Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đồng Đậu

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 194242

    Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ nào sau đây?

    • A.nhân thân và tài sản.
    • B.giao dịch, kí kết hợp đồng.
    • C.lao động, công vụ nhà nước.
    • D.kinh tế và xã hội.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 194243

    Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào sau đây?

    • A.trách nhiệm và chính trị.
    • B.trách nhiệm và nghĩa vụ.
    • C.trách nhiệm pháp lý.
    • D.trách nhiệm công dân.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 194244

    Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

    • A.Tính thống nhất của các văn bản pháp luật.
    • B.Tính quyền lực, bắt buộc chung.
    • C.Tính quy phạm phổ biến.
    • D.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 194245

    Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào?

    • A.chính trị.
    • B.kinh tế.
    • C.văn hóa.
    • D.giáo dục.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 194246

    Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện quyền gì?

    • A.Tự do của công dân.
    • B.Học tập của công dân.
    • C.Lao động của công dân.
    • D.Phát triển của công dân.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 194247

    Trong nền kinh tế hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng gì?

    • A.ổn định.
    • B.giữ nguyên.
    • C.tăng lên.
    • D.giảm xuống.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 194248

    Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là gì?

    • A.văn hóa.
    • B.tôn giáo.
    • C.luật lệ.
    • D.phong tục.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 194249

    Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước được gọi là gì?

    • A.pháp luật.
    • B.phong tục.
    • C.pháp chế.
    • D.đạo đức.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 194250

    Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

    • A.Phương tiện thanh toán.
    • B.Tiền tệ thế giới.
    • C.Phương tiện giao dịch.
    • D.Thước đo giá trị.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 194251

    Quy luật giá trị yêu cầu, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động nào sau đây?

    • A.cá biệt cần thiết.
    • B.của từng người sản xuất.
    • C.của một số người sản xuất.
    • D.xã hội cần thiết.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 194252

    Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ gì?

    • A.sở hữu.
    • B.tình cảm.
    • C.tài sản.
    • D.thừa kế.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 194253

    Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

    • A.Quyền học tập.
    • B.Quyền phát triển.
    • C.Quyền sáng tạo.
    • D.Quyền nghiên cứu khoa học.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 194254

    Pháp luật có vai trò là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp nào dưới đây?

    • A.Tổ chức kinh doanh theo nhu cầu cá nhân.
    • B.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
    • C.Kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức.
    • D.Khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 194255

    Nội dung nào dưới đây không thể hiện mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh?

    • A.Bảo đảm mọi nhu cầu của người lao động.
    • B.Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
    • C.Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
    • D.Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 194256

    Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

    • A.Nam, nữ tự do kết hôn và li hôn.
    • B.Đình chỉ công tác đối với cán bộ vi phạm kỉ luật.
    • C.Thu hồi giấy phép kinh doanh.
    • D.Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 194257

    Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo?

    • A.Quyền tác giả.
    • B.Quyền sở hữu công nghiệp.
    • C.Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
    • D.Quyền học tập suốt đời.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 194258

    Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

    • A.Tự do cạnh tranh dưới mọi hình thức.
    • B.Tự do liên kết với mọi tổ chức kinh tế.
    • C.Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
    • D.Tự do thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 194259

    Theo quy định của pháp luật, những tài sản nào sau đây thuộc quyền sở hữu của cả vợ và chồng?

    • A.Tất cả tài sản trước thời kì hôn nhân.
    • B.Tất cả tài sản trong thời kì hôn nhân.
    • C.Tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định.
    • D.Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 194260

    Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào dưới đây công dân không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

    • A.Ngân hàng RQ thưởng tết cho nhân viên nhiều hơn ngân hàng VT.
    • B.Công ty Z không tuyển nhân viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc.
    • C.Trong một lớp học có bạn được miễn học phí, có bạn không được miễn.
    • D.Anh T được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang trong thời gian học đại học.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 194261

    Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì?

    • A.viết hộ phiếu bầu cử cho người khác.
    • B.thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    • C.thực hiện giao dịch dân sự.
    • D.tham gia các hoạt động tôn giáo.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 194262

    Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

    • A.Ai cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
    • B.Quyền của công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.
    • C.Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
    • D.Mọi người đều được hưởng quyền ưu tiên như nhau.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 194263

    Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục?

