Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Nguyễn Trãi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 181306

    Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?

    • A.Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc 
    • B.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước 
    • C.Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn 
    • D.Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 181307

    Câu nào sau đây sai khi nói về Đại hội đồng Liên hợp quốc

    • A.Là cơ quan lớn nhất, đứng đầu Liên hợp quốc, giám sát các hoạt động của Hội đồng bảo an 
    • B.Họp mỗi năm một kì để thảo luận các công việc thuộc phạm vi mà Hiến chương quy định 
    • C.Đối với những vấn đề quan trọng, Hội nghị quyết định theo nguyên tắc đa số hai phần ba hoặc quá bán. 
    • D.Hội nghị dành cho tất cả các nước thành viên. 
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 181308

    Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc

    • A.Hội nghị Ianta 
    • B.Hội nghị Xan Phranxico 
    • C.Hội nghị Pốtxđam 
    • D.Hội nghị Pari 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 181309

    Cho các sự kiện sau: 

    (1) Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) 

    (2) Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu) 

    (3) Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô) 

    (4) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

     Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

    • A.3,1,2,4   
    • B.3,1,4,2 
    • C.2,1,4,3     
    • D.4,1,3,2     
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 181310

     Cho các sự kiện sau: 

    1. Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô).

    2. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. 

    3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.   

    4. Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ). 

    Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:

    • A.3,1,2,4    
    • B.2,1,4,3    
    • C.4,1,3,2       
    • D.1,4,3,2  
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 181311

    Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

    • A.Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. 
    • B.Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 
    • C.Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.  
    • D.Không có tác động gì.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 181312

    Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa 
    • B.Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ 
    • C.Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự 
    • D.Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 181313

    Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?

    • A.Chậm tiến hành cải tổ 
    • B.Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật 
    • C.Sự chống phá của các thế lực thù địch 
    • D.Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài 
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 181314

    Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

    • A.Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. 
    • B.Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế. 
    • C.Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.  
    • D.Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm. 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 181315

    Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu?

    • A.Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế đối với Mĩ và phương Tây. 
    • B.Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng đối với Mĩ và phương Tây. 
    • C.Thế cân bằng sức mạnh về quốc phòng với Mĩ và phương Tây. 
    • D.Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ đối với Mĩ và phương Tây. 
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 181316

    Đâu không phải lý do để khẳng định “từ những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra cho khu vực Đông Nam Á”?

    • A.Do hòa bình đã trở lại với khu vực. 
    • B.Do tất cả các nước đã tham gia tổ chức ASEAN. 
    • C.Do ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực kinh tế. 
    • D.Do xuất hiện các quốc gia mới ở khu vực. 
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 181317

    Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ XX “mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

    • A.Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á đều giành thắng lợi. 
    • B.Các nước kí kết Hiến chương ASEAN. 
    • C.Quá trình mở rộng ASEAN từ 5 nước lên 10 nước thành viên.
    • D.Sự xuất hiện các quốc gia mới ở khu vực. 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 181318

    Việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

    • A.Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh 
    • B.Do vấn đề Campuchia 
    • C.Do nền dân chủ ở một số nước bị hạn chế 
    • D.Do sự khác biệt về văn hóa bản địa 
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 181319

    Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện khách quan thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995?

    • A.Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Việt- Mĩ bình thường hóa 
    • B.Vấn đề Campuchia được giải quyết 
    • C.Xu thế toàn cầu hóa phát triển 
    • D.Việt Nam đang tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế 
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 181320

    Đâu không phải là những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN?

    • A.Đảm bảo vấn đề việc làm 
    • B.Nền sản xuất trong nước bị cạnh tranh 
    • C.Nguy cơ bị tụt hậu 
    • D.Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế 
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 181321

    Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

    • A.Mở rộng phạm vi hành hưởng ở khu vực Đông Bắc Á 
    • B.Liên minh chặt chẽ với Tây Âu 
    • C.Tăng cường hợp tác với các nước châu Á 
    • D.Liên minh chặt chẽ với Mĩ 
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 181322

    Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo em Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

    • A.Khoa học kĩ thuật 
    • B.An ninh quốc phòng 
    • C.Giáo dục 
    • D.Tài chính 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 181323

    Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?

    • A.Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính. 
    • B.Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây. 
    • C.Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 
    • D.Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta. 
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 181324

    Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông- Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX?

    • A.Các vấn đề toàn cầu đỏi hỏi các nước phải chung tay giải quyết 
    • B.Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ của Mĩ 
    • C.Mĩ và Liên Xô đều bị thế giới lên án 
    • D.Sự suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 181325

    Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã gây ra những tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu?

    • A.Mở màn cho cục diện Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh.
    • B.Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế. 
    • C.Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị. 
    • D.Tạo nên cục diện đối lập về chính trị. 
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 181326

    Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là 

    • A.Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 
    • B.Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đã làm suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô 
    • C.Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 
    • D.Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ 
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 181327

     Vì sao Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm 1989?

