Bài kiểm tra
Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 3 năm 2019 - Trường THPT Phạm Ngũ Lão
1/40
50 : 00
Câu 1: Cho các chất sau : CH2=CHC≡CH (1) ; CH2=CHCl (2) ; CH3CH=C(CH3)2 (3) ;CH3CH=CHCH=CH2 (4) ; CH2=CHCH=CH2 (5) ; CH3CH=CHBr (6). Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Câu 2: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong X là:
Câu 3: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là
Câu 4: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
Câu 5: Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su buna. Công thức phân tử của B là
Câu 6: Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt nung nóng thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng VX = 6,72 lít và VH2= 4,48 lít. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là (Các thể tích khí đo ở đkc)
Câu 7: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là
Câu 8: Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh độ của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN1 : Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2.
TN2 : Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2.
TN3 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp rượu như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc.
Công thức 2 rượu là
Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2(ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
Câu 11: Một anđehit có công thức tổng quát là CnH2n+2–2a–m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là
Câu 12: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
Câu 13: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
Câu 14: A là axit cacboxylic mạch hở, chưa no (1 nối đôi C=C), công thức CxHyOz. Chỉ ra mối liên hệ đúng
Câu 15: Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là
Câu 16: Trung hòa 9 gam axit cacbonxylic A bằng NaOH vừa đủ cô cạn dung dịch được 13,4 gam muối khan. A có công thức phân tử là
Câu 17: Dẫn m gam hơi ancol etylic qua ống đựng CuO dư đun nóng. Ngưng tụ phần hơi thoát ra được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol etylic và H2O. Biết ½ lượng X tác dụng với Na (dư) giải phóng 3,36 lít H2 (ở đktc), còn 1/2 lượng X còn lại tác dụng với dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo được 25,92 gam Ag. Giá trị m là
Câu 18: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
Câu 20: Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của hai axit no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy (CO2, hơi nước) lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình một là 3,51 gam. Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam. Công thức phân tử của hai muối natri là
Câu 21: Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Câu 22: Trung hòa 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH = 2 cần V ml dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là
Câu 23: class="MsoNormal" style="margin-top:3.0pt;tab-stops:135.15pt">Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và hai anion là Cl− ( a mol) và SO42- (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan.Tính a?
Câu 24: Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78g kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là:
Câu 25: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
(1) X → X1 + CO2
(2) X1 + H2O → X2
(3) X2 + Y → X + Y1 + H2O
(4) X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
Câu 26: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
Câu 27: Cho từ từ đến hết từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 thu được V lít khí. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết dung dịch chứa b mol Na2CO3 vào dung dịch chứa a mol HCl thì thu được 2V lít khí.( Các khí đo ở cùng điều kiện). Tìm mối quan hệ giữa a và b?
Câu 28: Cho 17,04 gam P2O5 vào 82,96 gam nước, thu được dung dịch X. Nồng độ phân trăm của dung dịch X là
Câu 29: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn của nito vì:
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. Phần trăm thể tích của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất?
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5.
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO).
(3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
(4) Dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.
(5) Phản ứng của FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt với HNO3 đặc, nóng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.
(6) Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là 11,2 lít.
(7) Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất clo, ta có thể dẫn khí qua nước cất có pha sẵn vài giọt phenolphtalein.
Số phát biểu đúng:
Câu 32: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là
Câu 33: Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình, thu được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là
Câu 34: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
Câu 35: Cho X là hỗn hợp gồm Mg và MgO ( trong đó Mg chiếm 60% về khối lượng). Y là dung dịch gồm a mol H2SO4 và 0,1 mol HNO3.Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X vào dung dịch Y, thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp T gồm 3 khí ( trong đó có 0,06 mol khí hidro). Biết Z có khả năng phản ứng vừa đủ với 0,86 mol NaOH trong dung dịch. Xác định các khí còn lại trong T?
Câu 36: Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong HCl loãng, còn 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan 24,16 gam X trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% ( dùng dư) thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 sản phẩm khử của HNO3. Cho 600ml dung dịch NaOH 2M vào Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi được 78,16 gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y trên?
Câu 37: X là nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 24. X thuộc chu kì nào nhóm nào ?
Câu 38: Trong các chất và ion sau: Zn, S, Cl2, SO2, FeO, Fe2O3, Fe2+, Cu2+, Cl- có bao nhiêu chất và ion đóng vai trò vừa oxi hóa vừa khử:
Câu 39: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
Câu 40: Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là