    • A.Công dân thuộc dân tộc đa số và thiểu số đều bình đẳng về cơ hội học tập.
    • B.Ưu tiên cộng điểm thi đại học cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    • C.Nhà nước đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu,vùng xa.
    • D.Chỉ có sinh viên vùng dân tộc thiểu số mới được xét để cấp học bổng.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 194264

    Công dân sử dụng pháp luật trong trường hợp nào dưới đây?

    • A.Đóng thuế khi sản xuất, kinh doanh.
    • B.Không kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
    • C.Bảo vệ môi trường.
    • D.Kí kết hợp đồng lao động.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 194265

    Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

    • A.Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác.
    • B.Công dân có thể theo hay không theo bất cứ một tôn giáo nào.
    • C.Công dân phải tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí. 
    • D.Công dân cần thực hiện mọi hành động để bảo vệ các tôn giáo.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 194266

    Chị H đã dùng ngôi nhà được thừa kế riêng để cho những người lang thang, cơ nhỡ ở miễn phí, mặc dù chồng chị muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Chị H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

    • A.Nhân thân.
    • B.Tài sản.
    • C.Sở hữu.
    • D.Tham vấn.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 194267

    Ông T là giám đốc, chị L là nhân viên kế toán cơ quan X. Nhận thấy công việc ông T giao cho mình có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên chị L đã từ chối. Tức giận, ông T đã chuyển chị L sang làm ở phòng tạp vụ. Ông T đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

    • A.Xác lập quy trình quản lí.
    • B.Giao kết hợp đồng lao động.
    • C.Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
    • D.Thay đổi vị trí việc làm.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 194268

    Cảnh sát giao thông thành phố X tăng cường việc sử dụng hệ thống camera để phát hiện vi phạm giao thông do ngày càng nhiều người không có ý thức chấp hành luật giao thông. Việc làm của Cảnh sát giao thông thành phố X đã thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

    • A.Bản chất xã hội.
    • B.Bản chất khoa học.
    • C.Bản chất kinh tế.
    • D.Bản chất giai cấp.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 194269

    Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây?

    • A.Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
    • B.Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
    • C.Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. 
    • D.Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 194270

    Cán bộ sở X là chị K bị Tòa án tuyên phạt tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt số tiền chính sách dành cho học sinh nghèo là 3 tỷ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

    • A.Hình sự và kỉ luật.
    • B.Hành chính và kỉ luật.
    • C.Hành chính và dân sự.
    • D.Hình sự và dân sự.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 194271

    Tòa án nhân dân tỉnh X đã tuyên phạt 36 năm tù đối với các bị cáo trong vụ trộn lõi Pin vào phế phẩm cà phê. Tòa án nhân dân tỉnh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

    • A.Áp dụng pháp luật.
    • B.Thi hành pháp luật.
    • C.Sử dụng pháp luật.
    • D.Tuân thủ pháp luật.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 194272

    Bạn L viết bài chia sẻ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay để đăng lên trang Web của nhà trường. Bạn L đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

    • A.Thi hành pháp luật.
    • B.Tuân thủ pháp luật.
    • C.Sử dụng pháp luật.
    • D.Áp dụng pháp luật.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 194273

    Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh H bị Tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội vi phạm quy định về an toàn lao động khiến một công nhân tử vong. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

    • A.Hình sự và kỉ luật.
    • B.Hình sự và dân sự.
    • C.Hành chính và kỉ luật.
    • D.Hành chính và dân sự.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 194274

    Anh K mua một số hàng hóa không rõ nguồn gốc của bà M về bán trong dịp tết. Vì bị thanh tra thị trường phát hiện nên anh K đã không thanh toán tiền cho bà M và còn khai báo bà M là chủ nhân của số hàng hóa không rõ nguồn gốc đó khiến cho bà M vừa bị mất tiền, vừa bị cán bộ chức năng là ông Q xử phạt. Biết chuyện, chị G là hàng xóm của anh K đã viết bài chia sẻ lên mạng xã hội. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?

