Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Tân Trào

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 180466

    Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về ai?

    • A.Nhà vua.   
    • B.Quý tộc. 
    • C.Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.    
    • D.Đại hội Công dân. 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 180467

    Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc? 

    • A.Quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển. 
    • B.Trở thành đối tượng xâm lược của một số triều đại phong kiến Trung Quốc. 
    • C.Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc. 
    • D.Đất nước không phát triển được. 
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 180468

    Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI-XV được xây dựng theo thể chế

    • A.quân chủ chuyên chế.   
    • B.dân chủ đại nghị. 
    • C.quân chủ lập hiến.     
    • D.dân chủ chủ nô. 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 180469

    Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV. 

    • A.Lý, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ. 
    • B.Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. 
    • C.Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lý, Trần, Lê sơ. 
    • D.Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ. 
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 180470

    Sự kiện đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vǜ đài chính trị là 

    • A.cuối NĂM 1885, Đảng Quốc đại được thành lập. 
    • B.đầu NĂM 1885, Đảng Quốc đại được thành lập. 
    • C.phong trào đấu tranh chống đạo luật chia đôi xứ Bengan. 
    • D.phong trào đấu tranh phản đối vụ án Tilắc. 
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 180471

    Hậu quả của việc Trung Quốc kí Hiệp ước 1842 với thực dân Anh là gì? 

    • A.Trung Quốc được thực dân Anh công nhận là nước độc lập. 
    • B.Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa. 
    • C.Mở đầu quá trình Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. 
    • D.Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc. 
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 180472

    Điểm khác biệt giữa phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với các nước châu Á, châu Phi thế kỉ XIX là 

    • A.chống chính sách bành trướng của Mĩ.      
    • B.nhằm giành độc lập dân tộc. 
    • C.chống chủ nghĩa thực dân cǜ.     
    • D.do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 180473

    Căn cứ nào sau đây là quan trọng nhất để khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cân vương (1885 - 1896)?

    • A.Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại lâu nhất, có phương thức tác chiến linh hoạt. 
    • B.Được sự ủng hộ của nhân dân và chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp. 
    • C.Làm chậm lại quá trình bình định của Pháp, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. 
    • D.Cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ và lập được nhiều chiến công. 
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 180474

    Đầu thế kỉ XX trong nhận thức của các sƿ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường 

    • A.cải cách của Trung Quốc.        
    • B.Duy tân của Nhật Bản. 
    • C.Cách mạng vô sản ở Pháp.   
    • D.Cách mạng tháng Mười Nga. 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 180475

    Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam bằng cách 

    • A.tách Việt Nam ra khỏi Lào và Cam-pu-chia.
    • B.chia Việt Nam thành 2 miền: miền Bắc và miền Nam. 
    • C.chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. 
    • D.chia Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị. 
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 180476

    Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là 

    • A.sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng. 
    • B.ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm. 
    • C.tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm. 
    • D.chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc. 
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 180477

    Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là

    • A.nền kinh tế phong kiến tiếp tục phát triển. 
    • B.nền kinh tế phong kiến đan xen tồn tại với kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    • C.nền kinh tế phong kiến bị thủ tiêu nhường chỗ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 
    • D.nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chiếm vị trí quan trọng. 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 180478

    Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

    • A.duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
    • B.thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới. 
    • C.giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực. 
    • D.giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, vĕn hóa, giáo dục, y tế. 
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 180479

    Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là vĕn kiện quan trọng nhất?

    • A.Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. 
    • B.Là cơ sở để các nước cĕn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc. 
    • C.Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. 
    • D.Hiến chương quy định tổ chức bộ máy của Liên hợp quốc. 
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 180480

    Điểm khác giữa Liên Xô và các nước đế quốc thời kì 1945-1975 là gì? 

    • A.Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
    • B.Đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật. 
    • C.Sản xuất chế tạo nhiều vǜ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại. 
    • D.Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới. 
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 180481

    Hiệp ước nào dưới đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh ở Nhật Bản?

    • A.Hiệp ước Maxtrích.  
    • B.Hiệp ước Bali. 
    • C.Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật.    
    • D.Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô. 
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 180482

    Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX? 

    • A.Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. 
    • B.Sự tham gia của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế. 
    • C.Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. 
    • D.Sự phát triển như vǜ bão của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại tác động mạnh mẽ đến quan hệ các nước. 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 180483

    Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng tư sản Pháp thời kì cận đại là gì?

    • A.Nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính. 
    • B.Xã hội phân chia thành các đẳng cấp. 
    • C.ĐỀu có sự xâm nhập kinh tế TBCN vào nông nghiệp. 
    • D.ĐỀu do quý tộc mới lãnh đạo. 
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 180484

    Biểu hiện nào không thuộc giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông?

    • A.Hình thành quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lƿnh canh.
    • B.Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế (hoặc đại vương). 
    • C.Các vương quốc được thống nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn. 
    • D. Sự hình thành các lãnh địa với quyền lực to lớn của lãnh chúa. 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 180485

    Dưới thời khóa Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tư tưởng nào vào nước ta?

