Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Lợi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 167459

    Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

    (1)  Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

    (2)  hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

    (3)  Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

    (4)  Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

    • A.2
    • B.4
    • C.1
    • D.3
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 167460

    Cho cây hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 75%. Trong số những cây hoa trắng ở F1, loại cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ:

    • A.5/6
    • B.4/9
    • C.2/9
    • D.1/6
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 167461

    Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa vàng. Cho cá thể có kiểu gen  tự thụ phấn. Biết trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, hoán vị gen đã xảy ra trong quá trình hình thành hạt phấn và noãn với tần số đều bằng 20%. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen  thu được ở F1?

    • A.51%
    • B.24%
    • C.32%
    • D.16%
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 167462

    Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến?

    • A.Lặp đoạn NST
    • B.Mất hoặc thêm một cặp nucleotit
    • C.Mất đoạn NST
    • D.Thay thế một cặp nucleotit.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 167463

    Có bao nhiêu nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi huyết áp?

    (1) Lực co của tim do tác nhân nào đó

    (2) Độ quánh của máu

    (3) Nhiệt độ môi trường

    (4) Nhịp tim thay đổi

    (5) Lượng máu của cơ thể

    (6) Nồng độ khí O2 và CO2

    (7) Lượng mỡ trong máu

    (8) Sự đàn hổi của mạch máu

    (9) Nồng độ

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 167464

    Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa tím thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng được F1 có 100% hoa vàng. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 39 cây hoa vàng: 9 cây hoa tím. Nếu phép lai khác giữa cây hoa tím với cây hoa vàng được kết quả : 1 hoa tím : 1 hoa vàng thì trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai phù Һợр?

    (1)  AaBB x aaBB.            (3) Aabb x aaBb.        (5) AABB x aaBb.   

    (2) aabb x aaBb.                (4) AaBb x aaBB.       (6) Aabb x Aabb.

    • A.3
    • B.4
    • C.2
    • D.5
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 167465

    Cho các thành tựu sau:

    (1)  Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

    (2)  Tạo cừu sản sinh protein người trong sữa.

    (3)  Tạo giống lúa"gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt.

    (4)  Tạo giống dưa hấu đa bội.

    (5)  Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ là I 58025A và dòng bố là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

    (6)  Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.

    (7)  Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.

    (8)  Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.

    (9)  Tạo giống bông kháng sâu hại

    Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là:

    • A.3
    • B.4
    • C.6
    • D.5
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 167466

    Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào?

    • A.Vi sinh vật
    • B.Thực vật cho hạt
    • C.Động vật bậc cao
    • D.Thực vật cho củ.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 167467

    Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao và hình dạng quả cây do lần lượt các gen gồm 2 alen quy định, trong đó alen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao; alen E quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với alen e quy định quả dài; còn quả bầu là tính trạng trung gian. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEe x aabbDdEE cho đời con có kiểu hình hoa đỏ, thân cao, quả bầu chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

    • A.6.25%.
    • B.9,375%.
    • C.3,125%.
    • D.18,75%.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 167468

    Bệnh u xơ nang ở người do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Một người đàn ông bình thường có bố mắc bệnh kết hôn với 1 người phụ nữ bình thường, bố mẹ bình thường nhưng có em gái mắc bệnh. Khả năng để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh u xơ nang là:

    • A.25%.
    • B.75%.
    • C.11,11%.
    • D.16,66%.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 167469

    Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, có bao nhiêu kết quả đây phù hợp với hiện tượng di truyền hoán vị gen?

    (1).  9: 3: 3: 1               (2)  1: 1

    (3). 1: 1: 1: 1               (4)  3: 3: 1: 1

    (5) 3: 3: 2: 2           (6) 14: 4: 1: 1

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 167470

    Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào?

    • A.Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
    • B.Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.
    • C.Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
    • D.Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 167471

    Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì sao?

    • A.Tạo ra các thể đột biến có sức sống và khả năng sinh sản cao.
    • B.Tạo ra các alen đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
    • C.Tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành loài mới.
    • D.Tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 167472

    Khẳng định nào dưới đây không đúng?

    • A.Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.
    • B.Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
    • C.Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.
    • D.Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 167473

    Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

    • A.Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
    • B.Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
    • C.Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
    • D.Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 167474

    Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau:

    (1) AaaaBBbb x AAAABBBb.

    (2) AaaaBBbb x AAAaBbbb.

    (3) AAAaBBbb x Aaaabbbb

    (4) AaaaBBbb x AAAABBBb.

    (5) AaaaBBbb x AAAaBbbb.

    (6) AaaaBBBB x AaaaBBbb.

    (7) AAAaBbbb x AAAABBBb.

    (8) AAaaBBbb x Aaaabbbb

    Biết các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen 8: 4: 4: 2: 2: 1: 1: 1: 1?

