Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 152981

    Công thức hóa học của Natri đicromat là

    • A.Na2Cr2O7
    • B.NaCrO4
    • C.Na2CrO4
    • D.Na2SO4
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 152982

    Số liên kết (xich ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là:

    • A.5; 3; 9        
    • B.4; 3; 6     
    • C.3; 5; 9       
    • D.4; 2; 6
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 152983

    Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

    • A.Glyxin      
    • B.Metyl amin
    • C.Anilin      
    • D.Glucozo
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 152984

    Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là?

    • A.MgO  
    • B.Fe2O3
    • C.CuO    
    • D.Fe3O4
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 152985

    Phát biểu nào dưới đây không đúng?

    • A.SiO2 là oxit axit     
    • B.Đốt cháy hoàn toàn  bằng oxi, thu được CO2 và H2O
    • C.Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) dung dịch vẫn đục     
    • D.SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 152986

    Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Mg trong X là

    • A.0,60 gam  
    • B.0,90 gam   
    • C.0,42 gam     
    • D.0,48 gam
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 152987

    Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?

    • A.Ba(OH)2
    • B.Na2CO3
    • C.K2SO4
    • D.Ca(NO3)2
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 152988

    Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

    • A.CH3NHCH3.        
    • B.CH3CH2NHCH3.   
    • C.CH3NH2.    
    • D.(CH3)3N.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 152989

    Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

    • A.C15H31COOCH3     
    • B.(C17H33COO)2C2H4.
    • C.CH3COOCH2C6H5   
    • D.(C17H35COO)3C3H5
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 152990

    Hợp chất hữu cơ X đơn chức mạch hở có CTPT là C4H8O2. X tác dụng với NaOH. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

    • A.5
    • B.3
    • C.6
    • D.4
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 152991

    Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) CH3CH = CHCOOH, (2) CH3 COOCH = CHCH3, (3) HCOO – CH = C(CH3)2, (4) CH3 [CH2]7 – CH = CH – [CH2]7 COOH, (5) C6H5CH = CH2. Những chất có đồng phân hình học là:

    • A.(1),(2),(3)     
    • B.(2),(4),(5)         
    • C.(1),(3),(5)    
    • D.(1),(2),(4)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 152992

    Cacbohidrat là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm –OH và có nhóm:

    • A.Cacboxyl  
    • B.Hydroxyl   
    • C.Anđehit    
    • D.Cacbonyl
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 152993

    Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:

    • A.2
    • B.4
    • C.3
    • D.5
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 152994

    Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

    • A.CH3COOC2H5          
    • B.CH3COOCH3 
    • C.C2H5COOCH3   
    • D.HCOOCH3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 152995

    Hợp chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?

    • A.Triolein    
    • B.Tripanmitin    
    • C.Tristearin    
    • D.Phenol.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 152996

    Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là:

    • A.C2H5COOC2H5       
    • B.C2H5COOCH3    
    • C.CH3COOC2H5    
    • D.CH3COOCH3
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 152997

    Từ glucozo không thể điều chế trực tiếp chất nào sau đây?

    • A.Sobitol      
    • B.Axit axetic      
    • C.Etanol        
    • D.Axit gluconic
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 152998

    Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?

    • A.Glyxin      
    • B.Metyl axetat    
    • C.Glucozo           
    • D.Tristearin  
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 152999

    Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

    • A.NaCl
    • B.Ca(HCO3)2
    • C.KCl
    • D.KNO3
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 153000

    Cacbohidrat X là chất rắn không màu, tan trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt. X không làm mất màu nước brom nhưng lại có phản úng tráng gương. Vậy X là chất nào sau đây?

    • A.Glucozo  
    • B.Saccarozo       
    • C.Fructozo     
    • D.Tinh bột
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 153001

    Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic Y thu được 2a mol CO2. Mặt khác để trung hòa hết a mol Y cần 2a mol NaOH. Gọi tên Y?

    • A.Axit Oxalic      
    • B.Axit Oleic       
    • C.Axit Acrylic    
    • D.Axit metacrylic
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 153002

    Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t°)?

    • A.Tripanmitin      
    • B.Axtandehit    
    • C.Triolein     
    • D.Vinyl axetat.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 153003

    Khi cho cùng số mol các chất tác dụng với brom dư (trong dung dịch), chất nào phản ứng với lượng brom lớn nhất?

