Bài kiểm tra
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Trung Kiên
1/40
50 : 00
Câu 1: Thành phần chủ yếu của nhân con là gì?
Câu 2: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
Câu 3: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
Câu 4: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là:
Câu 6: Trong thí nghiệm ở hình 12.1 (SGK Sinh học 11), vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nẩy mầm vẩn đục?
Câu 7: Phép lai P: ♀ XaXa x ♂ XAY , thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1 có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?
Câu 8: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaaBbDdEe. | II. AbbDdE | III. AaBBbDdEe. |
|
IV. AaBbDdEe. | V. AaBbDdE | VI. AaBbDdEe. |
|
Câu 9: Cho các thành phần sau:
l. ADN | 2. mARN | 3. Ribôxôm |
4. tARN | 5. ARN pôlimeraza | 6. ADN pôlimeraza |
Có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
Câu 10: Khi nói về đột biến gen, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
- A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.
- B. Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra hiện tượng đột biến gen.
- C. Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10-6 -10-4).
- D. Đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến và cấu trúc của gen.
Câu 11: Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là gì?
- A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
- B. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
- C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
- D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
Câu 12: Hô hấp ở động vật là gì?
- A. Quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường ngoài và giải phóng ra năng lượng.
- B. Tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phỏng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- C. Tập hợp các quá trình tế bào sử dụng chất khí như O2 và CO2 để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
- D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đủ O2 và CO2 cung cấp cho quá trình oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng dần năng lượng.
Câu 13: Tại sao tim động vật làm việc suốt đời mà không nghỉ?
Câu 14: Bộ phận nào dưới đây tham gia sự duy trì ổn định huyết áp của cơ thể?
1. Trung khu điều hoà hoạt động tim mạch.
2. Thụ quan áp lực máu.
3. Tim và mạch máu.
4. Hệ thống động và tĩnh mạch nằm rải rác trong cơ thể.
5. Lưu lượng máu chảy trong mạch máu.
Phương án đúng là:
Câu 15: Ở một loài động vật, alen A qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a qui định lông trắng (gen nằm trên NST thường). Một cá thể lưỡng bội lông trắng giao phối với một cá thể lưỡng bội (X) thu được đời con đồng tính. Hỏi kiểu gen của (X) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
Câu 16: Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là:
Câu 17: Điểm bù ánh sáng trong quang hợp là gì?
- A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
- B. Trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng có tăng.
- C. Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác.
- D. Sự trung hoà giữa khả năng quang hợp theo hướng bù trừ giữa ánh sáng tia đỏ và tia tím.
Câu 18: Nhóm hooc môn làm tăng và giảm nồng độ glucôzơ trong máu là gì?
Câu 19: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
Câu 20: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.
IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, ... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Câu 21: div>
Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NO3- và NH4+.
II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa thành NH4+ nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ.
III. Trong đất, NO3- có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa.
IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra.
Câu 22: Có hai quần thể thuộc cùng một loài: quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6; quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA chiếm tỉ lệ:
Câu 23: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 24: Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?
Câu 25: Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.
III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
Câu 27: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
- B. Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
- C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
- D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 28: div>
Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
- C. Di - nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.
- D. Di - nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.