Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Cụm liên kết 5 trường THPT Hải Phòng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 156233

    Xà phòng hóa hoàn toàn CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH thu được muối nào sau đây?

    • A.CH3COONa. 
    • B.HCOONa. 
    • C.CH3ONa. 
    • D.C2H5COONa.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 156235

    Triolein có công thức cấu tạo là

    • A.(C17H35COO)3C3H5
    • B.(C15H31COO)3C3H5
    • C.(C17H33COO)3C3H5
    • D.(C17H31COO)3C3H5.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 156237

    Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào dưới đây?

    • A.Fe. 
    • B.Al. 
    • C.Cu. 
    • D.Mg.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 156239

    Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

    • A.CH3CHO. 
    • B.C2H5OH. 
    • C.CH3COOH. 
    • D.C2H6
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 156240

    Polime nào dưới đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

    • A.Polietilen. 
    • B.Nilon-6,6. 
    • C.Xenlulozơ trinitrat
    • D.Nilon-6.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 156241

    Dãy nào dưới đây gồm các kim loại không phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

    • A.Al, Fe. 
    • B.Cu, Fe. 
    • C.Al, Cu. 
    • D.Cu, Mg.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 156242

    Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức phân tử của xenlulozơ là

    • A.C12H22O11
    • B.C2H4O2
    • C.(C6H10O5)n. 
    • D.C6H12O6.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 156243

    Chất nào sau đây là amin bậc I?

    • A.(CH3)2NH. 
    • B.CH3NH2.
    • C.(CH3)3N. 
    • D.NH2CH2COOH.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 156244

    Nồng độ mol của dung dịch HCl có pH = 2 là

    • A.2,0M. 
    • B.0,2M. 
    • C.0,1M.
    • D.0,01M.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 156245

    Xà phòng hóa hoàn toàn m gam 1 chất béo trung tính trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam xà phòng. Giá trị của m là

    • A.85. 
    • B.89. 
    • C.93. 
    • D.101
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 156246

    Cho m gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của m là

    • A.2,70. 
    • B.1,35.
    • C.5,40.
    • D.1,80
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 156247

    Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và C2H5COOH tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m bằng

    • A.14,8. 
    • B.18,4. 
    • C.7,4. 
    • D.14,6.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 156248

    Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol).

    Giá trị của x là

    • A.0,15.
    • B.0,10. 
    • C.0,20. 
    • D.0,18.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 156249

    Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

    • A.49,521.
    • B.49,152. 
    • C.49,512. 
    • D.49,125.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 156250

    Cho 6,75 gam một amin đơn chức X (bậc 2) tác dụng hết với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 12,225 gam muối clorua. Công thức cấu tạo của X là

    • A.CH3CH2NHCH2CH3
    • B.CH3NHCH3
    • C.CH3NHC2H5.
    • D.C2H5NH2.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 156251

    Hòa tan hết 6,5 gam Zn trong dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A.3,36. 
    • B.2,24. 
    • C.1,12. 
    • D.4,48.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 156252

    Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ sau:

    Khí X là

    • A.SO2
    • B.NH3
    • C.Cl2
    • D.CO2.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 156253

    Este nào sau đây có phản ứng với dung dịch Br2?

    • A.Etyl axetat. 
    • B.Metyl propionat. 
    • C.Metyl axetat.
    • D.Metyl acrylat.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 156254

    Các kim loại nào trong dãy sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

    • A.Cu, Ag. 
    • B.Al, Ag. 
    • C.Na, Mg.
    • D.Cu, Al.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 156255

    Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

    • A.(NH4)2HPO4 và KOH. 
    • B.Cu(NO3)2 và HNO3.
    • C.Al(NO3)3 và NH3
    • D.Ba(OH)2 và H3PO4.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 156256

    Cho các chất: lysin, triolein, metylamin, Gly-Ala. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 156257

    Trong phản ứng: 2FeCl2 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl, vai trò của H2S là

    • A.Chất oxi hóa. 
    • B.Chất khử.
    • C.Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
    • D.Chất bị khử.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 156258

