Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Đề minh Họa ( Đề số 17)

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 156910

    Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?

    • A.Mg
    • B.Al
    • C.Fe
    • D.Ag
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 156912

    Nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?

    • A.Dùng để chế tạo máy bay, otô, tên lửa         
    • B.Có màu tráng bạc, mềm, dễ kéo sợi, dát mỏng.
    • C.Là kim loại lưỡng tính.       
    • D.Tan trong kiềm loãng.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 156915

    Theo WTO (tổ chức y tế thế giới) nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Hãy cho biết nguồn nước nào dưới đây bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+

    • A.0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước.      
    • B.0,03 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước.
    • C.0,2 mg Pb2+ trong 1,5 lít nước.  
    • D.0,3 mg Pb2+ trong 6 lít nước.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 156917

    Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

    • A.(CH3)3N và CH3CH(OH)CH3.    
    • B.CH3NH2 và (CH3)3COH. 
    • C.CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH2OH.  
    • D.CH3NHCH3 và CH3CH2OH.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 156918

    Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?

    • A.Fe(NO3)3.      
    • B.AlCl3.      
    • C.CuSO4.           
    • D.Ca(HCO3)2.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 156920

    Loại tơ nào sau đây thuộc loại polieste?

    • A.Tơ nitron. 
    • B.Tơ nilon-6,6.  
    • C.Tơ capron.   
    • D.Tơ lapsan.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 156922

    Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa vàng?

    • A.KHCO3.  
    • B.K2CrO4.  
    • C.NaNO3.     
    • D.Na2SO4.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 156923

    Sắt(II) clorua không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

    • A.Cl2.      
    • B.NaOH. 
    • C.AgNO3.       
    • D.H2SO4 loãng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 156924

    Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

    • A.Fomalin.   
    • B.Saccarozơ.    
    • C.Glixerol.   
    • D.Giấm ăn.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 156925

    Trong khí quyển có các chất sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chất nào là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến? 

    • A.O2 và H2O.  
    • B.CO2 và O2.   
    • C.CO2 và H2O.   
    • D.O2 và N2.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 156926

    Este nào sau đây không được điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol tương ứng?

    • A.CH2=CHCOOCH3.     
    • B.CH3COOCH=CH2.    
    • C.CH3OOC-COOCH3.   
    • D.HCOOCH2CH=CH2.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 156927

    Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?

    • A.SiH4.   
    • B.SiO2.  
    • C.SiO.         
    • D.Mg2Si.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 156928

    Cho 2,32 gam Fe3O4 tác dụng vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 0,2M loãng. Giá trị của V là

    • A.300
    • B.100
    • C.400
    • D.200
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 156929

    Cho hỗn hợp gồm kim loại M và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa hai chất tan. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    • A.3,9. 
    • B.15,6.     
    • C.11,7.     
    • D.7,8.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 156930

    Cho dãy các chất sau: toluen, buta-1,3-đien, stiren, axetanđehit và axit acrylic. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là

    • A.4
    • B.5
    • C.3
    • D.2
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 156931

    Khi đốt cháy hoàn toàn một polime X chỉ thu được CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X có thể là polime nào dưới đây?

    • A.Polipropilen.  
    • B.Tinh bột.    
    • C.Polistiren.   
    • D.Poli(vinyl clorua).
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 156932

    Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, valin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 1M thu được 52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

    • A.66,6.   
    • B.37,8.      
    • C.66,2.     
    • D.37,4.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 156933

    Cho hình ảnh về các loại thực vật sau: 

    Thứ tự các loại cacbohiđrat có chứa nhiều trong hình A, B, C, D lần lượt là   

     

    • A.Mantozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ.  
    • B.Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, xenlulozơ.
    • C.Saccarozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ.  
    • D.Mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, tinh bột.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 156934

    Các dung dịch dưới đây có cùng nồng độ là 0,1M. Giá trị pH của dung dịch nào là nhỏ nhất?

    • A.Ba(OH)2.  
    • B.H2SO4.   
    • C.HCl.    
    • D.NaOH.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 156935

    Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:  

    Sau khi lắc nhẹ, rồi để yên thì thấy tại ống nghiệm (A) và (B) lần lượt xuất hiện dung dịch

    • A.(A): màu xanh lam và (B): màu tím.  
    • B.(A): màu xanh lam và (B): màu vàng.    
    • C.(A): màu tím và (B): màu xanh lam.     
    • D.(A): màu tím và (B): màu vàng.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 156936

    Cho dãy các chất: Na, CuO, Na2CO3, Fe(NO3)3 và BaS. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl loãng, dư là

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 156937

    XY có công thức phân tử là C4H9O2N. XY đều không làm mất màu nước brom. Khi cho X tác dụng với NaOH thì X tạo ra muối X1 và vô cơ X2. Khi cho Y tác dụng với NaOH thì thu được muối Y1 và chất hữu cơ Y2. X1 Y1 kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Các chất X2Y2

    • A.H2O và CH3OH.    
    • B.NH3 và CH3OH.      
    • C.H2O và CH3NH2.    
    • D.NH3 và CH3NH2.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 156938

    Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và FeCl3, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa hai muối. Cation kim loại có trong dung dịch Y

    • A.Al3+.     
    • B.Al3+ và Cu2+.  
    • C.Fe2+.          
    • D.Al3+ và Fe2+.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 156939

    X là este hai chức có công thức phân tử là C5H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của X

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 156940

    Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm NaNO3; Al(NO3)2; Cu(NO3)2 thu được 10 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ khí Z vào 112,5 gam H2O được dung dịch axit có nồng độ 12,5% và có 0,56 lít một khí duy nhất thoát ra (đktc). Phần trăm khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp X là 

    • A.21,25%.   
    • B.17,49%.   
    • C.42,5%.            
    • D.8,75%.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 156941

    Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ thu được (m + 1,8) gam hỗn hợp Y (gồm glucozơ và fructozơ). Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 27 gam Ag. Giá trị của m là

    • A.20,7.     
    • B.18,0. 
    • C.22,5.      
    • D.18,9.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 156942

    Thực hiện chuỗi phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

         (a) X + 2NaOH  → X1 + 2X3.                            (b) X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3.