    • A.Phenol     
    • B.Axit Acrylic    
    • C.Etilen      
    • D.Axetilen
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 153004

    Trong điều kiện thích hợp Glucozo lên men tạo thành khí CO2 và chất X. Công thức của X là:

    • A.CH3COOH     
    • B.CH3CHO   
    • C.C2H5OH    
    • D.HCOOH
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 153005

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Glucozo →X →Y → Metyl axetat. Các chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là:

    • A.CH3COOH, CH3OH      
    • B.HCHO,CH3COOH
    • C.C2H5OH, CH3COOH     
    • D.C2H4, CH3COOH
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 153006

    Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit adipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chưa 0,38 mol Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

    • A.18,68 gam     
    • B.14,44 gam      
    • C.19,04 gam   
    • D.13,32 gam
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 153007

    Thủy phân hoàn toàn 14,08 gam este đơn chức X có dung dịch NaOH dư đun nóng thì thu được 13,12 gam muối cacboxylat và 7,36 gam ancol. Vậy tên gọi của X là:

    • A.Metyl axetat      
    • B.Etyl axetat   
    • C.Metyl propionat   
    • D.Etyl acrylat
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 153008

    Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90% lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so vói khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:

    • A.20,0 gam      
    • B.15,0 gam    
    • C.30,0 gam  
    • D.13,5 gam
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 153009

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau;

    X + H2O → Y; Y + H2 → Sobitol

    Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → Amoni Gluconat + 2Ag + 2NH4NO3

    Y → nE + Z

    Z + H2O→ X + G

    Vậy X, Y, Z có thể ứng với chất nào sau đây?

    • A.Tinh bột, glucozo và khí cacbonic   
    • B.Xenlulozo, glucozo và khí cacbon oxit
    • C.Tinh bột, glucozo và ancol etylic     
    • D.Xenlulozo, fructozo và khí cacbonic
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 153010

    Cho các chất (1) glucozo, (2) frucozo, (3) saccarozo, (4) axetilen, (5) etyl fomat, (6) axetandehit. Số chất có phản ứng tráng gương là:

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.2
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 153011

    Este X mạch hở có cồng thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là:

    • A.HCOO­­­–CH=CH–CH3 .       
    • B.CH2= CH–COO–CH3.
    • C.HCOO–CH2–CH= CH2.   
    • D.CH3–COO–CH= CH2.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 153012

    Cho các mệnh đề sau:

    (1) Khi đun nóng glucozo (hoặc fructozo) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag

    (2) Saccarozo là một polisaccarit, không màu, thủy phân tạo glucozo và fructozo

    (3) Glucozo tác dựng với H2 (xúc tác Ni,đun nóng) tạo sobitol

    (4) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

    (5) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.

    Số mệnh đề đúng là:

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.5
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 153013

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các andehit malonic, andehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc) và thu được 2016 ml CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được

    • A.4,32 gam    
    • B.10,80 gam    
    • C.8,10 gam
    • D.7,56 gam
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 153014

    Cho 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) phản ứng hoàn toàn vói dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiểm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của X là:

    • A.etyl fomat  
    • B.Metyl axetat      
    • C.Etyl axetat       
    • D.Metyl fomat
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 153015

    Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 81% tính bột, rồi lấy toàn bộ lượng glucozo thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam bạc kim loại. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 50%. Vậy giá trị của m là:

    • A.5,0 gam   
    • B.20,0 gam          
    • C.2,5 gam      
    • D.10,0gam
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 153016

    Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 36,9 gam X trong dung dịch NaOH ( dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

    • A.42,0      
    • B.49,3   
    • C.40,2       
    • D.38,4
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 153017

    Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là:

    • A.5
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 153018

       B. 3                                   C. 6                                   D. 4

    Câu 38. Cho các mệnh đề sau:

    (1) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng gương.

    (2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.

    (3) Glucozo va fructozo tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

    (4) Tinh bột và glucozo đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

    (5) Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng

    Số mệnh đề đúng là:

    • A.4
    • B.5
    • C.2
    • D.3
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 153019

    Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc) thu được 0,5 mol hỗn họp CO2 và H2O . Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y, Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

    • A.10,7       
    • B.6,7        
    • C.7,2       
    • D.11,2
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 153020

    Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl este. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được một công thức cấu tạo duy nhất. Phát biếu nào sau đây đúng?

    • A.Chất Y có công thức phân tử C4H2O4Na2.
    • B.Chất Z làm mất màu nước Brom
    • C.Chất T không có đồng phân hình học
    • D.Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1:3

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?