Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lưu Tấn Phát

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 166579

    Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F­2, số cây hoa đỏ dị hợp  tử chiếm tỉ lệ

    • A.18,55%
    • B.25%
    • C.37,5%
    • D.12,5%
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 166580

    Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu khi nói về đột biến gen là đúng đây đúng?

    (1)  Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

    (2)  Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

    (3)  Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit

    (4)  Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

    (5)  Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 166581

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Số nhóm gen liên kết tương ứng với số nhóm tính trạng di truyền liên kết.

    (b) Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa hai gen trên nhiễm sắc thể theo tương quan nghịch.

    (c) Liên kết gen và hoán vị gen đều làm tăng số biến dị tổ hợp.

    (d) Tần số hoán vị giữa 2 gen luôn nhỏ hơn 50% cho dù giữa hai gen có xảy ra bao nhiêu trao đổi chéo.

    Số phát biểu đúng là:

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 166582

    Một phép lai hai cặp tính trạng, trong đó cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3: 1, cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 2: 1. Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau nếu tỉ lệ kiểu hình của phép lai là:

    • A.1: 2: 1
    • B.9: 3: 3: 1
    • C.6: 3: 3: 2: 2: 1
    • D.6: 3: 3: 2: 1: 1
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 166583

    Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây được gọi là cơ thể thuần chủng ?

    (1) AABB ; (2) AaBB ; (3) AAbb ; (4) aabb ; (5) AABb ; (6) aaBb

    • A.(1), (3), (4)
    • B.(1), (2), (4)
    • C.(2), (5), (6)
    • D.(3), (4), (6)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 166584

    Nhận định nào dưới đây là đúng khi xét một gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tần số của alen a trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là  0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

    • A.Tần số alen A,a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu lần lượt là: 0,6: 0,4
    • B.Tần số alen A,a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu lần lượt là: 0,3: 0,7
    • C.Tần số kiểu gen Aa ở quần thể cái ban đầu là: 0,4
    • D.Tần số kiểu gen Aa ở quần thể cái ban đầu là: 0,2
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 166585

    Chọn câu sai trong các câu sau về sinh thái

    • A.Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật
    • B.Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
    • C.Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái
    • D.Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 166586

    Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn là đặc điểm điển hình ở:

    • A.Kỉ Phấn trắng
    • B.Kỉ Silua
    • C.Kỉ Đệ tam
    • D.Kỉ Tam điệp
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 166587

    Xét các trường hợp sau:

    (1)Khi gieo hạt cải, mật độ cây con sau này mầm cao hơn nhiều khi cây đạt hai tuần tuổi.

    (2)Nhiều thỏ con mới sinh ra bị động vật săn mồi giết hại.

    (3)Trong quần thể khỉ, các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

    (4)Khi thiếu thức ăn, con non có thể bị con trưởng thành ăn thịt.

    (5)Các cây cỏ dại sinh trưởng mạnh làm năng suất lúa giảm.

    Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra

    • A.(1), (2), (3)
    • B.(1), (3), (4)
    • C.(2), (3), (5)
    • D.(1), (4), (5)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 166588

    Cho một số thông tin sau:

    (1)Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn;

    (2)Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY;

    (3)Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X;

    (4)Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO;

    (5)Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường;

    (6)Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.

    Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Số trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là:

    • A.5
    • B.6
    • C.4
    • D.3
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 166589

    Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là gì?

    • A.Tích lũy các biến dị có lợi, đào thảo các biến bị có hại
    • B.Đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất trong quần thể
    • C.Quy đinh chiều hướng nhiệt độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
    • D.Làm phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 166590

    Ở một loài xét một gen có 2alen quy định tính trạng màu mắt, người ta thấy xuất hiện 7 kiểu gen khác nhau giữa các cá thể trong loài, điều này chứng tỏ

    • A.Gen quy định màu mắt nói trên nằm trên NST giới tính X có alen trên Y
    • B.Gen quy định màu mắt nói trên nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X
    • C.Gen quy định màu mắt nói trên nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y
    • D.Gen quy định màu mắt nói trên nằm trên NST giới tính
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 166591

    Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là:

    • A.Đột biến
    • B.Đột biến gen
    • C.Thể đột biến
    • D.Đột biến điểm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 166592

    Ở 1 loài thực vật , A: hạt vàng trội hoàn toàn so với a  hạt trắng. Gen B át chế sự biểu hiện của A và a (kiểu gen chứa B sẽ cho hạt trắng). Alen lặn b không át chế. Gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d  hoa xanh. Gen A và D cùng nằm trên cùng 1 cặp NST, gen B nằm trên cặp NST khác.Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen P tự thụ phấn, đời con F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình hạt vàng, hoa xanh chiếm tỷ lệ 5,25%. Biết mọi diễn biến trng giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn như nhau. Tỷ lệ kiểu hình hạt trắng hoa đỏ ở đời F1 theo lí thuyết là:

    • A.19,75%
    • B.55,25%
    • C.61,5%
    • D.51,75%
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 166593

    Có bao nhiêu tổ hợp lai sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 5 : 5 : 1

    (1)AAAa x AAAa

    (2)AAaa x Aaaa

    (3)AAaa x Aa

    (4)AAaa x AAaa

    (5)AAaa x AAAa

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 166594

    Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

    • A.Quan hệ cộng sinh
    • B.Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ
    • C.Sinh vật này ăn sinh vật khác
    • D.Nhiệt độ môi trường
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 166595

    Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là:

    • A.56,25%
    • B.79%
    • C.89%
    • D.75,0%
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 166596

    Phương án nào bao gồm các quần thể

    • A.Cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng, các cây ven hồ
    • B.Cá trắm cỏ trong áo, cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng
    • C.Sen trong đầm, sim trên đồi, voi ở khu bảo tồn Yokdon, các cây ven hồ
    • D.Cá trắm có trong ao, sen trong đầm, ốc bươu vàng
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 166597

    Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:

    • Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
    • Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
    • Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
    • Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
    • Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

    Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

    • A.5 đặc điểm
    • B.4 đặc điểm
    • C.2 đặc điểm
    • D.3 đặc điểm
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 166598

    Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit có cùng nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể

    • A.Không xảy ra hiện tượng đột biến
    • B.Gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn
    • C.Gây đột biến đảo đoạn và lặp đoạn
    • D.Gây đột biến lặp đoạn và mất đoạn
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 166599

    Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

    • A.Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật
    • B.Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật
    • C.Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh vật
    • D.Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 166600

    Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường có bộ NST 2n = 8. Quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này đã mô tả giai đoạn nào của quá trình phân bào?

    • A.Kì sau của giảm phân II
    • B.Kì sau của giảm phân I
    • C.
      Kì sau của nguyên phân
    • D.Kì đầu của nguyên phân
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 166601

    Cơ sở để chia lịch sử của quả đất thành các đại, các kỉ?

    • A.Thời gian hình thành và phát triển của quả đất
    • B.Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì
    • C.Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của trái đất và các hóa thạch
    • D.Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản trong lòng đất
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 166602

    Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

    • A.Mã di truyền là bộ mã ba
    • B.Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin
    • C.
      Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin
    • D.Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 166603

    Cho các thành tựu sau:

    (1)Chủng Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu

    (2)Cây lai pomato

    (3)Giống táo má hồng cho năng suất cao gấp đôi

    (4)Con F1 (Ỉ x Đại Bạch): 10 tháng cuối nặng 100kg, tỷ lệ nạc trên 40%

    (5)Cừu Dôli.

    (6)Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất hooc môn somatostain.

    (7) Giống bò mà sữa có thể sản xuất protein C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người.

    (8)Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí conxisin.

    Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng công cụ tế bào?

    • A.6
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 166604

    Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại
    • B.Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn đến hình thành các khối u ác tính
    • C. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
    • D.Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 166605

    Cho quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm các 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2 cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao (P), cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

    • A.48%
    • B.80%
    • C.52%
    • D.20%
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 166606

    Vi khuẩn E.Coli có những đặc điểm để người ta dùng chúng làm tế bào nhận trong kỹ thuật cấy gen

    (1)Bộ gen đơn giản, thường gồm 1 NST và ở trạng thái đơn bội.

