Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Lý Thường Kiệt

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 139380

     Phát biểu nào sau đây đúng? 

    • A.Ánh sáng có bước sóng càng lớn thì càng dễ gây ra hiện tượng quang điện. 
    • B.Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phôtôn chuyển động với tốc độ c = 3.108 m/s trong mọi môi trường.
    • C.Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. 
    • D.Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 139381

    Hạt nhân đơteri \({}_1^2D\) có khối lượng mD =  2,0136 u. Biết khối lượng của prôtôn là mp = 1,0073 u và của nơtron là mn = 1,0087 u. Năng lượng liên kết của hạt nhân  xấp xỉ bằng 

    • A.1,67 MeV.      
    • B.1,86 MeV.              
    • C.2,24 MeV.          
    • D.2,02 MeV.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 139382

    Hạt nhân \({}_6^{14}C\) và hạt nhân \({}_7^{14}N\) có cùng 

    • A.số prôtôn.         
    • B.điện tích.         
    • C.số nuclôn.      
    • D.số nơtron.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 139383

    Sóng điện từ 

    • A.có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang.    
    • B.chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
    • C.truyền được trong chân không.             
    • D.truyền đi không mang theo năng lượng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 139384

    Cho các tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục. Tia có tần số nhỏ nhất là 

    • A.tia đơn sắc màu lục.  
    • B.tia tử ngoại.              
    • C.tia Rơn-ghen. 
    • D. tia hồng ngoại.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 139385

    Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt) (cm). Chiều dài quỹ đạo của vật là 

    • A.3 cm.         
    • B.9 cm. 
    • C.6 cm.    
    • D.12 cm.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 139386

    Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm 

    • A.gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.  
    • B.trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
    • C.gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. 
    • D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 139387

    Cho 4 tia phóng xạ: tia α, tia β+, tia βvà tia γ cùng đi vào một vùng có điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là 

    • A.tia β-.             
    • B.tia β+.      
    • C. tia γ.               
    • D. tia α.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 139388

    Một chất điểm khối lượng m = 50 g dao động điều hòa với phương trình \(x\, = \,4\cos (2\pi t\, + \,\frac{\pi }{4})\,(cm)\)  (t tính bằng s). Động năng của chất điểm tại thời điểm t = 0,25 s có giá trị là 

    • A.Wđ = 0,8 mJ.        
    • B.Wđ = - 1,6 mJ.          
    • C.Wđ = - 0,8 mJ.       
    • D.Wđ = 1,6 mJ.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 139389

    Máy biến áp là thiết bị 

    • A.có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.  
    • B.biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
    • C.biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều. 
    • D.làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 139390

    Trong sơ đồ khối của máy phát sóng vô tuyến, không có mạch (bộ phận) 

    • A.phát dao động cao tần.  
    • B.biến điệu.   
    • C.tách sóng.      
    • D.khuếch đại.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 139391

    Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôtôn do laze phát ra có độ sai lệch 

    • A.bước sóng là rất lớn.     
    • B.năng lượng là rất lớn. 
    • C.tần số là rất nhỏ.  
    • D. tần số là rất lớn.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 139392

    Một sóng âm lan truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là LM và LN với LM = LN + 30 dB. Cường độ âm tại M lớn hơn cường độ âm tại N       

    • A.10000 lần.   
    • B.1000 lần.         
    • C. 30 lần.      
    • D.3 lần.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 139393

    Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ? 

    • A.Dựa vào quang phổ vạch thu được, ta có thể xác định nhiệt độ của khối khí. 
    • B.Là quang phổ gồm những vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối.
    • C.Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy. 
    • D.Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 139394

    Một chất khi phát quang sẽ phát ra ánh sáng màu lục. Để gây ra hiện tượng phát quang thì có thể chiếu vào chất này một chùm ánh sáng 

    • A.màu đỏ.        
    • B. màu cam.          
    • C.màu vàng.      
    • D.màu tím.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 139395

    Phát biểu nào sau đây đúng? 

