Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Trần Bình Trọng lần 3

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 138180

    Một con lắc có vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình . Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là:       

    • A.W = ω2A     
    • B.W = mω2A2          
    • C. W = \(\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)            
    • D.\({\rm{W}} = \frac{1}{2}{\omega ^2}{A^2}\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 138181

    Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo là 

    • A.\(T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
    • B.\(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)
    • C.\(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
    • D.\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 138182

    Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ  và chu kì T của sóng là 

    • A.\(\lambda = v.T\)
    • B.\(\lambda = {v^2}.T\)
    • C.\(\lambda = \frac{v}{{{T^2}}}\)
    • D.\(\lambda = \frac{v}{T}\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 138183

    Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phân nào sau đây ở máy phát thanh dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số ? 

    • A.Mạch biến điệu.    
    • B.Anten phát. 
    • C.Micrô.             
    • D.Mạch khuếch đại.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 138184

    Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường. Các suất điện động cảm ứng trong ba cuộn dây của phần ứng từng đôi một lệch pha nhau 

    • A.\(\frac{{2\pi }}{3}\)
    • B.\(\frac{\pi }{4}\)
    • C.\(\frac{3\pi }{4}\)
    • D.\(\frac{\pi }{2}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 138185

    Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính ? 

    • A.Mạch khuếch đại                 
    • B.Phần ứng  
    • C.Phần cảm     
    • D.Ống chuẩn trực
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 138186

    Một khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. Gọi Φ là từ thông gửi qua khung dây. Độ lớn của Φ bằng: 

    • A.0,5.B.S.        
    • B.2B.S.     
    • C.B.S.        
    • D.–B.S.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 138187

    Đơn vị của cường độ điện trường là : 

    • A.Vôn (V)    
    • B.Tesla(T)          
    • C.Vôn trên mét (V/m)         
    • D.Am pe (A)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 138188

    Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu Bo, quỹ đạo dừng K của êlêctron có bán kính là ro=5,3. 10-11m.  Quỹ đạo L có bán kính là 

    • A.47,7. 10-11m         
    • B.84,8. 10-11m     
    • C.132,5. 10-11m     
    • D.21,2. 10-11m
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 138189

    Cho khối lượng của prôtôn, nơtron, hạt nhân \(_{18}^{37}Ar\) lần lượt là 1,0073u; 1,0087u; 36,9565u.  Độ hụt khối của \(_{18}^{37}Ar\) là 

    • A.0,3402u     
    • B.0,3650u   
    • C.0,3384u        
    • D.0,3132u
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 138190

    Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính  12 cm

    Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao bằng một nửa vật. Tiêu cự của thấu kính là: 

    • A.-24 cm.       
    • B.12 cm  
    • C. -12 cm        
    • D.24 cm
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 138191

    Cho mạch điện như hình bên. Biết ξ=12 V; r = 1Ω;R1 =3 Ω ; R2 = R3 = 4Ω.  Bỏ qua điện trở của dây nối.  Công suất tiêu thụ điện của R2 là

     

    • A.4,5 W.        
    • B.4 W          
    • C.9,0 W         
    • D.6,0 W
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 138192

    Trên một sợi dây đang có sóng dừng, khoảng cách ngắn nhất giữa một nút và một bụng là 2cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 

    • A.2cm     
    • B.1cm     
    • C.8cm     
    • D.4cm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 138193

    Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (100\pi t + \pi /6)\,\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là \(i = {I_0}cos(100\pi t - \pi /12)\,\,\left( A \right)\). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 

    • A.0,50         
    • B.0,71     
    • C. 0,87          
    • D. 1,00
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 138194

     Mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là i0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là: 

    • A.\(\frac{{4\pi {q_0}}}{{{I_0}}}\)
    • B.\(\frac{{2\pi {I_0}}}{{{q_0}}}\)
    • C.\(\frac{{4\pi {I_0}}}{{{q_0}}}\)
    • D.\(\frac{{2\pi {q_0}}}{{{I_0}}}\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 138195

    Dòng điện trong mạch LC lí tưởng có cuộn dây có độ tự cảm 4 µH, có đồ thị phụ thuộc dòng điện vào thời gian như hình vẽ bên. Tụ có điện dung là:

     

    • A.2,5 nF.       
    • B. 5 µF.  
    • C.25 nF.  
    • D.0,25 µF.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 138196

    Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn cùng pha S1, S2. O là trung điểm của S1S2. Xét trên đoạn S1S2: tính từ trung trực của S1S2 (không kể O) thì M là cực đại thứ 5, N là cực tiểu thứ 5. Nhận định nào sau đây là đúng? 

    • A.NO > MO.       
    • B.NO ≥ MO    
    • C.NO < MO.  
    • D.NO = MO.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 138197

    Cho 3 loại đoạn mạch: chỉ có điện trở thuần, chỉ có tụ điện, chỉ có cuộn dây thuần cảm. Đoạn mạch nào tiêu thụ công suất khi có dòng điện xoay chiều chạy qua? 

