Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 166920
Quá trình nào dưới đây không diễn ra ở pha sáng của quang hợp?
- A.Cố định CO2
- B.Quang phân li nước
- C.Hình thành các chất có tính khử mạnh
- D.Tổng hợp ATP
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 166922
Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là gì?
- A.mARN
- B.ADN
- C.tARN
- D.rARN
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 166924
Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất?
- A.Thân
- B.Hoa
- C.Rễ
- D.Lá
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 166926
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, người ta sử dụng enzim nào để cắt hai mạch đơn phân tử ADN của vector chuyển gen?
- A.Enzim restrictaza
- B.Enzim primaza
- C.Enzim helicaza
- D.Enzim ligaza
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 166928
Khi nói về năng suất cây trồng có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Vì quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng cho nên nếu không có nguyên tố khoáng thì năng suất cũng đạt 90 đến 95%
- Khi tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp thì sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng
- Cùng một cường độ quang hợp như nhau nhưng nếu giống có hệ số kinh tế càng cao thì năng suất càng cao
- Cùng một giống cây, nhưng cây nào có diện tích lá càng lớn thì lượng chất hữu cơ tạo ra càng lớn
- A.1
- B.4
- C.2
- D.3
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 166930
Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Chu trình Canvin tồn tại ở mọi loài thực vật
- Quang hợp quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng
- Quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím
- Quá trình quang hợp được chia làm hai pha; pha sáng và pha tối
- A.1
- B.3
- C.4
- D.2
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 166932
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ:
- A.Cạnh tranh cùng loài
- B.Ức chế- Cảm nhiễm
- C.Hỗ trợ khác loài
- D.Hỗ trợ cùng loài
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 166934
Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành
- A.Amôni.
- B.Nitrit.
- C.Nitơ khí quyển.
- D.Sunfat.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 166935
Xét cặp alen A, a qui định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho kiểu hình phân tính ở đời con?
- A.Aa X AA
- B.AA X AA
- C.AA X aa
- D.Aa X Aa
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 166937
Khi cho lai phân tích một cơ thể dị hợp về hai cặp alen qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu tỉ lệ phân li nào dưới đây có thể xuất hiện ở đời con trong trường hợp xảy ra hoán vị gen?
I. 1 : 1 : 1 : 1 II. 1 : 1 III. 3 : 1 IV. 1 : 2 : 1
V. 4 : 4 : 1 : 1
VI. 3 : 3 : 2 : 2
- A.4
- B.6
- C.3
- D.1
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 166939
Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?
- A.Thể một.
- B.Thể tam bội.
- C.Thể tứ bội.
- D.Thể ba.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 166941
Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành đo sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?
- A.Thể ba.
- B.Thể một.
- C.Thể tam bội.
- D.Thể tứ bội.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 166943
Tinh trùng thường có bộ nhiễm sắc thể
- A.Lưỡng bội (2n).
- B.Tam bội (3n).
- C.Tứ bội (4n).
- D.Đơn bội (n).
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 166945
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc là:
- A.Sự phân hóa khả năng tồn tại của các cá thể trước các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
- B.Sự phân hóa khả năng tìm kiếm bạn tình trong quần thể.
- C.Sự phân hóa các cá thể có sức khỏe và khả năng cạnh tranh khi kiếm mồi.
- D.Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 166947
Xét hai cặp alen A, a và B, b qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
- A.AaBb x aaBb
- B.Aabb x aaBb
- C.aaBb x AaBB
- D.AABb x Aabb
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 166949
Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li sau hợp tử?
- Chó và mèo cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau.
- Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh.
- Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô).
- Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển.
- A.2
- B.3
- C.1
- D.4
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 166951
Ở một hồ nước ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc và mặc dù sống chung một môi trường nhưng chúng không giao phối với nhau. Ví dụ trên phản ánh con đường hình thành loài bằng
- A.Cách li sinh thái.
- B.Cách li địa lí.
- C.Cách li tập tính.
- D.Các đột biến lớn.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 166953
Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen
- A.aabb.
- B.aaBB.
-
C.AAbb.
- D.AaBb.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 166955
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là:
- A.0,42.
- B.0,09.
-
C.0,30.
- D.0,60.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 166957
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
- A.aa x aa.
- B. Aa x Aa.
-
C.Aa x aa.
- D.AA x AA.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 166958
Tại vùng chín của gà, người ta quan sát được các NST của một tế bào đang sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hãy cho biết số lượng và trạng thái NST của tế bào nói trên.
- A.39 NST ở trạng thái kép
- B.78 NST ở trạng thái kép
- C.78 NST ở trạng thái đơn
- D.39 NST ở trạng thái đơn
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 166960
Chọn đáp án đúng khi nói về kích thước quần thể
- A.Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
- B.Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
- C.Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
- D.Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 166961
Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là gì?
- A.cộng sinh
- B.hợp tác
- C.kí sinh
- D.sinh vật ăn sinh vật
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 166962
Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng
- A.Co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp.
- B.Co bóp nhịp nhàng với chu kỳ 0,8 giây và 75 chu kỳ tim trong 1 phút như tim bình thường.
- C.Co bóp đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.
- D.Co dãn tự động theo chu kỳ nhờ hệ dẫn truyền tự động của tim.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 166963
Hệ tuần hoàn hở có ở
- A.Cá sấu, rùa, thằn lằn, rắn.
- B.Ốc sên, trai, côn trùng, tôm.
- C.Ếch đồng, ếch cây, cóc nhà, ếnh ương.
- D.Chim bồ câu, vịt, chó, mèo.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 166964
Khi nói về chu trình nitơ, người ta đưa ra các kết luận sau:
- Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit.
- Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất.
- Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit.
- Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
- A.5
- B.2
- C.4
- D.3
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 166965
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
- Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
- Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
- A.2
- B.4
- C.3
- D.1
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 166966
Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
- Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
- Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
- Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
- A.2
- B.4
- C.1
- D.3
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 166967
Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.
- B.Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ligaza.
- C.Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.
- D.Quá trình phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 166968
Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở:
- A.Dạ múi khế
- B.Dạ tổ ong
-
C.Dạ lá sách
- D.Dạ cỏ
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 166969
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
- A.Mất đoạn.
- B.Lặp đoạn.
-
C.Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
- D.Đảo đoạn.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 166970
Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ
- A.Hô hấp tiêu thụ ôxi.
- B.Hô hấp sản sinh .
- C.Hô hấp giải phóng hóa năng.
- D.Hô hấp sinh nhiệt.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 166971
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
- A.Dạ dày đơn.
- B.Ruột ngắn hơn thú ăn thực vật.
-
C.Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
- D.Manh tràng phát triển.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 166972
Xét các đặc điểm sau:
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 166973
Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
- A.Hỗ trợ cùng loài.
- B.Cạnh tranh cùng loài.
-
C.Hội sinh.
- D.Hợp tác.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 166974
Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?
- A.Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
- B.Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
-
C.Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
- D.Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 166975
Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
- A.Rừng mưa nhiệt đới.
- B.Hoang mạc.
-
C.Rừng lá rụng ôn đới.
- D.Thảo nguyên.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 166976
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
- A.Đại Cổ sinh.
- B.Đại Nguyên sinh.
-
C.Đại Tân sinh.
- D.Đại Trung sinh.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 166977
Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
- A.Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này
- B.Trong O2
-
C.Trong NADH và FADH2
- D.Mất dưới dạng nhiệt
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 166978
Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen , , qui định. Bố có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người mẹ?
- A.Nhóm máu B.
- B.Nhóm máu AB.
-
C.Nhóm máu O.
- D.Nhóm máu A.