         (c) C6H12O6 (glucozơ) → 2X3 + 2CO2.            (d) X3  → X4 + H2O.

    Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Nhận định nào sau đây là đúng?

    • A.X1 hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.   
    • B.X có công thức phân tử là C8H14O4.
    • C.X tác dụng với nước Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1.   
    • D.Nhiệt độ sôi của X4 lớn hơn X3.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 156943

    Cho các phản ứng sau:

         (1) AgNO3  (to)  →                                              (2) Si + NaOH + H2O→

         (3) CuO + NH3    (to)  →                                     (4) FeS2 + O2    (to)  →         

         (5) C + CO2  →                                                   (6) Al2O3  ( đpnc) →

    Số phản ứng mà sản phẩm tạo thành có đơn chất khí là

    • A.4
    • B.5
    • C.3
    • D.2
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 156944

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Nhôm (Al) là kim loại nhẹ và phổ biến trong vỏ trái đất.

    (b) Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng kali cho cây trồng.

    (c) Nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao, thu được natri oxit và khi cacbonic.

    (d) Để làm sạch cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm ăn.

    (e) Crom(III) oxit được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

    Số phát biểu đúng là

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 156945

    Thực hiện phản ứng craking butan, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí A (gồm ankan và anken). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp A làm mất màu tối đa 0,075 mol Br2 trong CCl4. Hiện suất của phản ứng cracking  butan là

    • A.75%.     
    • B.65%.     
    • C.50%.    
    • D.45%.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 156946

    Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5 M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2:

    Giá trị của x và y tương ứng là

    • A.0,20 và 0,05. 
    • B.0,15 và 0,15.  
    • C.0,20 và 0,10.       
    • D.0,10 và 0,05.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 156947

    Cho các mệnh đề sau:

         (a) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

         (b) Trimetyl amin là một amin bậc ba.

         (c) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.

         (d) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.

         (e) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.

         (f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.

    Số mệnh đề đúng là

    • A.5
    • B.3
    • C.6
    • D.4
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 156948

    Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau:

    Thời gian

    Catot (-)

    Anot (+)

    t (giây)

    Khối lượng tăng 10,24 gam

    2,24 lít hỗn hợp khí (đktc)

    2t (giây)

    Khối lượng tăng 15,36 gam

    V lít hỗn hợp khí (đktc)

    Nhận định nào sau đây đúng? 

    • A.Giá trị của V là 4,480 lít.
    • B.Giá trị của m là 44,36 gam.
    • C.Giá trị của V là 4,928 lít.    
    • D.Giá trị của m là 43,08 gam.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 156949

    Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức. Đem đốt cháy m gam X thì cần vừa đủ 0,465 mol O2 sản phẩm cháy thu được H2O và a mol CO2.Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 90 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được 8,86 gam hỗn hợp muối Y và một ancol Z no đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối Y trên thì cần dùng 7,392 lít (đktc) khí O2. Giá trị của a là

    • A.0,335. 
    • B.0,245.  
    • C.0,290.        
    • D.0,380.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 156950

    Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Ba(OH)2; 0,255 mol KOH và 0,2 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl, sinh ra 0,25 mol CO2. Giá trị của V là

    • A.9,520.    
    • B.12,432.  
    • C.7,280.       
    • D.5,600.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 156951

    Hoà tan hai chất rắn XY vào nước thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Z đến khi kết tủa thu được là lớn nhất thì thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là V ml. Tiếp tục nhỏ dung dịch H2SO4 cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn thì thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là 3,4V ml. Hai chất X Y lần lượt là

    • A.Ba(AlO2)2 và NaNO3
    • B.Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.
    • C.NaAlO2 và Na2SO4
    • D.NaOH và NaAlO2.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 156952

    Cho các bước ở thí nghiệm sau:

         (1) Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

         (2) Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

         (3) Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

    Nhận định nào sau đây là sai?

    • A.Kết thúc bước (1), nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
    • B.Ở bước (2) thì anilin tan dần.
    • C.Kết thúc bước (3), thu được dung dịch trong suốt.
    • D.Ở bước (1), anilin hầu như không tan, nó tạo vẫn đục và lắng xuống đáy.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 156953

    Chất X là este no, hai chức; Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,95M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chứa ba muối có khối lượng m gam và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là

    • A.28,14.     
    • B.27,50.   
    • C.19,63.     
    • D.27,09.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 156954

    Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dich chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.30,5.   
    • B.32,2.   
    • C.33,3.       
    • D.31,1.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 156955

    Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh (phân tử có hai liên kết π) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai amino axit có dạng H2N–CnH2n–COOH). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chỉ thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2. Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và m1 gam muối. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.Giá trị của m là 10,12. 
    • B.Trong phân tử Y có hai gốc Ala.
    • C.X chiếm 19,76% khối lượng trong E 
    • D.Giá trị của m1 là 14,36.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?