    (2)Phân tử AND trần dạng vòng, không liên kết với protein histon.

    (3)Có thể nuôi cấy dễ dàng trong vòng TN.

    (4)Sinh sản nhanh -> tăng nhanh sản lượng của gen cần sản xuất;

    (5)Có plasmid khả năng tự nhân đôi độc lập với AND nhiễm sắc thể;

    (6)Dễ tinh chế àđạt hiệu quả cao

    • A.(2), (5), (3), (6)
    • B.(1), (2), (3), (4)
    • C.(1), (3), (4),(6)
    • D.(1), (2), (5), (6)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 166607

    Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống
    • B.Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lại biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ
    • C.Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại
    • D.Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai F1 có ưu thế lai
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 166608

    Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?

    • A.Trong cùng một khu vực sống, từ một loài ban đầu có thể hình thành nhiều loài mới
    • B.Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hóa
    • C.Sự hình thành loài mới nhất thiết phải có sự cách li của các chướng ngại địa lí
    • D.Thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 166609

    Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát biện là:

    • A.Ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ
    • B.Claiphentơ, Tơcnơ, Đao
    • C.Claiphentơ, máu khó đông, Đao
    • D.Siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 166610

    Xét các phát biểu sau đây:

    (1)Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì có thể dẫn tới đột biến gen.

    (2)Đột biến gen trội ở dạng dị hợp sẽ tạo thành thể đột biến.

    (3)Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác dụng

    (4)Đột biến gen được phát sinh ở phát S của chu kì tế bào.

    (5)Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau

    Có bao nhiêu phát biểu đúng?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 166611

    Nhận định nào dưới đây chưa đúng?

    • A.Phân bố theo nhóm gặp khi môi trường bất lợi nhằm giảm bớt cạnh tranh
    • B.Phân bố đều thường ít gặp trong tự nhiên
    • C.
      Phân bố theo nhóm gặp nhiều trong tự nhiên
    • D.Phân bố ngẫu nhiên ít gặp trong tự nhiên
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 166612

    Nơi ở của các loài là gì?

    • A.Địa điểm cư trú của chúng
    • B.Địa điểm sinh sản của chúng
    • C.Địa điểm thích nghi của chúng
    • D.Địa điểm dinh dưỡng của chúng
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 166613

    Ở thực vật, hợp tử được hình thành từ sự kết hợp của các giao tử cùng loài nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội?

    • A.Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
    • B.Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nha
    • C.Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
    • D.Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 166614

    Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, A trội hoàn toàn so với alen a. Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau:

    Quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất?

    • A.Quần thể 4
    • B.Quần thể 2
    • C.Quần thể 3
    • D.Quần thể 1
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 166615

    Cho các nhận xét sau:

    (1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự

    (2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn

    (3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy

    (4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

    (5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn

    (6) Bằng chứng sinh học phân tử là  bằng chứng trực tiếp  chứng minh nguồn gốc của sinh giới

    Có bao nhiêu nhận xét đúng?

    • A.4
    • B.3
    • C.5
    • D.2
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 166616

    Điều kiện nghiệm đúng cho tính chính xác của sự di truyền các tính trạng Menden là:

    • A.Bố mẹ thuần chủng 
    • B.Số lượng cá thể khảo sát lớn
    • C.Các tính trạng trội lặn hoàn toàn
    • D.Quá trình giẩm phân hình thành giao tử là bình thường
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 166617

    Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định tính trạng bình thường?

    • A.Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể cặp nhiễm sắc thể giới tính XX
    • B.Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY
    • C. Có hiện tượng di truyền chéo
    • D.Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 166618

    Ở phép lai ♂AabbDd X ♀aaBbDdNếu trong quá trình tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen bb và cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I và cùng đi về một giao tử, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể cái diễn ra bình thường. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử đột biến.

    • A.Thể bốn, thể một kép
    • B.Thể bốn, thể không
    • C.Thể ba kép, thể một kép
    • D.Thể không, thể ba kép

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?