    • A.Một vật sẽ phát ra tia X (tia Rơn-ghen) nếu nó được nung nóng đến nhiệt độ trên 2000 oC. 
    • B.Tia tử ngoại có khả năng làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
    • C.Một vật muốn phát ra tia tử ngoại thì nhiệt độ của nó phải lớn hơn nhiệt độ môi trường. 
    • D.Tính chất nổi bật nhất của tia tử ngoại là tác dụng nhiệt.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 139396

    Một nguồn âm phát ra sóng âm có tần số 420 Hz truyền trong không khí với bước sóng 80 cm. Tốc độ truyền âm trong không khí là 

    • A.336 m/s.    
    • B.330 m/s.                 
    • C.332 m/s.           
    • D. 340 m/s.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 139397

    Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu mạch RLC nối tiếp có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng (điện). Khi đó 

    • A.dòng điện qua mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu mạch. 
    • B.điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch.
    • C.công suất của dòng điện đạt giá trị cực đại. 
    • D.điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 139398

    Khi một vật dao động điều hòa thì 

    • A.vectơ gia tốc luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.      
    • B.vectơ gia tốc luôn ngược hướng với vectơ vận tốc.
    • C. gia tốc luôn ngược pha với li độ.         
    • D.gia tốc luôn cùng pha với li độ.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 139399

    Đặt điện áp \(u\, = \,120\cos (100\pi t\, + \,\frac{\pi }{6})\,(V)\) vào hai đầu một đoạn mạch thì dòng điện qua mạch có cường độ là \(i\, = \,2\cos (100\pi t\, - \,\frac{\pi }{6})\,(A).\) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 

    • A.60 W.       
    • B.\(60\sqrt 3 \,{\rm{W}}.\)
    • C. 120 W.        
    • D.\(80\sqrt 3 \,{\rm{W}}.\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 139400

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox và có vị trí cân bằng tại O. Tốc độ của vật đạt cực đại khi 

    • A.vật có li độ x = 0,5A và đang hướng về vị trí cân bằng. 
    • B.vật đến vị trí biên.
    • C.vật có li độ x = 0,5A và đang hướng ra vị trí biên. 
    • D.vật qua vị trí cân bằng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 139401

    Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có 500 vòng, diện tích mỗi vòng là 220 cm2. Cho khung quay đều với tốc độ 50 vòng/s quanh một trục đối xứng nằm trong mặt phẳng khung. Hệ thống đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ  vuông góc với trục quay và có độ lớn \(\frac{{\sqrt 2 }}{{5\pi }}\,T.\) Suất điện động xuất hiện trong khung dây có giá trị cực đại bằng 

    • A.\(220\sqrt 2 \,V.\)
    • B.\(110\sqrt 2 \,V.\)
    • C.220 V.           
    • D.110 V.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 139402

    Trong mạch LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian 

    • A. luôn cùng pha nhau.      
    • B.luôn ngược pha nhau.   
    • C. với cùng tần số.                 
    • D.với cùng biên độ.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 139403

    Chiếu xiên một chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai ánh sáng đơn sắc vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì 

    • A.so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam. 
    • B. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.              
    • C.so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng. 
    • D. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 139404

    Mắc một vôn kế (nhiệt) có điện trở rất lớn vào hai đầu điện trở thuần R = 50 Ω trong mạch RLC nối tiếp rồi cho dòng điện xoay chiều \(i\, = \,2\sqrt 2 \cos (100\pi t\, + \,\pi )\,(A)\) chạy qua mạch. Số chỉ của vôn kế là 

    • A.200 V.                     
    • B.100 V.            
    • C.50 V.       
    • D.\(100\sqrt 2 \,V.\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 139405

    Trong hệ SI, cảm kháng của cuộn cảm được tính bằng đơn vị  

    • A.culông (C).            
    • B.ôm (Ω). 
    • C.fara (F).          
    • D. henry (H).
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 139406

    Trong bài toán thực hành của chương trình vật lý 12, giá trị của gia tốc rơi tự do được xác định theo công thức \(g = \overline g \pm \Delta g\)  (∆g là sai số tuyệt đối trong phép đo). Sau nhiều lần làm thí nghiệm đo trực tiếp, học sinh xác định được chu kỳ của con lắc đơn là T = 1,7951 ± 0,0001 (s) và chiều dài của con lắc đơn là l = 0,8000 ± 0,0002 (m). Bằng cách đo gián tiếp theo công thức g = \(\frac{{4{\pi ^2}l}}{{{T^2}}}\) tính được  \(\overline g = {\rm{9}},{\rm{8}}0{\rm{1}}0\frac{m}{{{s^2}}}\) . Gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí nghiệm có giá trị 

    • A. g = 9,8010 ± 0,0035 (m/s2)               
    • B.g = 9,8010 ± 0,0023 (m/s2)
    • C.g = 9,8010 ± 0,0003 (m/s2)                      
    • D.g = 9,8010 ± 0,0004 (m/s2)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 139407

    Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 00, chu kỳ dao động riêng của mạch là T1 (s). Khi α = 600, chu kỳ dao động riêng của mạch là 2T1 (s). để mạch này có chu kỳ dao động riêng là 1,5T1 thì α bằng 

