Bài kiểm tra
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Tam Dương
1/40
50 : 00
Câu 1: Thành phần nào của màng sinh chất tham gia vào quá trình vận chuyển thụ động?
Câu 2: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
Câu 3: Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây được gọi là thể dị hợp tử về hai cặp gen đang xét?
Câu 4: Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
Câu 5: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp của cây xanh?
Câu 6: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Câu 7: Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là gì?
Câu 8: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kỳ hoạt động của tim?
Câu 9: float:="" none="" noto="">Tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
Câu 10: Tại sao máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?
Câu 11: Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ cho sơ đồ sau:
Từ sơ đồ trên ta có các phương án:
I - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra etylic hoặc axit lactic.
II - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là ATP, CO2, H2O.
III - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và năng lượng.
IV - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra là các chất hữu cơ. Tổ hợp đúng:
Câu 12: Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:
- A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
- B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
- C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thài ra CO2.
- D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang này mầm có sự tạo ra CaCO3.
Câu 13: div>
Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào đưới đây?
(1) Lizôxôm. (2)Ribôxôm. (3) Lục lạp.
(4) Perôxixôm. (5) Ti thể (6) Bộ máy Gôngi.
Số phương án trả lời đúng là:
Câu 14: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau, có bao nhiêu thể đột biến là dạng lệch bội?
(1) Ung thư máu. | (2) Bạch tạng. | (3) Claiphentơ. |
(4) Dính ngón 2 và 3. | (5) Máu khó đông. | (6) Tơcnơ. |
(7) Đao. | (8) Mù màu. |
|
Câu 15: Tập hợp tất cả các alen có trong 1 quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên điều gì?
Câu 16: Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể như thế nào?
Câu 17: Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể nào?
Câu 18: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng như thế nào?
Câu 19: Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động của phổi và thận tham gia vào quá trình duy trì ổn định độ pH của nội môi
II. Khi cơ thể vận động mạnh thì sẽ làm tăng huyết áp
III. Hooc môn insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicogen
IV. Khi nhịn thở thì sẽ làm tăng độ pH của máu.
Câu 20: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
- B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
- C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
- D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng cho tất cả quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong nhân tế bào động vật?
Câu 22: Cho các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về đột biến gen?
1. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtỉt.
4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Câu 23: Năm tế bào sinh dục đực mang kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}DdEe\) có thể tạo ra tối đa là mấy loai giao tử?
Câu 24: Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.
- B. Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn.
- C. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
- D. Trong phiên mã, nguyên tắc bổ sung xảy ra giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn và nuclêôtit trên mạch mới là A-U, T-A, G-X, X-G.
Câu 25: Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa
Câu 26: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
II. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
IV. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.
Câu 27: Các khu sinh học (Biôm) dược sẳp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
- A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
- B. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới.
- D. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
Câu 28: div>
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
- A. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
- B. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
- C. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
- D. Sinh vật sản xuất có bậc dinh dưỡng thấp nhất nên có sinh khối thấp nhất.