    • A.Nho giáo.      
    • B.Đạo giáo.      
    • C.Phật giáo.    
    • D.Thiên Chúa giáo. 
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 180486

    Thành tựu quan trọng nào của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX  đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

    • A.Phát minh hóa học.    
    • B.Cách mạng xanh. 
    • C.Phát minh sinh học.                
    • D.Tạo ra công cụ lao động mới.  
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 180487

    Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) nhằm mục đích: 

    • A.tổ chức quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai. 
    • B.lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh chống đế quốc và tay sai. 
    • C.tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh chống đế quốc và tay. 
    • D.tập hợp thanh niên yêu nước Việt Nam ở Quảng Châu - Trung Quốc. 
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 180488

    Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo xu hướng nào?

    • A.Dân chủ vô sản.       
    • B.Dân chủ tư sản. 
    • C.Dân chủ tiểu tư sản.       
    • D.Dân chủ vô sản và tư sản. 
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 180489

    Chủ trương “vô sản hóa” là của 

    • A.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
    • B.Tân Việt Cách mạng đảng. 
    • C.Việt Nam Quốc dân đảng.    
    • D.Nguyễn Ái Quốc. 
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 180491

    Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

    • A.Do ảnh hưởng tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn. 
    • B.Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam. 
    • C.Giai cấp công nhân đã chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác. 
    • D.Ảnh hưởng của Nhật Bản. 
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 180493

    Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào về nước trước NĂM 1930? 

    • A.Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 
    • B.Đã thành lập được mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai. 
    • C.Diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc vào Nam mang tính chất thống nhất cao. 
    • D.Mang tính chất cách mạng triệt để nhằm vào 2 kẻ thù đế quốc và tay sai. 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 180495

    Điểm khác nhau trong cách xác định nhiệm vụ cách mạng trước mắt giai đoạn 1936-1939 so với giai đoạn 1930-1931 là gì? 

    • A.Chống đế quốc và chống phong kiến. 
    • B.Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. 
    • C.Chống đế quốc, phản động tay sai 
    • D.Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai 
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 180498

    Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là 

    • A.chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. 
    • B.chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc. 
    • C.chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai. 
    • D.chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân. 
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 180500

    Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947), Pháp tăng cường thực hiện chính sách nào? 

    • A.“Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”. 
    • B.“Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ”. 
    • C.Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh để nuôi chiến tranh”. 
    • D.“Tập trung quân Âu – Phi đánh lên Việt Bắc lần thứ hai”. 
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 180502

    Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông NĂM 1950 nhằm mục đích gì? 

    • A.Giành lại thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính. 
    • B.Đánh bại thực dân Pháp, kết thúc chiến tranh. 
    • C.Buộc thực dân Pháp phải đàm phán theo điều kiện có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. 
    • D.Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng cĕn cứ địa Việt Bắc. 
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 180504

    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nhân tố đã góp phần tăng cường khối - đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là 

    • A.Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
    • B.Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào. 
    • C.Hội phản đế đồng minh Đông Dương. 
    • D.Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 180506

    Điểm yếu trong kế hoạch quân sự Nava mà địch không thể giải quyết được là 

    • A.mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng và phân tán lực lượng để mở rộng vùng chiếm đóng.
    • B.thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường. 
    • C.không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh. 
    • D.thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng). 
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 180508

    Phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là gì? 

    • A.Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ. 
    • B.Đánh vào các cĕn cứ của Pháp ở vùng rừng núi, nơi ta có thể phát huy ưu thế tác chiến. 
    • C.Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. 
    • D.Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam. 
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 180510

    Chiến thắng “Ấp Bắc” của quân dân ta đã dấy lên phong trào nào trong cả nước? 

    • A.Cao trào Đồng khởi. 
    • B.Cao trào “lùng Mĩ mà đánh lùng ngụy mà diệt”. 
    • C.Cao trào phá ấp chiến lược. 
    • D.Cao trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. 
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 180512

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960) xác định cách mạng miền Bắc 

    • A.có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng đất nước.
    • B.có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. 
    • C.có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. 
    • D.có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam. 
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 180514

    Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18/8/1968, chứng tỏ điều gì? 

    • A.Lực lượng vǜ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu, đánh bại quân viễn chinh Mĩ. 
    • B.Lực lượng vǜ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng. 
    • C.Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu. 
    • D.Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. 
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 180516

    Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là 

    • A.đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “Ngụy nhào”.
    • B.phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. 
    • C.tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”. 
    • D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”. 
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 180518

    Điểm giống cơ bản giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Chiến tranh cục bộ” là 

    • A.đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
    • B.đều thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”. 
    • C.đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. 
    • D.đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu. 
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 180520

    Hãy điền những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) “... vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là... của sự phát triển của Cách mạng Việt Nam”. 

    • A.“Thống nhất đất nước ............. yêu cầu”. 
    • B.“Giải phóng dân tộc ......... quy luật khách quan”. 
    • C.“Chủ nghĩa xã hội ............ yêu cầu”.
    • D. “Thống nhất đất nước ........ quy luật khách quan”. 
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 180522

    Kết quả lớn nhất khóa họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì? 

    • A.Thống nhất về mặt lãnh thổ. 
    • B.Hoàn thành việc thống nhất về mặt nhà nước. 
    • C.Bầu ra các cơ quan của Quốc hội. 
    • D.Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?