    • A.45    
    • B.350           
    • C. 250               
    • D. 300
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 139408

    Một sóng cơ học lan truyền trong chất lỏng với tốc độ 350 m/s, bước sóng trên mặt chất lỏng là 70 cm. Tần số sóng là

    • A.5000 Hz.         
    • B.500 Hz.                      
    • C.50 Hz.              
    • D.2000 Hz.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 139409

    Tại hai điểm A và B trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau dao động với biên độ 4 mm, bước sóng trên mặt chất lỏng là 10 cm. Điểm M cách A 25cm, cách B 5cm sẽ dao động với biên độ là

    • A.8 mm .    
    • B.4 mm .             
    • C.0 mm.             
    • D.2 mm.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 139410

    Sóng ngang là sóng có phương dao động.

    • A.Vuông góc với phương truyền sóng.                  
    • B.Thẳng đứng.
    • C.Nằm ngang.                 
    • D.Trùng với phương truyền sóng.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 139411

    Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào

    • A.Chiều dài dây treo con lắc.
    • B.Điều kiện kích thích ban đầu cho con lắc dao động.
    • C.Biên độ dao động của con lắc.
    • D.Khối lượng của con lắc.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 139412

    Cho mạch điện như hình 1: Điện áp hai đầu mạch có biểu thức  uMN  =  200\(\sqrt 2\) cos100πt (V) ; điện trở R = 50 Ω ; ampe kế có điện trở không đáng kể, ampe kế chỉ 2A. Điện dung tụ điện là      

    • A.\(\frac{{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 2}}}}}}{{{\rm{5\pi }}\sqrt {\rm{3}} }}{\rm{ F}}{\rm{.}}\)
    • B.\(\frac{{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 3}}}}}}{{{\rm{5\pi }}\sqrt {\rm{3}} }}{\rm{ F}}{\rm{.}}\)
    • C.\(\frac{{{\rm{100}}}}{{{\rm{5\pi }}\sqrt {\rm{3}} }}{\rm{ \mu F}}{\rm{.}}\)
    • D.\(\frac{{{\rm{100}}}}{{{\rm{\pi }} }}{\rm{ \mu F}}{\rm{.}}\)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 139413

    Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 100g, lò xo có độ cứng 40N/m. Tác dụng vào vật một lực tuần hoàn biên độ F0 và tần số f1 = 4Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 nhưng tăng tần số đến giá trị f2 = 5Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. Chọn phương án đúng.

    • A.A1 ≤ A2.         
    • B.A2 > A1.                   
    • C.A2 < A1.       
    • D. A2 = A1.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 139414

    Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần cảm thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch

    • A.Ngược pha với dòng điện chạy qua mạch.
    • B.Sớm pha hơn dòng điện chạy qua mạch 1 góc \(\frac{\pi }{2}\) .
    • C.Chậm pha hơn dòng điện chạy qua mạch 1 góc  \(\frac{\pi }{2}\).
    • D.Cùng pha với dòng điện chạy qua mạch.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 139415

    Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 120 cm với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,05s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

    • A.16 m/s.        
    • B. 8 m/s.        
    • C.12 m/s.      
    • D.4 m/s.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 139416

    Một con lắc đơn dao động điều hoà tại một nơi có 9,8 m/s2. Vận tốc cực đại của vật khi dao động là 39,2 cm/s. Khi vật đi qua vị trí có li độ dài 3,92 cm thì có vận tốc 19,6 \(\sqrt 3\) cm/s. Chiều dài dây treo vật là

    • A.80 cm.       
    • B. 100 cm.             
    • C.78,4 cm     
    • D.39,2 cm.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 139417

    Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng

    • A.50 dB.             
    • B.10000 dB.   
    • C. 20 dB.             
    • D.100 dB.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 139418

    Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào

    • A.Mức cường độ âm. 
    • B.Năng lượng âm. 
    • C.Biên độ âm.         
    • D.Tần số âm.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 139419

    Trong hiện tượng giao thoa trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng biên độ, cùng tần số, dao động ngược pha nhau: biết AB = 13 cm. Trên AB lấy điểm C sao cho AC = 5 cm, cho AC quay quanh A đến vị trí sao cho AC là trung bình nhân giữa hình chiếu của nó trên AB và AB lúc này C nằm trên đường cực đại thứ 4 tính từ trưng trực của AB. Số điểm cực tiểu trên AB là

    • A.10.      
    • B.13.         
    • C.9.              
    • D.11.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?