Bài kiểm tra
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019- Trường THPT Trần Khai Nguyên
1/40
50 : 00
Câu 1: Cho m gam ancol X no đơn chức mạch hở bậc I đi qua CuO (dư) đã được đốt nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm đi 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối so với hiđro là 19. Giá trị của m là
Câu 2: Cho 0,25mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,5mol H2 thu được 19 gam ancol. Mặt khác 3,6 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Câu 3: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2
(đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:
Câu 4: Thủy phân 37 gam hai este có cùng công thức C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 15,7 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là:
Câu 5: Cho V ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là
Câu 6: Cho V ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là
Câu 7: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Người ta thấy 1 mol X tác dụng được với 2 mol NaOH, tạo ra ancol đa chức. Chất X có công thức cấu tạo là
Câu 8: Cho các chất: H2S, MnO2, KClO3, NH3, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2, H2SO4 đặc. Số chất thể hiện tính oxi hoá khi cho tác dụng với HCl (trạng thái khí hoặc dung dịch) là:
Câu 9: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H4O2 và có cùng số mol. Cho 18 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH, cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam Fe thu được một oxit sắt, hòa tan hoàn toàn oxit này cần vừa đủ dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Công thức và khối lượng oxit sắt là
Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa: Benzen → X → Y → C6H4(NH2)2, trong đó X và Y là những sản phẩm chính. Chất hữu cơ Y là:
Câu 12: Cho 100 gam hỗn hợp gồm Fe, Cr, Al tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 5,04 lít khí (đktc) và phần không tan X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl thì thu được 38,5952 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Cr trong hỗn hợp đầu là
Câu 13: Dãy các chất đều tan trong dung dịch HCl là
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam X đã được đốt nóng. Sau phản ứng thu được 64 gam chất rắn Y và 11,2 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với hiđro là 20,4. Giá trị của m là
Câu 16: Cho m gam P2O5 tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 109m/71 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
Câu 17: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lit khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là:
Câu 18: Tổng số liên kết (xichma) trong một phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là
Câu 19: Thực hiện phản ứng đề hiđro hóa hỗn hợp X gồm C2H6 và C3H8 (C2H6 chiếm 20% về thể tích) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với H2 là 13,5. Nếu các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và hai ankan bị đề hiđro hóa với hiệu suất như nhau thì hiệu suất của phản ứng là
Câu 20: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo chiều tăng tính khử là:
Câu 21: Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể:
Câu 22: Cho Na+ (Z = 11), Mg2+ (Z = 12), O2- (Z = 8), F- (Z = 9). Bán kính các ion giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải là
Câu 23: Trong các loại tơ dưới đây, loại nào là tơ nhân tạo:
Câu 24: Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của HCOOH là 0,010 mol/lít, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là:
Câu 25: Cho các chất: C2H5NH2 (1), C6H5NH2 (2), NH3 (3), NaOH (4), O2N-C6H4NH2 (5). Tính bazơ của các chất giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải là
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 6,23 gam alanin; 6,00 gam glyxin và 9,36 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X lớn hơn 8. Giá trị của m là:
Câu 27: Lượng cồn 90o thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 80% tinh bột (cho DC2H5OH = 0,8 g/ml và hiệu suất 80%) là:
Câu 28: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với anot là Cu thì
Câu 29: Dãy trong đó tất cả các chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là
Câu 30: Cho các oxit: CrO, Al2O3, ZnO, Cr2O3, CuO, CrO3. Số oxit tan trong dung dịch HCl, không tan trong dung dịch NaOH là:
Câu 31: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-C6H4-COOH, p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4- COOC2H5, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1; (b) Tác dụng với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng:
Câu 32: Cho các cặp chất:
(1) dung dịch FeCl3 và Ag.
(2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3.
(3) S và H2SO4 (đặc, nóng).
(4) CaO và H2O
(5) dung dịch NH3 + CrO3.
(6) S và dung dịch H2SO4 loãng.
Số cặp chất có xảy ra phản ứng là
Câu 33: Phần lớn kẽm được dùng cho ứng dụng
Câu 34: Cho các cặp chất sau:
(1) FeCl3 + H2S
(2) CuCl2 + H2S
(3) Fe3O4 + HCl
(4) Fe3O4 + H2SO4 đặc
(5) Fe3O4 + H2SO4 loãng
(6) CuS + HNO3
Số cặp chất phản ứng tạo ra chất kết tủa là
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ no, đơn chức X cần vừa hết 3,08 lít O2 thu được 1,8 gam H2O và 2,24 lít CO2. Nếu tỉ khối hơi của X đối với oxi là 2,25 và các thể tích khí đo ở đktc thì số công thức cấu tạo của X là:
Câu 36: Nhúng một thanh magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng magie đã phản ứng là
Câu 37: Dãy gồm các ion không phản ứng được với ion CO32- là
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và CuO trong đó oxi chiếm 12,5% khối lượng hỗn hợp. Cho 11,2 lit khí CO (đktc) đi qua m gam X đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18,8. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch chứa 2,8125m gam muối và 35,84 lit khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây:
Câu 39: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với glixerol là (các chất xúc tác có đủ):
Câu 40: Phát biểu không đúng là: