Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 182946
Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?
- A.Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
- B.Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
- C.Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979)..
- D.Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 182947
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI, quốc gia/vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới?
- A.Nhật Bản
- B.Trung Quốc
- C.Hàn Quốc
- D.Đài Loan
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 182948
Trước khi trở về chủ quyền của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao là vùng đất thuộc địa của thực dân nào?
- A.Anh và Bồ Đào Nha.
- B.Bồ Đào Nha và Pháp.
- C.Anh và Tây Ban Nha.
- D.Mĩ và Tây Ban Nha.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 182949
Biến đổi lớn về kinh tế của cácnước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A.Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
- B.Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- C.Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- D.Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 182950
Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A.Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
- B.Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- C.Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- D.Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 182951
Vấn đề chủ yếu gây nên tình trạng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên hiện nay là gì?
- A.Sự đối lập về hệ tư tưởng giữa TBCN với XHCN.
- B.Do vấn đề dầu mỏ và việc sử dụng tài nguyên giữa hai nước.
- C.Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự - công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.
- D.Do sự hậu thuẫn của Mĩ đối với Hàn Quốc và Trung Quốc đối với Triều Tiên.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 182952
Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?
- A.Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.
- B.Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.
- C.Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.
- D.Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 182953
Hiến chương Liên hợp quốc và quyết định chính thức thành lập Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
- A.Hội nghị Xanpanxixco (từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945).
- B.Hội nghị Pốt-xđam (Đức) (7/8/1945).
- C.Hội nghị Ianta (Liên Xô) (từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945).
- D.Hội nghị Ianta và Pốt – xđam.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 182954
Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
- A. giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
- B.tăng cường quan hệ họp tác giữa các nước.
- C.giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng.
- D.chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 182955
Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc
- A.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- B.Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- D.Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 182956
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?
- A.Tây ban Nha.
- B.Hàn Quốc.
- C.Ca Na Đa.
- D.Bồ Đào Nha.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 182957
Đâu là cơ quan giữ vai trò trọng yếu nhất của Liên hợp quốc?
- A.Hội đồng bảo an.
- B.Hội đồng tài chính.
- C.Ban thư kí.
- D.Đại hội đồng.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 182958
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau:
- A.Inđônêxia.
- B.Malayxia.
- C.Thái Lan.
- D.Xingapo.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 182959
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
- A.Tác động của cuộc chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
- B.Có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
- C.Các nước thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
- D.Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 182960
Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là
- A.Sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
- B.Nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên.
- C.Sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới.
- D.Nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 182961
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh
- A.Các nước Đông Nam Á đang kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- B.Hầu hết các nước Đông Nam Á đang chống chủ nghĩa thực dân cũ.
- C.Hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
- D.Các nước Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ kinh tế.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 182962
Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?
- A.Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- B.Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- C.Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- D.Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 182963
Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A.Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- B.Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- C.Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- D.Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 182964
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A.Để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng từ trước.
- B.Để cùng nhau phát triển kinh tế.
- C.Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- D.Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị và giải quyết những vấn đề bất đồng.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 182965
Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A.Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
- B.Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.
- C.Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực.
- D.Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 182966
Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường?
- A.Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979).
- B.7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước (1995).
- C.Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002).
- D.Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991).
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 182967
Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?
- A.Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
- B.Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật.
- C.Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
- D.Phát hành đồng tiền chung.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 182968
Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?
- A.Mở rộng thị trường.
- B.Tranh thủ được nguồn vốn, nhân lực, khoa học- kĩ thuật…
- C.Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- D.Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế- chính trị cùng phát triển.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 182969
Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là
- A.Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.
- B.Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị.
- C.Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển cho Trung Quốc.
- D.Cuộc đấu tranh để xóa bỏ tàn dư phong kiến.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 182970
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?
- A.Một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
- B.Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- C.Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
- D.Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 182971
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?
- A.Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới.
- B.Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
- C.Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.
- D.Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 182972
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là
- A.Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
- B.Nền kinh tế thị trường.
- C.Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- D.Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 182973
Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
- A.Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
- B.Mối quan hệ giữa các nước hoà dịu.
- C.ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới.
- D.Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 182974
Việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác có ý nghĩa như thế nào với các nước Đông Nam Á?
- A.Đề ra các biện pháp tích cực giúp nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
- B.Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- C.Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
- D.Đánh dấu sự khởi sắc, bước phát triển mới của ASEAN.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 182975
Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì đã
- A.Đề ra các biện pháp để nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
- B.Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- C.Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
- D.Đề ra các biện pháp cụ thể về hợp tác kinh tế, chính trị trong khu vực.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 182976
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
- A.Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
- B.Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
- C.Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
- D.Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 182977
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
- A.Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
- B.Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài.
- C.Phát triển ngoại thương.
- D.Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 182978
Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN là
- A.Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
- B.Xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác toàn diện.
- C.Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng kinh tế, văn hóa.
- D.Xây dựng ASEAN thành một tổ chức năng động và hiệu quả.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 182979
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A.Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
- B.Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
- C.Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
- D.Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 182980
Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số ta chỉ chuyên môn của Liên hợp quốc?
- A.UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
- B.WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, APE.
- C.WHO, IMF, UNFP, WB, UEFA.
- D.WHO, FAO, UNICEF, TPP.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 182981
Ý nào sau đây là biểu hiện “di chứng” của cuộc chiến tranh lạnh?
- A.Mâu thuẫn giữa Mĩ - Liên Xô tiếp tục phát triển dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.
- B.Các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
- C.Nền kinh tế của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
- D.Mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu tiếp tục phát triển.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 182982
Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là
- A.Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
- B.Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc.
- C.Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ.
- D.Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 182983
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc
- A.Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
- B.Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- C.Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- D.Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 182984
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian
- A.3,4,1,2.
- B.1,2,3,4.
- C.2,3,4,1.
- D.2,3,1,4.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 182985
Cho đoạn dữ liệu sau:
- A.hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
- B.hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.
- C.hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
- D.hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng.