Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Quang Trung

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 152621

    Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

    • A.CaCl2
    • B.NaOH.   
    • C.Na2S.     
    • D.BaSO4.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 152622

    : Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu:

    • A.Glyxin      
    • B.metyl amin   
    • C.alanin      
    • D.axit axetic
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 152623

    Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

    • A.2
    • B.1
    • C.3
    • D.4
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 152624

    Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

    • A.Tơ tằm và tơ enang   
    • B.Tơ visco và tơ axetat.
    • C.Tơ nilon-6,6 và tơ capron.        
    • D.Tơ visco và tơ nilon-6,6
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 152625

    Trong các công thức sau, công thức có tên gọi tristearin là:

    • A.C3H5(OCOC17H33)3      
    • B.C3H5(OCOC17H35)3
    • C.(C17H35COO)2C2H4    
    • D.(C15H31COO)3C3H5
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 152626

    Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

    • A.Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
    • B.Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim.
    • C.Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
    • D.Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 152627

    Dung dịch không có phản ứng màu biure là

    • A.Gly-Ala-Val.       
    • B.anbumin (lòng trắng trứng)
    • C.Gly-Ala-Val-Gly.       
    • D.Gly-Val.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 152628

    Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

    • A.Fructozơ.   
    • B.Glucozơ.   
    • C.Tinh bột.     
    • D.Saccarozơ.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 152629

    Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

    • A.NaNO2.    
    • B.NaOH.      
    • C.Na2O.    
    • D.Na.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 152630

    Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

    • A.C4H10, C6H6.     
    • B.CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
    • C.CH3OCH3, CH3CHO.       
    • D.C2H5OH, CH3OCH3.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 152631

    Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3?

    • A.Cu          
    • B.Ni       
    • C.Ag                  
    • D.Fe
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 152632

    Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là

    • A.Phản ứng tách       
    • B.Phản ứng thế.    
    • C.Phản ứng cộng.    
    • D.Phản ứng phân hủy.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 152633

    Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là:

    • A.5
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 152634

    Sản phẩm hữu cơ thu được khi thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH là:

    • A.CH2=CHCOONa và C2H5OH.        
    • B.CH2=CHCOONa và CH3CHO.
    • C.C2H5COONa và CH3CHO.        
    • D.C2H5COONa và C2H5OH.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 152635

    Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl loãng, Cu(NO3)2, H2SO4 (đặc, nguội). Kim loại M là

    • A.Fe.       
    • B.Ag.    
    • C.Al.     
    • D.Zn.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 152636

    Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc nhưng không tác dụng được với natri?

    • A.HCOOH.  
    • B.CH3COOC2H5.
    • C.HCOOCH3.    
    • D.CH3COOCH3
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 152637

    Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.. Chất X là

    • A.tinh bột.     
    • B.saccarozơ.     
    • C.glucozơ.    
    • D.xenlulozơ.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 152638

    Chất nào dưới đây có pH < 7?

    • A.KNO3        
    • B.NH4Cl.    
    • C.KCl.        
    • D.K2CO3.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 152639

    C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol?

    • A.3
    • B.4
    • C.1
    • D.2
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 152640

    Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

    • A.CuCl2.      
    • B.KNO3.           
    • C.NaCl.     
    • D.AlCl3.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 152641

    Một axit no A có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Công thức phân tử của axit A là

    • A.C8H12O8         
    • B.C4H6O4.  
    • C.C6H9O6.        
    • D.C2H3O2
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 152642

    Cho các chất sau: Al ; Na2CO3 ; Al(OH)3 ; (NH4)2CO3. Số chất trong dãy trên vừa tác dụng được với dung dịch HCl và tác dụng với dung dịch NaOH là:

    • A.3
    • B.2
    • C.4
    • D.1
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 152643

    Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây?

    • A.Mg          
    • B.Al           
    • C.Zn               
    • D.Fe
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 152644

    Hỗn hợp khí X gồm etan, propilen và butađien. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    • A.9,85.        
    • B.5,91    
    • C.13,79.    
    • D.7,88.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 152645

    Điện phân hỗn hợp 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch X giảm 21,5. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Tính a?

    • A.0,5.      
    • B.0,6.           
    • C.0,4.             
    • D.0,2.        
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 152646

    Khi cho 5,8 gam một anđehit đơn chức tác dụng với oxi có Cu xúc tác thu được 7,4 gam axit tương ứng. Hiệu suất phản ứng bằng 100%. Công thức phân tử của anđehit là?

    • A.C4H8O.      
    • B.C3H6O.      
    • C.CH2O.   
    • D.C2H4O.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 152647

    Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa thu được là:

    • A.20,0 gam      
    • B.10,0 gam 
    • C.28,18 gam      
    • D.12,40 gam
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 152648

    X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 aminoaxit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:

    • A.77,60 gam     
    • B.83,20 gam 
    • C.87,40 gam         
    • D.73,40 gam
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 152649

    Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:

    \({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to {C_2}{H_5}OH\) 

    Để điều chế 10 lít rượu etylic 46o cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của m là

    • A.6,912.       
    • B.8,100.         
    • C.3,600.             
    • D.10,800.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 152650

    Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

    • A.16,0.         
    • B.11,2.          
    • C.16,8.     
    • D.18,0.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 152651

    Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3 đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V

    • A.1,12.       
    • B.2,24.     
    • C.2,80.          
    • D.1,68.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 152652

    Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:

    • A.4,48 lít      
    • B.3,36 lít        
    • C.2,24 lít           
    • D.1,12 lít
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 152653

    Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

    Tỉ lệ a : b là:

    • A.4 : 5.        
    • B.5 : 4.         
    • C.2 : 3.        
    • D.4 : 3.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 152654

    Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ ZT (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.Z và T là các ancol no, đơn chức.
    • B.X có hai đồng phân cấu tạo.
    • C.E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 2.
    • D.Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 152655

    Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là

    • A.2,40.     
    • B.2,54.     
    • C.3,46.    
    • D.2,26.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 152656

    Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với

    • A.82.         
    • B.80.    
    • C.84.    
    • D.86.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 152657

    X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị là

    • A.87,83%.     
    • B.76,42%.   
    • C.61,11%.      
    • D.73,33%.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 152658

    Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau:

    + Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml.

    + Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:

    • A.14.         
    • B.12.       
    • C.15.                 
    • D.13.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 152659

    Tiến hành thí nghiệm sau:

    (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2

    (b) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3

    (c) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2

    (d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3

    (e) Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4

    (g) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3

    Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp có kết tủa là:

    • A.4
    • B.6
    • C.5
    • D.3
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 152660

    Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệmol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là

    • A.C5H11OH      
    • B.C3H7OH    
    • C.C4H9OH 
    • D.C2H5OH

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?