    Trộn V ml dung dịch H3PO4 35% (d = 1,25 g/ml) với 100 ml dung dịch KOH 2M thì thu được dung dịch X chứa 14,95 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của V là

    • A.7,35. 
    • B.26,25. 
    • C.21,01.
    • D.16,80.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 156259

    Hòa tan hết 21,2 gam Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 dư thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

    • A.2,24.
    • B.4,48. 
    • C.3,36. 
    • D.5,6.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 156260

    Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

    • A.0,92. 
    • B.2,9. 
    • C.2,3. 
    • D.1,64.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 156261

    Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,448 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

    • A.37,8. 
    • B.28,3.
    • C.18,9.
    • D.39,8
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 156262

    Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên cần 53,76 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

    • A.52,1. 
    • B.35,1. 
    • C.70,2. 
    • D.61,2.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 156263

    Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este X tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là

    • A.HCOOH, C2H5OH. 
    • B.CH3COOH, CH3OH.
    • C.CH3COOH, C2H5OH. 
    • D.HCOOH, C3H7OH.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 156264

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí (trong đó có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí) và dung dịch Z chứa 2 muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

    • A.0,70. 
    • B.0,77. 
    • C.0,76. 
    • D.0,63.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 156265

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (a) Ngâm lá Cu trong dung dịch AgNO3.

    (b) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng.

    (c) Ngâm lá Al trong dung dịch HCl.

    (d) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl.

    (e) Để một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm.

    (g) Ngâm lá Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

    Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 156266

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

    (b) Đipeptit là những peptit chứa 2 liên kết peptit.

    (c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

    (d) Ở điều kiện thường, metylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai.

    Số phát biểu đúng là

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 156267

    Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.4
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 156268

    Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

    • A.3,84 gam. 
    • B.3,14 gam. 
    • C.3,90 gam. 
    • D.2,72 gam.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 156269

    Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:

    Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
    A Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
    B Cu(OH)2/OH đun nóng Kết tủa Cu2O đỏ gạch
    C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam
    D Nước brom Nhạt màu nước brom
    E Quỳ tím Hoá xanh

    Các chất A, B, C, D, E lần lượt là

    • A.Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etylamin.
    • B.Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metylamin.
    • C.Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metylamin.
    • D.Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metylamin, glucozơ
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 156270

    Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

    • A.1
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 156271

    Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Y, thu được 3 mol glyxin, 1 mol valin và 1 mol alanin. Khi thủy phân không hoàn toàn Y thu được các đipeptit Ala-Gly, Gly-Val và 1 tripeptit Gly-Gly-Gly. Cấu tạo của Y là

    • A.Gly-Ala-Gly-Gly-Val. 
    • B.Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
    • C.Gly-Ala-Gly-Val-Gly. 
    • D.Ala-Gly-Gly-Gly-Val.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 156272

    X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ Ala, Val. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 37,72 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol ương ứng là 5 : 5 : 1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa 2 muối D, E với số mol lần lượt là 0,11 mol và 0,35 mol. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm khối lượng của Z trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.8%. 
    • B.14% . 
    • C.12%. 
    • D.18%.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 156273

    X là este no, đa chức, mạch hở; Y là este ba chức, mạch hở (được tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được hỗn hợp T chứa 3 muối (T1, T2, T3) và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Biết MT1 < MT2 < MT3 và T3 nhiều hơn T1 là 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của T3 trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào dưới đây?

    • A.25%. 
    • B.30%.
    • C.20%.
    • D.29%.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 156274

    Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được 0,19 mol hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, có 1 khí hóa nâu ngoài không khí, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 5,421; dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần giá trị nào nhất?

    • A.20,1%. 
    • B.19,1%. 
    • C.18,5%. 
    • D.18,1%.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 156275

    X là este mạch hở được tạo bởi axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức. Y, Z là hai ancol đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 7,728 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 4,86 gam nước. Mặc khác, đun nóng 5,7 gam hỗn hợp E trên cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa 2 ancol Y, Z có khối lượng 4,1 gam. Phần trăm khối lượng X có trong E là

    • A.57,89%. 
    • B.60,35%. 
    • C.61,40%. 
    • D.62,28%

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?