Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 166899
Trong hô hấp ở thực vật, axit lactic có thể là sản phẩm của
- A.Quá trình hô hấp hiếu khí.
- B.Quá trình lên men.
-
C.Quá trình đường phân.
- D.Chuỗi chuyền êlectron.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 166900
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau:
I. Quá trình hấp thụ \(CO_2\)ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.
và giải phóngII. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa RiDP đên CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp → ti thể → perôxixôm.
III. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
IV. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ.
- A.1
- B.0
- C.2
- D.3
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 166901
Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit ().
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
- A.3
- B.1
- C.4
- D.2
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 166902
Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
- B.Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
-
C.Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
- D.Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 166903
Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
- B.Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
-
C.Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- D.Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 166904
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
- A.2
- B.4
- C.1
- D.3
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 166905
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loạỉ axit amin nào sau đây?
- A.Valin.
- B.Mêtiônin.
-
C.Glixin.
- D.Lizin.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 166906
Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:
- A.ADN và prôtêin histôn.
- B.ADN và mARN.
-
C.ADN và tARN.
- D.ARN và prôtêin.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 166907
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.
- A.4
- B.3
- C.1
- D.2
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 166908
Gen được cấu trúc từ loại đơn phân nào sau đây?
- A.Glucôzơ
- B.Axit amin.
- C.mARN.
- D.Nuclêôtit.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 166909
Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?
- A.Tổng hợp ARN.
- B.Tổng hợp ADN.
- C.Tổng hợp prôtêin.
- D.Tổng hợp mARN.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 166910
Ở cà chua, một tế bào sinh dục chín đang tiến hành giảm phân. Quan sát qua kính hiển vi, người ta thấy các NST đang sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hỏi tế bào này chứa bao nhiêu NST và các NST đang ở trạng thái như thế nào?
- A.Tế bào chứa 10 NST ở trạng thái đơn
- B.Tế bào chứa 20 NST ở trạng thái đơn
- C.Tế bào chứa 24 NST ở trạng thái kép
- D.Tế bào chứa 12 NST ở trạng thái kép
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 166911
Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng những loại thể truyền nào sau đây để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn?
- A.Plasmit hoặc nhiễm sắc thể nhân tạo.
- B.Plasmit hoặc ARN.
- C.Plasmit hoặc virut.
- D.Plasmit hoặc enzim.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 166912
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là:
- A.Đột biến.
- B.Giao phối không ngẫu nhiên.
- C.Chọn lọc tự nhiên.
- D.Các yếu tố ngẫu nhiên.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 166913
So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men?
- A.16 lần.
- B.19 lần.
- C.17 lần.
- D.18 lần.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 166914
Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
- A.Rượu êtylic + Năng lượng.
- B.Rượu êtylic + CO2 + Năng lượng.
- C.Rượu êtylic + CO2.
- D.Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 166915
Ba tế bào sinh trứng mang kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}DdE{\rm{e}}\) có thể tạo ra tối thiểu là mấy loại giao tử?
- A.2
- B.3
- C.4
- D.1
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 166916
Hợp tử thường có bộ nhiễm sắc thể
- A.Đơn bội (n).
- B.Tam bội (3n).
- C.Lưỡng bội (2n).
- D.Tứ bội (4n).
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 166917
Trong các phát biểu sau về hô hấp hiếu khí và lên men
- Hô hấp hiếu khí cần ôxi, còn lên men không cần oxi
- Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không
- Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn ... lên men là etanol hoặc axit
- Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
- Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2ATP) so với lên men (36-38ATP). Số phát biểu đúng là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 166918
Cho các quần thể với cấu trúc di truyền tương ứng như sau:
Quần thể 1: 36% AA + 48% Aa + 16% aa
Quần thể 2: 45% AA + 40% Aa + 15% aa
Quần thể 3: 49% AA + 42% Aa + 9% aa
Quần thể 4: 42,25% AA + 45,5% Aa + 12,5% aa
Quần thể 5: 56,25% AA + 37,5% Aa + 6,25% aa
Quần thể 6: 56% AA + 32% Aa + 12% aa
Quần thể nào đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-vanbec?
- A.1,4,6
- B.4,5,6
- C.2,4,6
- D.1,3,5
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 166919
Biết rằng các gen liên kết hoàn toàn, cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\frac{{DE}}{{de}}Gg\) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
- A.32
- B.8
- C.6
- D.16
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 166921
Ở một loài thú, xét 4 gen : gen I và gen II đều có 3 alen và nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau, gen III và gen IV đều có 4 alen và nằm trên vùng tương đồng của NST X. Theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa có thể có về 4 gen đang xét trong nội bộ loài là bao nhiêu?
- A.14112
- B.9792
- C.12486
- D.10112
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 166923
Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 166925
Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
- A.Tế bào mô giậu.
- B.Tế bào mạch gỗ.
- C.Tế bào mạch rây.
- D.Tế bào khí khổng.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 166927
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là:
- A.10%.
- B.25%.
- C.40%.
- D.20%.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 166929
Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
- A.Tế bào mạch cây của rễ.
- B.Tế bào biểu bì của rễ.
- C.Tế bào nội bì của rễ.
- D.Tế bào mạch gỗ của rễ.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 166931
Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen?
- A.BBbbDDdd
- B.BBbbDDDd
- C.BBbbDddd
- D.BBBbDdd
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 166933
Gen M có 5022 liên kết hiđrô và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T. Trên mạch hai của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.
III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.
IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 số nuclêôtit loại X.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 166936
Một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Phép lai P: AA x aa, thu được các hcrp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là:
- A.31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
- B.77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
-
C.45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
- D.55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 166938
Ở người, alen A qui định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a qui định bệnh máu khó đông. Một người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông bị bệnh máu khó đông, họ sinh ra người con vừa bị bệnh máu khó đông, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. Biết răng không xảy ra đột biến gen, trong các nhận định sau đây về nguyên nhân của hiện tượng trên, có bao nhiêu nhận định đúng ?
1. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 1 của người bố, mẹ giảm phân bình thường.
2. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 2 của người bố, mẹ giảm phân bình thường.
3. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 2 của người mẹ, bố giảm phân bình thường.
4. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 1 của người mẹ, bố giảm phân bình thường.
- A.4
- B.3
- C.1
- D.2
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 166940
Kích thước tối thiểu của quần thể là:
- A.Giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường.
- B.Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển.
- C.Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- D.Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 166942
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.
- B.Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.
- C.Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.
- D.Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 166944
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
- B.Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.
- C.Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
- D.Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 166946
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
- B.Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
- C.Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
- D.Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 166948
Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau.
- B.Trong quần xã, thường chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật mà không có sự phân tầng của các loài động vật.
- C.Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng về loài của quần xã thường vẫn được duy trì ổn định theo thời gian.
- D.Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 166950
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
- A.Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
- B.Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
- C.Tốc độ sinh sản của loài.
- D.Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 166952
Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
- B.Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
- C.Loài mới được hình thành có thể từ những cá thể cùng loài.
- D.Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 166954
Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.
- Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
- Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A qui định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
- Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 166956
Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb) phân ly độc lập sẽ có thể cho tối đa bao nhiêu kiểu hình ở đời con?
- A.4
- B.5
- C.6
- D.9
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 166959
Ở động vật, khi nói về nhiễm sắc thể giới tính phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
- B.Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen qui định tính trạng giới tính.
- C.NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng NST.
- D.Ở giới đực cặp NST giới tính là XY, ở giới cái cặp NST giới tính là XX.