Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD số 4

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 199454

    Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay có bao nhiêu dân tộc?

    • A.54 dân tộc
    • B.55 dân tộc
    • C.56 dân tộc
    • D.57 dân tộc
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 199455

    Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia được hiểu là như thế nào?

    • A.Không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ vản hóa... đều được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
    • B.Những dân tộc có số dân đông hơn thì sẽ được ưu tiên phát triển nhiều hơn.
    • C.Những dân tộc nghèo nàn thì ít được Nhà nước quan tâm hỗ trợ hơn.
    • D.Không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ vản hóa... đều được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và miễn tội khi có vi phạm.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 199456

    Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là gì?

    • A.Hợp tác cùng có lợi
    • B.Đoàn kết giữa các dân tộc
    • C.Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
    • D.Bình đẳng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 199457

    Dân tộc được hiểu theo nghĩa là

    • A.một cộng đồng có chung lãnh thổ.
    • B.một bộ phận dân cư của một quốc gia.
    • C.một dân tộc thiểu số.
    • D.một dân tộc ít người.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 199458

    Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là

    • A.niềm tin
    • B.nguồn gốc
    • C.nghi lễ
    • D.hậu quả xấu để lại
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 199459

    Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

    • A.Thắp hương trước lúc đi xa
    • B.Yếm bùa
    • C.Không ăn trứng trước khi đi thi
    • D.Xem bói
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 199460

    Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

    • A.Buôn thần bán thánh
    • B.Tốt đời đẹp đạo
    • C.Kính chúa yêu nước
    • D.Đạo pháp dân tộc
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 199461

    Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

    • A.Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.
    • B.Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
    • C.Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.
    • D.Tất cả các phương án trên.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 199462

    Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

    • A.Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.
    • B.Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.
    • C.Các dân tộc được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điểu kiện phát triển.
    • D.Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 199463

    Tôn giáo được biểu hiện:

    • A.qua các đạo khác nhau.
    • B.qua các tín ngưỡng.
    • C.qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
    • D.qua các hình thức lễ nghi.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 199464

    Điều nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các dân tộc?

    • A.Tất cả mọi người dân đủ điều kiện trong nước Việt Nam đều được đi bầu cử.
    • B.Tất cả các em học sinh đi học đều phải đóng học phí như nhau.
    • C.Tất cả mọi người dân đều được Nhà nước tạo điều kiện để được đi học.
    • D.Cộng điểm thi tốt nghiệp cho học sinh vùng dân tộc và miền núi.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 199465

    Điều nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo?

    • A.Đa số người dân Việt Nam theo đạo phật.
    • B.Dù theo bất cứ tôn giáo nào, bạn cũng sẽ được ứng cử trong các đợt bẩu cử.
    • C.Tất cả các gia đình đều phải có bàn thờ tổ tiên
    • D.Các tôn giáo ít người cũng được tôn trọng như tôn giáo nhiều người
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 199466

    Mục đích của việc bình đẳng giữa các tôn giáo?

    • A.Tăng tinh thần đoàn kết dân tộc.
    • B.Giúp cho các tôn giáo ít người trở nên đông người hơn.
    • C.Thúc đẩy kinh tế phát triển.
    • D.Tăng tinh thẩn đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 199467

    Điều nào dưới đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các dân tộc?

    • A.Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
    • B.Các dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc của mình.
    • C.Các dân tộc thiểu số có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán riêng của mình.
    • D.Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 199468

    Nội dung chính sách pháp luật nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

    • A.Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số duy trì mọi phong tục, tập quán riêng.
    • B.Xóa bỏ những nét văn hóa cổ hủ, lạc hậu của dân tộc.
    • C.Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
    • D.Phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 199469

    Trong hoạt động ngoại khóa của một trường Dân tộc nội trú. Học sinh được khuyến khích mặc những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc mình để hát, múa, biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Điều này thể hiện?

    • A.Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
    • B.Bản sắc dân tộc, không thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc.
    • C.Chủ trương khuyến khích văn hóa, văn nghệ.
    • D.Sự độc quyền của một dân tộc.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 199470

    Chính sách khuyến khích giáo viên ở đồng bằng lên miền núi dạy học nhằm mục đích gì?