    • A.Anh K và bà M.
    • B.Anh K, bà M và ông Q.
    • C.Bà M và chị G.
    • D.Anh K, chị G và bà M.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 194275

    Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

    • A.Chị H, anh K và ông N.
    • B.Anh K, chị H, ông N và anh G.
    • C.Anh G, anh K và ông N.
    • D.Anh K, anh G, ông N và chị M.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 194276

    Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, anh K đã chung sống như vợ chồng với chị L. Phát hiện ra sự việc, vợ anh K là chị M đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng rồi bỏ đi khỏi nhà. Mẹ chị M là bà T biết chuyện nên đã đến cơ quan nơi chị L làm việc để xúc phạm chị trước mặt nhiều người khiến chị bị khiển trách trước toàn cơ quan. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

    • A.Anh K, chị M và chị L.
    • B.Anh K và chị M.
    • C.Anh K và chị L.
    • D.Anh K, chị L và bà T.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 194277

    Anh K là thủ quỹ của công ti G. Trong quá trình làm việc anh K đã thông đồng với anh T, kế toán trưởng, chiếm đoạt một số tiền của công ti để tiêu xài cá nhân. Anh Y, kế toán viên, phát hiện ra việc làm trên của anh K và anh T nên đã báo cho giám đốc Q. Do có quan hệ họ hàng với anh K nên giám đốc Q đã làm ngơ và bỏ qua. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

    • A.Anh K và anh T.
    • B.Anh Y, anh K và anh T.
    • C.Anh K và giám đốc Q.
    • D.Anh K, anh T và giám đốc Q.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 194278

    Chủ một nhà hàng là anh K không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho bà T. Bà T yêu cầu anh K phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng anh K không chịu và chỉ bồi thường cho bà T đúng số tiền bằng số cỗ chưa làm. Bà T không đồng ý nên đã gọi con trai của mình là anh Q đến thương lượng với anh K. Không thương lượng được, anh Q đã đập phá cửa hàng của anh K. Thấy vậy, vợ anh K là chị L đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi 2 mẹ con bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?

    • A.Anh K và anh Q.
    • B.Chị L, anh Q và anh K.
    • C.Anh K và bà T.
    • D.Bà T, anh Q và chị L.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 194279

    Anh K là cán bộ sở X. Chị L và chị M đều là nhân viên dưới quyền của anh K. Trong quá trình làm việc, chị M phát hiện anh K có quan hệ tình cảm bất chính với chị L nên đã kể lại chuyện này với vợ anh K là chị H, chủ một cửa hàng may mặc. Tức giận, chị H đã đến nơi làm việc của chồng để xúc phạm chị L trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị L bị giảm sút. Biết chuyện, anh K đã quyết định chuyển chị M đi công tác ở nơi khác đúng lúc chị M nghỉ ốm quá thời gian quy định. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và kỉ luật?

    • A.Anh K và chị H.
    • B.Anh K, chị L và chị H.
    • C.Anh K, chị L và chị M.
    • D.Anh K và chị L.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 194280

    Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là ông P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

    • A.Chị K, chị L và chị T.
    • B.Ông P, chị L và chị T.
    • C.Ông P và chị T.
    • D.Chị L và ông P.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 194281

    Chị K thấy hàng xóm của mình là bà L thường xuyên xả rác thải không đúng nơi quy định nên đã nhắc nhở. Bà L không những không nghe mà còn có những lời lẽ xúc phạm chị K. Bực tức, chị K kể lại chuyện này với em gái mình là chị H. Một lần, bắt gặp con trai bà L là anh T đi cổ vũ đánh bạc, chị H đã báo cho cơ quan chức năng biết khiến anh T bị xử phạt. Tức giận, anh T đã thuê anh P đánh người yêu của chị H là anh Q khiến anh Q bị thương nặng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hình sự?

    • A.Bà L và anh T.
    • B.Bà L, anh T và anh P.
    • C.Anh P và anh T.
    • D.Chị K, chị H và anh P.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?