Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Hưng Yên

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 150981

    Cấu hình electron của ion R2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố R thuộc 

    • A.chu kì 3, nhóm VIB.           
    • B.chu kì 4, nhóm VIIIB.
    • C.chu kì 4, nhóm VIIIA.    
    • D.chu kì 4, nhóm IIA.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 150982

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là 

    • A. 1s32s22p63s1     
    • B.1s22s22p63s1  
    • C.1s22s22p63s2      
    • D.1s22s32p63s2
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 150983

    Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là? 

    • A.Xenlulozơ, tinh bột, tristearin, anilin.  
    • B.Saccarozơ, tinh bột, tristearin, Gly-Gly-Ala.
    • C.Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, Gly-Gly-Ala.       
    • D.Saccarozơ, glucoza, tristearin, Gly-Gly-Ala.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 150984

    Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may trong phòng thí nghiệm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để thu hồi thủy ngân? 

    • A.Nước.               
    • B.Bột sắt.              
    • C.Bột than.   
    • D.Bột lưu huỳnh.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 150985

    Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là: 

    • A.Na, Fe, K.           
    • B.Na, Cr, K.      
    • C.Be, Na, Ca.                
    • D.Na, Ba, K.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 150986

    Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? 

    • A.Metyl format.   
    • B.Tristearin.       
    • C.Benzyl axetat.    
    • D.Metyl axetat.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 150987

    Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh là do chuối xanh có chứa 

    • A.glucozơ.   
    • B. tinh bột     
    • C.xenlulozơ.          
    • D.saccarozơ.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 150988

    Kim loại nhẹ nhất là 

    • A.Na.         
    • B. K                      
    • C.Cs.                    
    • D.Li
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 150989

    Tripeptit là hợp chất 

    • A.có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
    • B.có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
    • C.có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
    • D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 150990

    Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ẩm? 

    • A.Axit axetic.          
    • B.Axit glutamic.            
    • C.Lysin.         
    • D.Alanin.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 150991

    Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là 

    • A.etylamin.   
    • B.metanamin.            
    • C.đimetylamin.    
    • D.metylamin.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 150992

    Etyl axetat có công thức hóa học là 

    • A.HCOOCH3.          
    • B.CH3COOC2H5.      
    • C.CH3COOCH3.          
    • D.HCOOC2H5.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 150993

    Cho 14 gam bột sắt vào 150ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 

    • A.16,4.
    • B.22,0.          
    • C.19,2.                
    • D.16,0.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 150994

    Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là 

    • A.2,84.              
    • B.3,96.         
    • C.1,64.             
    • D.4,36
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 150995

    Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

    • A.8,20.               
    • B.8,56.                 
    • C.10,40.         
    • D.3,28.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 150996

    Saccarozơ có thể tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? 

    • A.H2/Ni, t°; AgNO3/NH3.               
    • B.H2SO4 loãng nóng; H2/Ni,t°.
    • C.Cu(OH)2; H2SO4 loãng nóng. 
    • D.Cu(OH)2; AgNO3/NH3.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 150997

    Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Este E là 

    • A. etyl axetat.   
    • B.propyl fomat.   
    • C. isopropyl fomat. 
    • D.metyl propionat
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 150998

    Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch HCl? 

    • A. C2H5NH2; H2NCH2COOH; H2NCH(CH3)CO-NHCH2COOH.
    • B.C2H5NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH2CO-NHCH2COOH.
    • C.CH3NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.
    • D.C2H5NH2; CH3COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 150999

    Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là 

    • A.4
    • B.5
    • C.3
    • D.6
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 151000

    Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Hai muối trong X là 

    • A. Fe(NO3)2 và AgNO3.             
    • B.Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
    • C.Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.           
    • D.AgNO3 và Mg(NO3)2.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 151001

    Phát biểu nào sau đây không đúng? 

    • A.Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy.
    • B.Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thẻ kéo thành sợi, còn tinh bột thì không.
    • C.Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.
    • D.Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 151002

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. Hai chất X và Y lần lượt là 

    • A.ancol etylic và anđehit axetic.      
    • B.glucozơ và anđehit axetic.
    • C. glucozơ và etyl axetat.                 
    • D.glucozơ và ancol etylic.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 151003

    Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái qua phải) là 

    • A. Fe, Au, Cu, Ag.         
    • B.Au, Fe, Ag, Cu.
    • C.Ag, Cu, Au, Fe.       
    • D.Ag, Au, Cu, Fe.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 151004

    Cho alanin lần lượt tác dụng với các chất (điều kiện có đủ): NaOH; CH3OH; HCl; Na2SO4; H2NCH2COOH; H2SO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là 

    • A.6
    • B.3
    • C.5
    • D.4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 151005

    Monome được dùng để điều chế polietilen bằng một phản ứng trùng hợp là 

    • A.CH≡CH.                        
    • B.CH2=CH-CH3.
    • C. CH2=CH-CH=CH2.                               
    • D. CH2=CH2.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 151006

    Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở A bằng oxi vừa đủ, thu được 0,75 mol hỗn hợp B gồm khí và hơi. Cho 9,2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là 

    • A.0,1.         
    • B.0,2.         
    • C.0,4.            
    • D.0,3.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 151007

    Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80 gam kết tủa. Giá trị của m là 

    • A.72.                  
    • B. 96.         
    • C.54.              
    • D.144.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 151008

    Trong các polime sau: polietilen; poli(vinyl clorua); nilon -6,6; tơ nitron; cao su buna-S; poli (phenol-fomanđehit); tơ visco; poli (metyl metacrylat). Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là 

    • A.5
    • B.4
    • C.6
    • D.3
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 151009

    Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm chỉ gồm 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ và đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là 

    • A. isopropyl exetat.    
    • B. eyl axetat.   
    • C.etyl propionat.   
    • D.metyl propionat.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 151010

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ.

    (b) Anilin là một bazơ,dung dịch của nó làm cho giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

    (c) Vinyl axetat phản ứng được với dung dịch brom.

    (d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic.

    (e) Dung dịch saccarozơ có khả năng làm mất màu nước brom.

    Số phát biểu đúng là 

    • A.1
    • B.4
    • C.2
    • D.3
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 151011

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

    (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

    (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

    (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

    Số phát biểu đúng là 

    • A.2
    • B.1
    • C.4
    • D.3
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 151012

    Cho các phát biểu sau đây:

    (1) Dung dịch anilin không làm quỳ tím đổi màu.

    (2) Glucozơ còn được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

    (3) Chất béo là điesste của glixerol với axit béo.

    (4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

    (5) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

    (6) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.

    (7) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

    (8) Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp.

    Số phát biểu đúng là 

    • A.6
    • B.4
    • C.5
    • D.3
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 151013

    Hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của m là 

    • A.18,29.              
    • B. 18,47.     
    • C.18,83.          
    • D. 19,19.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 151014

    Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là 

    • A.45,075.                  
    • B.57,625.            
    • C.48,875.        
    • D.44,425.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 151015

    X là một α-minoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol H2O. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là 

    • A.11,25.        
    • B.22,50.        
    • C.13,35.             
    • D.26,70.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 151016

    Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 dư để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) đã phản ứng là 

    • A. 2,016 lít.
    • B.1,008 lít.     
    • C.1,344 lít.       
    • D.0,672 lít.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 151017

    Nung nóng 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là 

    • A.0,16.                
    • B.0,12.        
    • C.0,18.           
    • D.0,14.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 151018

    Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (MX < 100; trong phân tử X có số liên kết π  nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7 M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Trong các phát biểu sau:

    (1) Giá trị của m là 10,56.

    (2) Tên gọi của X là etyl fomat.

    (3) Khối lượng muối thu được là 11,76 gam.

    (4) Số đồng phân đơn chức cùng công thức phân tử với X là 6.

    (5) Khối lượng ancol có trong dung dịch Y là 5,52 gam.

    Số phát biểu đúng là 

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 151019

    X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 2 : 1. Đốt cháy hết 56,56 gam T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56 gam T trong 400 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ, thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là 

    • A.0,799.    
    • B.0,843.          
    • C.0,874.            
    • D.0,698.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 151020

    Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trọng lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn X mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là 

    • A.399,4.    
    • B. 396,6.          
    • C.340,8.          
    • D.409,2.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?