Bài kiểm tra
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Bình Tân
1/40
50 : 00
Câu 1: Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2: Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 3: Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?
Câu 4: Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau
- A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh
- B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp
- C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh
- D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam
Câu 5: Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) muốn nhấn mạnh điều gì?
- A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 6: Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 8: Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?
Câu 9: Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
Câu 10: Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 11: Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là
Câu 12: Bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?
Câu 13: Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?
Câu 14: Nguyên nhân chính khiến thực dân Pháp phải tăng cường chính sách khủng bố khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra?
Câu 15: Sự thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau?
Câu 16: Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là
Câu 17: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?
Câu 18: Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Câu 19: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
Câu 20: Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 21: Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?
Câu 22: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là
- A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
- B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man
- C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
- D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Câu 23: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?
- A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
- B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ.
- C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp
- D. Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Câu 24: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là
Câu 25: Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
Câu 26: “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của ai
Câu 27: Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
- A. Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai
- B. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam
- C. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành
- D. Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại
Câu 28: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?
Câu 29: Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là
Câu 30: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Câu 31: Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
Câu 32: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
Câu 33: Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
Câu 34: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
Câu 36: Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
Câu 37: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?
Câu 38: “Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”
Đoạn trích trên thuộc văn bản nào
Câu 39: Mục tiêu của phong trào Cần Vương là
Câu 40: Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống. “Lòng yêu ước của …… không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”. (Theo Mac-xen Gô-Chi-ê, Ông vua bị lưu đầy)