    • A.Giúp các giáo viên đồng bằng tăng thêm thu nhập.
    • B.Tạo điều kiện để nâng cao tri thức cho nhân dân tại các vùng có trình độ dân trí chưa cao.
    • C.Các dân tộc miền núi đoàn kết với nhau hơn.
    • D.Xóa đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc thiểu số.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 199471

    Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:

    • A.Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
    • B.Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
    • C.Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • D.Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 199472

    Các quyển tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa:

    • A.Công dân với công dân
    • B.Nhà nước với công dân
    • C.A và B đều đúng
    • D.A và B đều sai
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 199473

    Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:

    • A.Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    • B.Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn.
    • C.Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cẩn ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
    • D.Tất cả các phương án trên.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 199474

    Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là:

    • A.Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
    • B.Nhằm bảo vệ sức khỏe cho công dân.
    • C.Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.
    • D.Tất cả các phương án trên.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 199475

    Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất những người thuộc đối tượng:

    • A.Đang thực hiện tội phạm.
    • B.Sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
    • C.Đang bị truy nã
    • D.Tất cả các đối tượng trên
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 199476

    Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:

    • A.Phạt cảnh cáo
    • B.Cải tạo không giam giữ đến hai năm
    • C.Phạt tù từ ba tháng đến hai năm
    • D.Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 199477

    Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:

    • A.Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • B.Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
    • C.Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
    • D.Tất cả các phương án trên.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 199478

    Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:

    • A.Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
    • B.Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.
    • C.Chỉ được khám xét chổ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyển.
    • D.Tất cả các phương án trên đều đúng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 199479

    Nghi ngờ ông A lấy tiền của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi này xâm phạm quyển nào sau đây?

    • A.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
    • B.Quyền nhân thân của công dân.
    • C.Quyền bí mật thư tìn, điện thoại, điện tín.
    • D.Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 199480

    Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của T ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền gì của công dân?

    • A.Quyền bất khả xâm phạm vể thân thể.
    • B.Quyền nhân thân của công dân.
    • C.Quyền bí mật thư tin, điện thoại, điện tín.
    • D.Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 199481

    Nhận định nào sau đây SAI?

    • A.Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
    • B.Bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm vể thân thể của công dân.
    • C.Không ai được bắt và giam giữ người.
    • D.Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 199482

    Nhận định nào sau đây ĐÚNG?

    Khi có người................. là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

    • A.chính mắt trông thấy
    • B.xác nhận đúng
    • C.chứng kiến nói lại
    • D.Nghe kể lại
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 199483

    Nhận định nào SAI: Phạm tội quả tang là người:

    • A.Đang thực hiện tội phạm.
    • B.Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
    • C.Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
    • D.Chuẩn bị thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 199484

    Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến cơ quan

    • A.Công an
    • B.Viện kiểm sát
    • C.Uỷ ban nhân dân gần nhất
    • D.Tất cả đểu đúng
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 199485

    “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống trong tự do của con người, liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ với công dân là một nội dung thuộc?

    • A.Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
    • B.Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
    • C.Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
    • D.Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 199486

    “Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh” là một nội dung thuộc:

    • A.Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • B.Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • C.Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • D.Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 199487

    “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang” là một nội dung thuộc:

    • A.Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • B.Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • C.Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • D.Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 199488

    “Pháp luật qui định rõ các trường hợp và cơ quan thẩm quyền bắt, giam, giữ người” là một nội dung thuộc:

    • A.Bình đẳng về quyển bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • B.Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • C.Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • D.Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 199489

    “Pháp luật qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của pháp luật” là một nội dung thuộc:

    • A.Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • B.Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • C.Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • D.Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 199490

    “Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là một nội dung thuộc:

    • A.Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • B.Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • C.Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
    • D.Ý nghĩa quyển bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 199491

    “Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới.” là một nội dung thuộc:

    • A.Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • B.Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • C.Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • D.Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 199492

    “Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.” là một nội dung thuộc:

    • A.Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • B.Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • C.Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • D.Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 199493

    “Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.” là một nội dung thuộc

    • A.Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • B.Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • C.Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    • D.Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?