Bài kiểm tra
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Chu Trinh
1/40
50 : 00
Câu 1: Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá bằng cách nào?
Câu 2: Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
Câu 3: Một quần thể có tần số kiểu gen Aa là 0,4, tần số kiểu gen aa là 0,5. Hãy tính tần số alen A của quần thể.
Câu 4: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những nguyên tố vi lượng được xem là nguyên tố khoáng thiết yếu cần thiết đối với sinh trưởng của mọi loại thực vật?
Câu 5: Người ta tiến hành lấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AabbDd, nuôi trong môi trường nhân tạo thành cây đơn bội rồi cho lưỡng bội hoá. Theo lý thuyết, cây con không thể có kiểu gen nào dưới đây?
Câu 6: Những nhân tố nào dưới đấy chi phối sự ra hoa ở thực vật?
1. Tuổi cây và nhiệt độ
2. Quang chu kì và phitôcrôm
3. Hooc môn ra hoa (Florigen)
4. Thời tiết (nắng, mưa, gió...). Phương án đúng là:
Câu 7: Quá trình cố định nitơ của vi sinh vật là gì?
Câu 8: Máu chảy nhanh hay chậm lệ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Câu 9: Sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và giao tử (n + 1) có thể làm phát sinh thể dị bội nào dưới đây?
Câu 10: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể dược kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, thể một là:
Câu 11: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng. Theo lý thuyết, trong các phép lai dưới đây, phép lai nào cho đời con có tỉ lệ số cá thể dị hợp cao nhất?
Câu 12: Ở pha tối của thực vật C4 diễn ra như thế nào?
Câu 13: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
Câu 14: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; padding: 0px; overflow-wrap: break-word; word-break: break-word; float: none !important;">Phát biểu nào sau đầy là đúng khi nói về chu trình Canvin?
1. Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH để biến đổi CO2 thành đường glucôzơ.
2. Chu trình Canvin là dị hoá glucôzơ và dùng năng lượng để tổng hợp ATP.
3. Chu trình tiêu thụ ATP như là nguồn năng lượng và tiêu thụ NADPH như là lực khử.
4. Để tổng hợp được một phân tử G3P, chu trình Canvin tiêu thụ 9 ATP và 3 phân tử NADPH. Phương án đúng là:
Câu 15: Điểm giống nhau giữa quang hợp thực vật C4 và CAM là gì?
Câu 16: Khi nói về nhân tố tiến hoá, di - nhập gen và đột biến có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể
II. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
III. Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
V. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
Câu 17: Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
Câu 18: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
Câu 19: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.
II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được đuy trì ở mức độ phù hợp.
IV. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở lên đối kháng nhau.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh?
Câu 21: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Cạnh tranh cùng loài có thể sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ sinh sản của quần thể.
- B. Cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường cung cấp đủ nguồn sống.
- C. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, phù hợp sức chứa của môi trường.
- D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân làm cho loài bị suy thoái và có thể dẫn tới diệt vong.
Câu 22: float:="" none="" noto="">Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.
- B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.
- C. Song song với quá trình diễn thế sẽ kéo theo sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
- D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.
Câu 23: Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ờ mạch mã hóa là: 5’- ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT- 3’. Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?
Câu 24: div>
Thứ tự đúng của quá trình tạo phức hệ tiến hành dịch mã gồm các bước:
I. Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met-tARN bổ sung chính xác với côđon mở đầu trên mARN.
II. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
III. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
Câu 25: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ảnh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
Câu 26: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
- B. Bậc dinh dưỡng cẩp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
- C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất.
- D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn.
Câu 27: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
1. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.
2. Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thì chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể.
3. Đối tượng tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hoá có hướng.
Câu 28: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không cỏ khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thề được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
Câu 29: Có 8 tế bào sinh tinh của cơ thể \(\frac{{ABD}}{{abd}}\) giảm phân bình thường, trong đó có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen giữa D và d, các cặp gen còn lại không có hoán vị. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loại giao tử ABD chiếm tỉ lệ 7/16.
II. Loại giao tử Abd chiếm tỉ lệ 1/8.
III. Tỉ lệ các loại giao tử là 7 : 7 : 1 : 1.
IV. Loại giao tử mang toàn bộ các gen có nguồn gốc từ mẹ chiếm tỉ lệ 7/16.
Câu 30: div>
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn bình thường gây nên bệnh ung thư máu ác tính.
2. Hội chứng tiếng mèo kêu là do đột biến số lượng NST gây nên.
3. Ở động vật bậc cao, thể lệch bội thường gặp hơn thể đa bội.
4. Ở người, hội chứng Macphan phát sinh do đột biến gen trội.