ nhất của \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|\) là:

    • A.0
    • B.2
    • C.7
    • D.17
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 109584

    Có bao nhiêu cặp số nguyên \(\left( x,y \right)\) với \(1\le x\le 2020\) thỏa mãn \(x\left( {{2}^{y}}+y-1 \right)=2-{{\log }_{2}}{{x}^{x}}\)

    • A.4
    • B.9
    • C.10
    • D.11
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 109585

    Cho đồ thị (C): \(y = {x^4} - 2{x^2}\). Khẳng định nào sau đây là sai ?

    • A.(C) cắt trục Ox tại ba điểm phân biệt.
    • B.(C) cắt trục Oy tại hai điểm phân biệt.
    • C.(C) tiếp xúc với trục Ox.
    • D.(C) nhận Oy làm trục đối xứng.
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 109586

    Giá trị của tham số m để phương trình \({x^3} - 3x = 2m + 1\) có ba nghiệm phân biệt là:

    • A.\( - {3 \over 2} < m < {1 \over 2}\)
    • B.\( - 2 < m < 2\)
    • C.\( - {3 \over 2} \le m \le {1 \over 2}\)
    • D.\( - 2 \le m \le 2\).
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 109587

    Cho hình nón tròn xoay đỉnh \(S,\)đáy là đường tròn tâm \(O,\) bán kính đáy \(r = 5\). Một thiết diện qua đỉnh là tam giác \(SAB\) đều có cạnh bằng 8. Khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) bằng

    • A.\(\dfrac{{4\sqrt {13} }}{3}\).
    • B.\(\dfrac{{3\sqrt {13} }}{4}\).
    • C.3
    • D.\(\dfrac{{\sqrt {13} }}{3}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?