    • A.Sự suy giảm thế mạnh của hai nước về nhiều mặt. 
    • B.Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, của Mỹ bị thu hẹp. 
    • C.Trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn. 
    • D.Nền kinh tế hai nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 181328

    Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau thế kỷ XX là do 

    • A.Hai cường quốc Xô - Mĩ tuyến bố chấm dứt chiến tranh.         
    • B.Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập. 
    • C.Xu thế liên kết khu vực. 
    • D.Xu thế toàn cầu hóa. 
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 181329

    Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?

    • A.Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao.
    • B.Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. 
    • C.Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia. 
    • D.Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3. 
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 181330

    Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn tới sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là gì?

    • A.Phong trào đòi tự do, dân chủ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ. 
    • B.Mĩ, Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ký các Hiệp định về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. 
    • C.Xung đột, nội chiến, tranh chấp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. 
    • D.Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng “đa cực”. 
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 181331

    Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây. 
    • B.Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. 
    • C.Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. 
    • D.Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 181332

    Yếu tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là

    • A.Ý thức dân tộc và sự trưởng thành của lực lượng xã hội ở các nước thuộc địa. 
    • B.Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng đông về số lượng, ý thức được sứ mệnh của mình. 
    • C.Giai cấp công nhân xuất hiện và ngày càng trưởng thành, từng bước bước lên vũ đài chính trị. 
    • D.Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc. 
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 181333

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

    • A.Do bóc lột hệ thống thuộc địa. 
    • B.Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời. 
    • C.Do giảm chi phí cho quốc phòng. 
    • D.Nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm. 
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 181334

    Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?

    • A.Mỹ thực hiện diễn biến hòa bình.      
    • B.Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. 
    • C.Sự đối đầu gay gắt giữa hai nước Xô - Mỹ.      
    • D.Sự phát triển của khoa học - công nghệ. 
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 181335

    Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta 
    • B.Thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô 
    • C.Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực 
    • D.Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa 
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 181336

    Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc - dân chủ trong Luận cương chính trị (10-1930) với Cương lĩnh chính trị (1930) là gì?

    • A.Ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế cộng sản 
    • B.Do Trần Phú chưa trải qua quá trình vô sản hóa 
    • C.Do sự khác biệt về nhận thức thực tiễn 
    • D.Do chịu ảnh hưởng của tinh thần quốc tế vô sản 
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 181337

    Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

    • A.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.    
    • B.Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
    • C.Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.   
    • D.Luận cương chính trị.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 181338

    Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

    • A.Thấy được mâu thuẫn cơ bản nhưng chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội 
    • B.Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công- nông 
    • C.Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng tả khuynh trong quốc tế cộng sản 
    • D.Không thấy được khả năng cách mạng của trung, tiểu địa chủ, tư sản, tiểu tư sản 
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 181339

    Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương

    • A.sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng. 
    • B.xác định động lực cách mạng là công nông. 
    • C.thành lập chính phủ công nông binh. 
    • D.tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc. 
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 181341

    Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

    • A.Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền. 
    • B.Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp. 
    • C.Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 
    • D.Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng. 
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 181343

    Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Đảng, chính phủ có thể vận dụng nguyên tắc đấu tranh ngoại giao nào từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?

    • A.Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu 
    • B.Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc 
    • C.Nhân nhượng trong mọi tình huống 
    • D.Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực 
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 181345

    Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?

    • A.Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế. 
    • B.Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia. 
    • C.Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp. 
    • D.Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. 
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 181347

    Phát biểu ý kiến của em về ý kiến sau đây: Việt Nam hoàn toàn bị động khi cuộc chiến tranh Việt -  Pháp bùng nổ tháng 12-1946 

    • A.Đúng. Vì thực dân Pháp là người phát động cuộc chiến tranh này 
    • B.Sai. Vì Việt Nam đã giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ ngay từ đầu 
    • C.Đúng. Vì thực dân Pháp có ưu thế áp đảo Việt Nam trong giai đoạn đầu 
    • D.Sai. Vì Việt Nam đã có sự chuẩn bị và chủ động phát động kháng chiến 
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 181349

    Đảng, chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân không xuất phát từ lý do nào sau đây?

    • A.Do kháng chiến toàn dân là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế 
    • B.Do vận dụng lý luận Mác Lênin và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông 
    • C.Do âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp 
    • D.Do nhu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến 
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 181351

    Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp để cứu Tổ quốc.” Đoạn trích trên thể hiện tư tưởng nào của chủ tịch Hồ Chí Minh?

    • A.Tư tưởng “độc lập - tự do” 
    • B.Tư tưởng “đoàn kết quốc tế”. 
    • C.Tư tưởng “chiến tranh nhân dân”.  
    • D.Tư tưởng “đại đoàn kết dân tộc”. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?