    • A.4
    • B.1
    • C.3
    • D.2
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 167475

    Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, xét một gen có hai alen A và a nằm trên một cặp NST thường. Ở thế hệ xuất phát có tần số alen A ở giới đực là 0,6 ở giới cái là 0,4. Khi cho các cá thể của quần thể ngẫu phối thu được thế hệ F1. Biết các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau và quần thể không có đột biến và di nhập gen xảy ra. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là:

    • A.0,16 AA + 0,48Aa + 0.36aa = 1
    • B.0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
    • C.0,24 AA + 0,52Aa + 0,24 aa = 1
    • D.0,36 AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 167476

    Điều nào sau đây không đúng về mức phản ứng?

    • A.Mức phản ứng không được di truyền.
    • B.Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
    • C.Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau.
    • D.Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 167477

    Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ qua các tế bào/ bộ phận như sau:

    (1) Vào lông hút → theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulozo của thành tế bào đai Caspari → tế bào chất → mạch gỗ của rễ

    (2) Vào lông hút → qua tế bào chất của các loại tế bào → mạch gỗ của rễ

    (3) Vào lông hút → theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulozo của thành tế bào đai Caspari → nội bì tế bào chất → mạch gỗ của rễ

    (4) Vào lông hút → qua tế bào chất của các loại tế bào → theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulozo của thành tế bào đai Caspari   mạch gỗ của rễ

    Số con đường đúng là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 167478

    Có bao nhiêu nguyên nhân đúng giải thích cá hô hấp bằng mang nhưng hiệu quả hô hấp cao?

    (1) nước chảy qua mang 1 chiều và liên tục

    (2) máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước

    (3) Cách sắp xếp mao mạch mang

    (4) Sự đóng mở nhịp nhàng của miệng và nắp mang

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 167479

    Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

    Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, có bao nhiêu nhận định đúng về phả hệ trên?

    (1) Bệnh được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X.

    (2) Xác suất để cá thể 6; 7 mang kiểu gen AA=1/3, Aa=2/3.

    (3) cá thể số 15; 16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2; a = 1/2.

    (4) xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16; 17 là 9/14.

    • A.1
    • B.4
    • C.2
    • D.3
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 167480

    Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là:

    • A.Dạ cỏ
    • B.Dạ tổ ong
    • C.Dạ lá sách
    • D.Dạ múi khế
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 167481

    Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào yếu tố nào?

    • A.Điều hoà hấp thụ nước và Na+ ở thận
    • B.Điều hoà hấp thụ K+ và Na+ ở thận
    • C.Điều hoà hấp thụ nước và K+ ở thận
    • D.Tái hấp thụ nước ở ruột già
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 167482

    Thế nước thấp nhất trong mạch gỗ là ở đâu?

    • A.Lông hút
    • B.Mạch gỗ ở rễ
    • C.Quản bào ở thân
    • D.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 167483

    Những cây mở khí khổng bao đêm và đóng suốt thời gian ban ngày có kiểu quang hợp

    • A.C3
    • B.C4
    • C.CAM
    • D.Bằng chu trình Canvin – Beson
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 167484

    Một tế bào có kiểu gen AaBb\(\frac{{De}}{{dE}}\)XY, giảm phân không xảy ra đột biến. Số loại giao tử tối thiểu là:

    • A.2
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 167485

    Ở một loài sinh vật, phép lai P: ♂XbY  x ♀XBXb; trong giảm phân của mẹ, ở một số tế bào đã xảy ra rối loạn phân li NST giới tính XBXB ở giảm phân 2; giảm phân của bố diễn ra bình thường. Các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. F1 có các kiểu gen như sau:

    • A.XBXBXb; XbXb; XBXBY; XbY
    • B.XBXBXb; XBXbXb; XBY; XbY
    • C.XBXBXb; XbXb; XBXbY; XbY
    • D.XBXb; XbXb; XBYY; XbYY
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 167486

    Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    (1)  Tất cả các gen trong tế bào đều có thể bị đột biến, có những đột biến di truyền được, có những đột biến không di truyền được cho thế hệ sau

    (2)  Cùng một tác nhân đột biến, với cường độ, liều lượng như nhau có thể làm phát sinh đột biến gen với tần số như nhau ở tất cả các gen

    (3)  Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định ngắn hơn chuỗi polipeptit do gen bình thường quy định 9AO chắc chắn đã xảy ra đột biến vô nghĩa làm mất 3 bộ ba mã hóa cuối cùng

    (4)  Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 2 liên kết hidro, có thể đã xảy ra đột biến mất 1 cặp A-T

    • A.2
    • B.1
    • C.4
    • D.3
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 167487

    Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào?

    (1)  Mất đoạn NST

    (2)  Thay thế 1 cặp nucleotit

    (3)  Đột biến thể một

    (4)  Lặp đoạn NST

    (5)  Đột biến thể ba

    (6)  Đảo đoạn NST

    • A.2
    • B.1
    • C.3
    • D.4
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 167488

    Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này?

    (1)  Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu

    (2)  Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng

    (3)  Có khả năng sinh sản hữu tính

    (4)  Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen

    • A.2
    • B.1
    • C.4
    • D.3
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 167489

    Ở loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Qua một số thế hệ sinh sản, trong loài đã phát sinh thêm các thể tam bội và tứ bội có các kiểu gen khác nhau. Cho các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai không cho tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1?

