Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 156756
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
- A.tinh bột.
- B.xenlulozơ.
- C.saccarozơ.
- D.glicogen.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 156757
Nhận xét nào sau đây đúng?
- A.Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
- B.Saccarozơ làm mất màu nước brom.
- C.Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
- D.Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 156758
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
- A.Fe3+
- B.Mg2+
- C.Ag+
- D.Cu2+
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 156759
Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu nước brom?
- A.Stiren.
- B.Toluen.
- C.Axetilen.
- D.Etilen.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 156760
Kim loại crom tan được trong dung dịch
- A.HNO3 (đặc, nguội).
- B.H2SO4 (đặc, nguội).
- C.HCl (nóng).
- D.NaOH (loãng).
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 156761
Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
- A.propyl propionat.
- B.metyl propionat.
- C.propyl fomat.
- D.metyl axetat.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 156762
Natri clorua có nhiều trong nước biển, là thành phần chính của muối ăn. Công thức của natri
clorua là- A.NaCl.
- B.CaCl2
- C.NaI.
- D.KBr.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 156763
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước có nhiều phù sa. Để xử lý phù sa cho keo tụ lại thành
khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) làm nguồn nước sinh hoạt, người ta thêm vào
nước một lượng chất- A.giấm ăn.
- B.amoniac.
- C.phèn chua.
- D.muối ăn.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 156764
Quặng nào sau đây dùng để sản xuất nhôm?
- A.Manhetit.
- B.Pirit.
- C.Đôlomit.
- D.Boxit.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 156765
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH?
- A.Al.
- B.NaHCO3
- C.Al2O3
- D.NaAlO2
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 156766
Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
- A.CuSO4
- B.HNO3 đặc, nóng, dư.
- C.MgSO4
- D.H2SO4 đặc, nóng, dư.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 156767
Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là
- A.48,6.
- B.32,4.
- C.64,8.
- D.16,2.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 156768
Cho 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và CuSO4 0,3M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
- A.2,94.
- B.1,96.
- C.5,64.
- D.4,66.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 156769
Triolein không có phản ứng với
- A.NaOH, đun nóng.
- B.Cu(OH)2.
- C.H2SO4 đặc, đun nóng.
- D.H2 có xúc tác Ni, to.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 156770
Cho sơ đồ chuyển hoá : P2O5 + KOH → X; X + H3PO4 → Y; Y + KOH → Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là
- A.K3PO4, K2HPO4, KH2PO4
- B.KH2PO4, K2HPO4, K3PO4
- C.K3PO4, KH2PO4, K2HPO4
- D.KH2PO4, K3PO4, K2HPO4
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 156771
Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na là
- A.6
- B.5
- C.3
- D.4
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 156772
Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là
- A.CH5N.
- B.C2H7N.
- C.C3H9N.
- D.C4H11N.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 156773
Hình vẽ bên mô tả thu khí X trong phòng thí nghiệm. Khí X và Y có thể lần lượt là những khí nào sau đây?
- A.CO2 và CO.
- B.SO2 và CO2.
- C.N2 và NO2.
- D.CO và N2.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 156774
Cho các chất sau: mononatri glutamat, phenol, glucozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl loãng là
- A.2
- B.3
- C.5
- D.4
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 156775
Hòa tan hoàn toàn 5,75 gam kim loại kiềm X vào dung dịch H2SO4 loãng, thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
- A.Na
- B.Li
- C.K
- D.Rb
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 156776
Hấp thụ 3,36 lit khí CO2 vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH và Na2CO3 0,4M, thu được dung dịch có chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Nồng độ mol của NaOH trong dung dịch ban đầu là
- A.0,75M.
- B.0,70M.
- C.0,60M.
- D.0,50M.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 156777
Có các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng,….
(3) Khi cho CrO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch chứa hai axit.
(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.
(5) Để dây thép ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy dây thép bị ăn mòn điện hoá.
Số phát biểu đúng là- A.4
- B.1
- C.3
- D.2
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 156778
Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 15,0 gam X cần vừa đủ 36,96 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,1 mol brom. Giá trị của a là
- A.0,20.
- B.0,15.
- C.0,30.
- D.0,10.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 156779
Ba chất hữu cơ X, Y và Z mạch hở, có công thức phân tử C4H9O2N.
- X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm khí.
- Y có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
- Z tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon.
Chất X, Y và Z tương ứng là- A.CH2=CH-COONH3-CH3, H2N-CH2-CH2-CH2-COOH và H2N-CH2-COO-CH2-CH3.
- B.CH2=C(CH3)-COONH4, CH2=CHCOONH3CH3 và H2N-CH2-COO-CH2-CH3.
- C.H2N-CH(CH3)-COO-CH3, H2N-CH2-CH2-CH2-COOH và CH3-COONH3-CH=CH2.
- D.CH2=C(CH3)-COONH4, H2N-CH2-CH2-CH2-COOH và H2N-CH2-CH2-COO-CH3.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 156780
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
- A.6
- B.5
- C.4
- D.3
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 156781
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Amilopectin có cấu trúc dạng mạch không phân nhánh.
(2) Xenlulozơ có cấu trúc dạng mạch phân nhánh.
(3) Saccarozơ bị khử bởi AgNO3/dd NH3.
(4) Xenlulozơ có công thức là [C6H7O2(OH)3]n.
(5) Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(6) Tinh bột là chất rắn, ở dạng vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
Số phát biểu đúng là
- A.4
- B.3
- C.5
- D.6
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 156782
Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
- A.60%.
- B.80%.
- C.75%.
- D.85%.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 156783
Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 ta có đồ thị bên. Hấp thụ một lượng dư CO2 vào dung dịch X thu được dung dịch Y, cho Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được lượng kết tủa là
- A. 30 gam.
- B.20 gam.
- C.40 gam.
- D.25 gam.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 156784
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của x là
- A.0,06.
- B.0,09.
- C.0,12.
- D.0,1.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 156785
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong mỗi phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etilen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,5 mol O2. Mặt khác, cho 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối P và b gam muối Q (MP > MQ). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A.2,0.
- B.3,0
- C.3,5
- D.2,5
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 156786
Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch H2S.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
(d) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(e) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch H2S.
Sau khi thí nghiệm kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là- A.2
- B.3
- C.5
- D.4
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 156787
Hai hợp chất thơm X và Y có cùng công thức phân tử là CnH2n-8O2. Biết hơi chất Y có khối lượng riêng 5,447 gam/lít (đktc). X có khả năng phản ứng với Na giải phóng H2 và có phản ứng tráng bạc. Y phản ứng được với Na2CO3 giải phóng CO2. Tổng số công thức cấu tạo phù hợp của X và Y là
- A.4
- B.5
- C.7
- D.6
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 156788
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
- A.Fe3O4 và 28,98.
- B.Fe2O3 và 28,98.
- C.Fe3O4 và 19,32.
- D.FeO và 19,32.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 156789
Cho các phát biểu sau:
(a) Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch NaOH loãng.
(b) Ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(c) Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn, màu đỏ thẫm.
(d) Khi cho H2SO4 loãng vào K2CrO4 đun nóng, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Số phát biểu đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 156790
Đốt cháy hết 25,56 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là
- A.38,792.
- B.31,880.
- C.34,760.
- D.34,312.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 156791
X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) thu được 7,20 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là
- A.60%.
- B.75%.
- C.50%.
- D.70%.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 156792
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X chứa Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 thu được 1,568 lít NO2 duy nhất (đktc). Dung dịch thu được tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được 9,76 gam chất rắn. Nồng độ % của dung dịch HNO3 ban đầu là
- A.47,2%.
- B.42,6%.
- C.46,2%.
- D.46,6%
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 156793
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam rắn không tan. Giá trị của m là.
- A.29,4
- B.25,2.
- C.16,8.
- D.19,6.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 156794
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X?
- A.0,36 lít.
- B.2,40 lít.
- C.1,20 lit.
- D.1,60 lít.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 156795
Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn G và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ G trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là
- A.96,25.
- B.117,95.
- C.139,50.
- D.80,75.