    • A.chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn dây thuần cảm.   
    • B.chỉ có điện trở thuần.
    • C.chỉ có tụ điện.     
    • D.chỉ có cuộn dây thuần cảm.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 138198

    Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, chàm, cam và lục. Chiết suất của nuớc có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng  

    • A.chàm. 
    • B.cam    
    • C.Lục.         
    • D.đỏ.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 138199

    Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là  \({x_1} = 2\sin \left( {\omega t - \frac{\pi }{3}} \right)(cm);{x_2} = \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Phương trình dao động của vật là: 

    • A.\(x = \cos \left( {\omega t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)(cm)\)
    • B.\(x = 2\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • C.\(x = 2\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{3}} \right)\)
    • D.\(x = \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 138200

    Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 20dB và 60 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M 

    • A.1000 lần.     
    • B.10000 lần.    
    • C.3 lần.    
    • D.40 lần
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 138201

    Khi nói về tia hồng ngoại phát biểu nào sau đây sai

    • A.Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ 
    • B.Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
    • C.Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt 
    • D.Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 138202

    Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Mắc đoạn mạch trên vào điện áp xoay chiều có tần số góc  thay đổi được. Khi trong mạch xảy ra hiện tượng công hưởng thì 

    • A.\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {RC} }}\)
    • B.\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
    • C.\(\omega = \sqrt {LC} \)
    • D.\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LR} }}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 138203

    Điện áp giữa hai cực của một vôn kế nhiệt là \(u = 100\sqrt 2 \cos 100\pi t\left( V \right)\) thì số chỉ của vôn kế này là: 

    • A.141 V       
    • B.50 V  
    • C.100V           
    • D.70V
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 138204

    Hạt nhân nào sau đây có thể phân hạch  

    • A.\(_2^4He\)
    • B.\(_6^{12}C\)
    • C.\(_4^9Be\)
    • D.\(_{92}^{235}U\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 138205

    Nuclôn là tên gọi chung của prôtôn và 

    • A.nơtron         
    • B.êlectron     
    • C.nơtrinô            
    • D.pôzitron
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 138206

    Cho phản ứng hạt nhân X + \({}_{13}^{27}Al\) → \({}_{15}^{30}P\) + n. Hạt nhân X là hạt nào sau đây: 

    • A.\({}_2^4He\)
    • B.\({}_{13}^{27}Al\)
    • C.\({}_1^3T\)
    • D.\({}_1^2D\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 138207

    Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy c = 3.108 m/s. Chiếu bức xạ có tần số f vào kim loại này thì xảy ra hiện tượng quang điện. Giới hạn nhỏ nhất của f là: 

    • A.\({6.10^{14}}Hz\)
    • B.\({5.10^{14}}Hz\)
    • C.\({2.10^{14}}Hz\)
    • D.\(4,{5.10^{14}}Hz\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 138208

    Hạt nhân \({}_{40}^{90}{Z_r}\) có năng lượng liên kết là 783MeV.Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là 

    • A.MeV/nuclôn. 
    • B.MeV/nuclôn
    • C.MeV/nuclôn.      
    • D.MeV/nuclôn.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 138209

    Trong thí nghiệm Y-âng  về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 450 nm, Khoảng cách giữa hai khe là 1mm. Trên màn quan sát, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,72 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn bằng    

    • A.1,2 m.     
    • B.1,6 m      
    • C.1,4 m     
    • D.1,8 m
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 138210

    Trong chiếc điện thoại di động 

    • A.không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến. 
    • B.chi có máy thu sóng vô tuyến.
    • C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.   
    • D.chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 138211

    Một con lắc đơn có chiều dài 64 cm treo tại nơi có g = 10 m/s2. Dưới tác tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số 2,25 Hz; con lắc dao động với biên độ S0. Nếu ta tăng tần số của ngoại lực thì biên độ dao động: 

    • A.giảm. 
    • B. tăng rồi giảm.    
    • C.không thể xác định. 
    • D.tăng
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 138212

    Giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường có chiết suất 1,4 thì số vân sáng và vân tối trên đoạn MN là 

    • A.29 sáng và 28 tối.        
    • B.28 sáng và 26 tối.  
    • C.27 sáng và 29 tối.                
    • D.26 sáng và 27 tối.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 138213

    Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói hên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng 

    • A. 0,9 mm.         
    • B.1,6 mm.       
    • C. 1,2 mm.    
    • D.0,6 mm.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 138214

    Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng 

    • A.của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm. 
    • B.của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.
    • C.của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm. 
    • D.của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 138215

    Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có 

    • A.màu tím và tần số f.         
    • B.màu cam và tần số 1,5f.
    • C.màu cam và tần số f.           
    • D.màu tím và tần số l,5f.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 138216

    Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe S1S2 là 1,2 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là 

    • A.0,24 m.        
    • B.0,26 m.    
    • C.2,4 m.     
    • D.2,6 m.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 138217

    Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?  

    • A.−5 mm.    
    • B. +4mm.    
    • C.+8 mm.      
    • D.−12 mm.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 138218

    Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng 

    • A. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí.  
    • B.chỉ xảy ra với chất rắn, và chất lỏng
    • C.chỉ xảy ra với chất rắn.          
    • D. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 138219

    Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng 

    • A.bước sóng dài thì càng nhỏ.  
    • B.bước sóng dài thì càng lớn.
    • C.tím nhỏ hơn đối với ánh sáng lục       
    • D.lục nhỏ hơn đối với ánh sáng vàng.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?