    (1)  Aa x Aaa

    (2)  Aa x Aa

    (3)  Aa x Aaaa

    (4)  Aaaa x AAAa

    (5)  Aaaa x Aaaa

    (6)  AAAa x AAAa

    (7)  Aa x AAAa

    (8)  AAA x aaa

    • A.2
    • B.1
    • C.4
    • D.3
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 167490

    Ở một loài cây lưỡng bội, khi cho cây hoa hồng (P) tự thụ phấn, F1 thu được 25% cây hoa đỏ: 50% cây hoa hồng: 25% cây hoa trắng. Các cây hoa đỏ, cứ ra hoa nào lại bị côn trùng làm hỏng hoa đó (có lẽ màu đỏ dẫn dụ loài côn trùng gây hại). Khi các cây F1 tạp giao, thì tỉ lệ cây hoa hồng F2 sẽ là:

    • A.4/9
    • B.1/4
    • C.3/9
    • D.5/9
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 167491

    Đặc trưng nào sau đây không đúng cho quần xã sinh vật?

    • A.Sự phân tầng
    • B.Độ đa dạng
    • C.Mật độ
    • D.Quan hệ sinh dưỡng
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 167492

    Ở lúa, cặp gen quy định tính trạng chiều cao cây tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể số I, trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; hai cặp gen quy định hình dạng hạt và thời gian chín tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể số II, trong đó alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài; alen D quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt chín muộn. Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn (P), thu được F­1. Trong số các cây F1, cây thân cao, hạt tròn, chín muộn dị hợp 2 cặp gen chiếm 6%. Từ những thông tin trên đề xuất các kết luận.

    (1)  Đã xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo hạt phấn và noãn với tần số đều là 40%

    (2)  Kiểu gen của cơ thể P là Aa Bd/bD

    (3)  Ở F1, trong số cây thân cao, hạt tròn, chín sớm, cây dị hợp 3 cặp gen chiếm 13%

    (4)  Ở F1, cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn chiếm 5,52%

    Số kết luận đúng là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 167493

    Dưới đây là một số đặc điểm của các hiện tượng di truyền phân li độc lập, hoán vị gen và tương tác gen.

    (1)  Các gen luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân.

    (2)  Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình chọn lọc .

    (3)  Sự tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ.

    (4)  Là cơ sở dẫn đến sự tái tổ hợp gen trong quá trình giảm phân

    (5)  Cơ thể dị hợp 2 cặp gen luôn tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau

    (6)  Tạo ra thế hệ con lai F2 có 4 loại kiểu hình.

    Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa 3 hiện tượng di truyền trên?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 167494

    Ở ruồi giấm cho kiểu gen của các cá thể bố, mẹ lần lượt là Ab/aB XmY  x Ab/aB XMXm. Biết tỉ lệ giao tử AB XM = 10,5%. Tần số hoán vị gen là:

     

    • A.10,5%
    • B.21%
    • C.40%
    • D.42%
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 167495

    Ở một loài cây, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Lai hai cây P với nhau thu được F1 gồm 180 cây cao, hoa đỏ, quả tròn: 180 cây thấp, hoa đỏ, quả dài: 45 cây cao, hoa đỏ, quả dài: 45 cây thấp, hoa đỏ, quả tròn: 60 cây cao, hoa trắng, quả tròn: 60 cây thấp, hoa trắng, quả dài: 15 cây cao, hoa trắng, quả dài: 15 cây thấp, hoa trắng, quả tròn. Dự đoán nào sau đây không phù hợp với dữ liệu trên?

    • A.Gen quy định chiều cao cây và màu sắc hoa phân li độc lập với nhau
    • B.Gen quy định chiều cao cây liên kết hoàn toàn với gen quy định hình dạng quả trên một cặp NST thường
    • C.Trong hai cây P có một cây mang 3 cặp gen dị hợp
    • D.Trong hai cây P có một cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 167496

    Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau theo lí thuyết phép lai AaBbddMM × AABbDdmm thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ

    • A.50%.
    • B.87,5%.
    • C.37,5%.
    • D.12,5%.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 167497

    Khi nói về quần thể tự thụ phấn, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

    (1)  Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần về những kiểu gen khác nhau.

    (2)  Tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần, tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

    (3)  Quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.

    (4)  Chọn lọc tự nhiên không có hiệu quả đối với quần thể tự thụ phấn.

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 167498

    Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) gồm 50% cây hoa tím: 50% cây hoa trắng. Qua tự thụ phấn, F3 có 67,5% cây đồng hợp lặn. Biết alen A quy định hoa tím, alen a quy định hoa trắng. Dự đoán nào sau đây không đúng?

    • A.Thế hệ xuất phát (P) có 40% cây hoa tím có kiểu gen dị hợp
    • B.F2 có 65% cây hoa trắng
    • C.F3 có 27,5% cây hoa tím đồng hợp
    • D.F1 có 0,45% cây hoa tím

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?