Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa lần 1 Trường THPT Trung Văn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 147514

    Hãy chọn câu trả lời đúng?

    • A.Các amino axit thiên nhiên đều chứa 1 nhóm amino (-NH2) và 1 nhóm cacboxyl (-COOH) 
    • B.Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
    • C.Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
    • D.Ancol sobitol chỉ có thể được tạo thành khi hidro hoá glucozơ. 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 147515

    Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói?

    • A.Xenlulozơ trinitrat.    
    • B.Tơ visco.    
    • C.Tơ axetat.
    • D.Xenlulozơ.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 147516

    Đun nóng vinyl axetat tác dụng với dung dịch Br2, sau đó thuỷ phân hoàn toàn sản phẩm thu được muối natri axetat và chất hữu cơ X. Cho biết công thức X?

    • A.CH3CH2OH.     
    • B.CH3CH=O.    
    • C.O=CH-CH2OH.    
    • D.CH2=CH-OH.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 147517

    Phát biểu không đúng là:

    • A.Dung dịch fructozơ tác dụng với Cu(OH) khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
    • B.Thuỷ phân saccarozơ (H+, t°) chỉ cho một loại monosaccarit duy nhất.
    • C.Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
    • D.Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 147518

    Cho các chất: HCOOCH3 (A); CH3COOC2H5 (B); CH3COOCH=CH2 (X). Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất trên:

    • A.dung dịch Br2/CCl4.               
    • B.dung dịch NaOH. 
    • C.dung ­­dịch Br2 và dung dịch AgNO3/NH3.     
    • D.dung dịch AgNO3/NH3.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 147519

    Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

    • A.CH3COOC2H5.    
    • B.C2H5NH2.     
    • C.H2NCH2COOH.   
    • D.HCOONH4.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 147520

    Cho dãy các chất: metyl metacrylat, triolein, saccarozơ, xenlulozơ, glyxylalanin, tơ nilon6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng tromg môi trường axit là

    • A.6
    • B.3
    • C.5
    • D.4
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 147521

    Cho 90 gam axit axetic tác dụng với 46 gam ancol etylic ở điều kiện thích hợp, hiệu suất của phản ứng đạt 80%. Khối lượng este thu được là:

    • A.88,0.       
    • B.100,0.       
    • C.70,4.    
    • D.105,6.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 147522

    Đốt cháy hoàn toàn 0,37 gam chất A (chứa C, H, O) thu được 0,27 gam H2O và 336 ml khí CO2 (ở đktc). Biết dA/CH4 = 4,625. Khi cho 3,7 gam A tác dụng với NaOH dư thì thu được 4,1 gam muối. CTCT của A là:

    • A.CH3-CH2-COOH.   
    • B.HCOOC2H5.      
    • C.CH3-COOCH3.    
    • D.CH3COOC2H5
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 147523

    Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là

    • A.Xenlulozơ.      
    • B.Saccarozơ. 
    • C.Tinh bột.       
    • D.Glucozơ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 147524

    Từ hỗn hợp glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo thành bao nhiêu đipeptit mạch hở? 

    • A.1
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 147525

    Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?

    • A.Cu(OH)2.
    • B.AgNO3/NH3.  
    • C.H2 (Ni, t°C).       
    • D.Dung dịch Br2.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 147526

    Thủy phân chất hữu cơ X trong môi trường axit vô cơ thu được hai chất hữu cơ, hai chất này đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của cấu tạo của X là:

    • A.HCOOC6H5 (Phenyl fomat). 
    • B.HCOOCH=CH2.  
    • C.HCOOC2H5.          
    • D.CH2=CH-COOH
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 147527

    Các politie: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là:

    • A.Polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutadien.     
    • B.Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
    • C.Polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.       
    • D.Polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 147528

    Chất nào sau đây không tham gia vào phản ứng màu biurê?

    • A.Val-Gly-Ala.    
    • B.Ala-Val-Gly-Val.  
    • C.Gly-Ala.    
    • D.Gly-Ala-Ala.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 147529

    Cho sơ đồ: Tinh bột → A1 → A2 → A3 → A4 → CH3COOC2H5. A1, A2, A3, A4 có CTCT thu gọn lần lượt là 

    • A.C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.      
    • B.C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
    • C.glicozen, C6H12O6, CH3CHO, CH3COOH.   
    • D.C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 147530

    Cho 4,65 gam anilin phản ứng với nước brom, thu được 13,2 gam chất không tan 2,4,6tribrom anilin. Khối lượng brom đã phản ứng tạo kết tủa là bao nhiêu?

    • A.19,2 gam. 
    • B.24 gam.    
    • C.9,6 gam.        
    • D.8,55 gam.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 147531

    Chất có phản ứng cộng với Br2 trong dung dịch là:

    • A.Alanin.       
    • B.Metyl amin. 
    • C.Phenyl clorua.   
    • D.Triolein.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 147532

    Cho sơ đồ sau: X (C4H8O2) + NaOH → Y; Y + O2 → Z; Z + NaOH → T; T + NaOH → C2H6. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

    • A.HCOOCH2CH2CH3.   
    • B.C2H5COOCH3.      
    • C.CH3CH2CH2COOH.    
    • D.CH3COOC2H5.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 147533

    Khối lượng saccarozơ thu được từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ với hiệu suất thu hồi đạt 80% là:

    • A.104 kg.   
    • B.140 kg.      
    • C.105 kg.      
    • D.106 kg.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 147534

    Chất hữu cơ đơn chức A mạch hở có công thức phân tử C4H8O2. Xác định số công thức cấu tạo thoả mãn A, biết A tác dụng với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với kim loại kiềm?

    • A.4
    • B.3
    • C.5
    • D.6
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 147535

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về aminoaxit?

    • A.Aminoaxit tồn tại trong thiên nhiên thường là α-aminoaxit.     
    • B.Dung dịch aminoaxit luôn đổi màu quỳ tím.
    • C.Hầu hết ở thể rắn, ít tan trong nước.   
    • D.Là hợp chất hữu cơ đa chức.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 147536

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Saccarozơ làm mất màu nước brom.
    • B.Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.      
    • C.Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.    
    • D.Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 147537

    Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 dư vào X và đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là

    • A.10,8.       
    • B.6,75.          
    • C.7,5.        
    • D.13,5.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 147538

    Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là

    • A.62,5%.
    • B.75%.      
    • C.50%.        
    • D.80%.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 147539

    X là một este đơn chức mạch hở có tỉ khối hơi so với metan là 5,5. Nếu đun 22 gam este X với 500ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 34 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là:

    • A.C2H3COOCH3.    
    • B.CH3COOC2H5.    
    • C.C2H5COOCH3.    
    • D.HCOOC3H7.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 147540

    X có công thức: H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)COOH có thể được tạo thành từ:

    • A.axit β-aminopropionic và axit aminoaxetic.      
    • B.axit α-aminopropionic và axit aminoaxetic.
    • C.axit aminopropionic.         
    • D.axit aminoaxetic.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 147541

    Chọn câu phát biểu sai?

    • A.Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
    • B.Phân biệt hồ tinh bột và xenlulozơ bằng I2.
    • C.Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.
    • D.Phân biệt fructozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 147542

    Nhận xét nào sau đây không đúng về tơ capron?

    • A.Không phải là tơ thiên nhiên.           
    • B.Bền trong môi trường axit, kiềm và trung tính.
    • C.Là tơ poliamit và còn được gọi là tơ nilon-6.       
    • D.Được tạo ra từ phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 147543

    Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là

    • A.2
    • B.4
    • C.1
    • D.3
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 147544

    Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,6 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

    • A.3,36 lít.   
    • B.2,24 lít.        
    • C.1,12 lit.      
    • D.4,48 lít.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 147545

    Trong công nghiệp thực phẩm, để tạo hương dứa cho b|nh kẹo người ta dùng este X có công thức cấu tạo CH3CH2COOC2H5.Tên gọi của X là

    • A.metyl propionat.    
    • B.etyl propionat.    
    • C.metyl axetat.      
    • D.propyl axetat.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 147546

    Công thức phân tử của glyxin (axit amino axetic) là 

    • A.C3H7O2N.     
    • B.C2H5O2N.    
    • C.C2H7O2N.   
    • D.C4H9O2N.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 147547

    Khối lượng glixerol tristearat cẩn để điều chế 9,2 tấn glixerol với hiệu suất phản ứng đạt 75% là

    • A.89,00 tấn.      
    • B.181,67 tấn      
    • C.66,75 tấn        
    • D.118,67 tấn
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 147548

    Chất dùng để điều chế tơ visco là:

    • A.(C6H10O5)n (tinh bột).      
    • B.(C6H10O5)n (xenlulozơ).
    • C.C6H12O6 (glucozơ).     
    • D.C6H12O6 (fructozơ).
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 147549

    Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là

    • A.2
    • B.4
    • C.1
    • D.3
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 147550

    Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?

    • A.Dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy.
    • B.Là nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
    • C.Dùng để sản xuất một số tơ nhân tạo.
    • D.Làm thực phẩm cung cấp chất đường cho con người.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 147551

    Tiến hành clo hóa poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 147552

    Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 15,2 gam X bằng dung dịch KOH vừa đủ; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y (gồm hai muối của hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp) và 9,04 gam hỗn hợp X gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cho 0,04 mol Y tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, t°), thu được 2,16 gam Ag. Hai ancol trong Z là

    • A.CH3OH và C2H5OH.      
    • B.C3H7OH và C4H9OH.
    • C.C2H5OH và C3H7OH.       
    • D.C4H9OH và C5H11OH.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 147553

    Hỗn hợp X gồm metyl fomat, metyl axetat và đimetyl oxalat (trong đó nguyên tố oxi chiêm 52% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 45,2 gam muối. Giá trị của m là:

    • A.42,0.    
    • B.40,0.        
    • C.40,2.   
    • D.32,0.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?