Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Phúc

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 157756

    Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

    • A.200
    • B.50
    • C.100
    • D.320
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 157757

    Xà phòng hóa hoàn toàn 3,98 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,1 gam muối của một axit cacboxylic và 1,88 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là 

    • A.HCOOCH3 và HCOOC2H5
    • B.C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5
    • C.CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
    • D.CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 157758

    Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là :

    • A. b < a < 2b. 
    • B.a = b. 
    • C.a > b 
    • D.a < b
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 157759

    Hỗn hợp X gồm but-1-en và butan có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Dẫn X qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất mạch hở CH4, C2H6 C2H4, C3H6, C4H6, C4H8, C4H10, H2. Tỷ khối của Y so với X là 0,5. Nếu dẫn 1 mol Y qua dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là: 

    • A. 120 gam. 
    • B.100 gam. 
    • C.80 gam. 
    • D.160 gam
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 157760

    Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X (ZX <20) có 6 electron lớp ngoài cùng, ở trạng thái đơn chất X không tác dụng với F2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

    • A.Ô số 8, chu kì 2, nhóm IVA. 
    • B.Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. 
    • C.Ô số 14, chu kì 3, nhóm VIA. 
    • D.Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 157761

    Cho 26,88 gam bột Fe vào 600 ml dung dịch hỗn hợp A gồm Cu(NO3)2 0,4M và NaHSO4 1,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn B và khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:

    • A.23,52 
    • B.17,04 
    • C.15,92
    • D.13,44
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 157762

    Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là :

    • A.CH2=C(CH3)–COOC2H5
    • B.CH2=C(CH3)–COOCH3.
    • C.CH3COOCH=CH2
    • D.CH2=CH–COOC2H5.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 157763

    Cho sơ đồ phản ứng sau 

    Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là :

    • A.NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. 
    • B.NH3, N2, NH4NO3, N2O. 
    • C.NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2
    • D.NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 157764

    Cho sơ đồ phản ứng :

    (1) X + O2 → axit cacboxylic Y1

    (2) X + H2 → ancol Y2

    (3) Y1 + Y2 ⇔ Y3 + H2O

    Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là :

    • A.Anđehit metacrylic. 
    • B.Anđehit acrylic. 
    • C.Anđehit propionic. 
    • D.Anđehit axetic.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 157765

    Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng ?

    • A.Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. 
    • B.Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit. 
    • C.Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. 
    • D.Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 157766

    Tripanmitin có công thức là

    • A.(C17H31COO)3C3H5
    • B.(C17H33COO)3C3H5
    • C.(C17H35COO)3C3H5
    • D.(C15H31COO)3C3H5.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 157767

    Chất nào sau đây là amin bậc 2?

    • A.H2N-CH2-NH2
    • B.CH3-NH-CH3
    • C.(CH3)3N. 
    • D.(CH3)2CH-NH2.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 157768

    X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z, đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,14 mol Br2. Khối lượng của X trong E là:

    • A.8,6. 
    • B.7,6.
    • C.6,8.
    • D.6,6
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 157769

    Hoà tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là

    • A.Li và Na. 
    • B.K và Rb. 
    • C.Rb và Cs. 
    • D.Na và K
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 157770

    Hoà tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu2S và FeS2 trong dung dịch có chứa a mol HNO3 thu được 31,36 lít khí NO2 (ở đktc và là sản phẩm duy nhất của sự khử N+5) và dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 4,48 gam Cu giải phóng khí NO. Tính a ?

    • A.1,42 mol. 
    • B.1,44 mol. 
    • C.1,92 mol. 
    • D.1,8 mol.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 157771

    Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là 

    • A.5,44 gam 
    • B.5,04 gam 
    • C.4,68 gam 
    • D.5,80 gam
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 157772

    Hỗn hợp X gồm các chất : Phenol, axit axetic, etyl axetat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với kim loại K dư thì thu được 2,464 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong Y lớn hơn khối lượng hỗn hợp X ban đầu là bao nhiêu gam?

    • A.4,36 gam. 
    • B.5,32 gam. 
    • C.4,98 gam. 
    • D.4,84 gam.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 157773

    Trong các phát biểu sau:

    (1) Xenlulozơ tan được trong nước.

    (2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.

    (3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

    (4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

    (5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

    (6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.

    Số phát biểu đúng là

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 157774

    Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong một bình kín, thu được chất rắn Y có khối lượng (m – 7,36) gam. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,672 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

    • A.20,16 gam. 
    • B.19,52 gam. 
    • C.25,28 gam. 
    • D.22,08 gam.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 157775

    Hiđro hoá hoàn toàn m gam trioleoylglixerol (triolein) thì thu được 89 gam tristearoylglixerol (tristearin). Giá trị m là 

    • A. 87,2 gam. 
    • B.88,4 gam. 
    • C.78,8 gam. 
    • D.88,8 gam
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 157776

    Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1 . Số hiệu nguyên tử của X là

    • A.19
    • B.20
    • C.39
    • D.18
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 157777

    Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là :

    • A.X, Y, Z
    • B.Y, T
    • C.Y, Z
    • D.X, Z
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 157778

    Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đúng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là 

    • A. 36,61%.
    • B.27,46%. 
    • C.63,39%. 
    • D.37,16%.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 157779

    Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là:

    • A.1
    • B.2
    • C.2
    • D.4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 157780

    Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là

    • A.400
    • B.200
    • C.320
    • D.160
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 157781

    Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là 

    • A.Mantozơ. 
    • B.Saccarozơ. 
    • C.Glucozơ. 
    • D.Fructozơ
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 157782

    Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

    • A.12,30
    • B.8,20
    • C.10,20
    • D.14,80
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 157783

    Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

    - Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag.

    - Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0 ), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%.

    Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng

    • A.60%
    • B.40%
    • C.50%
    • D.30%
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 157784

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100 gam dung dịch HNO3 a% vừa đủ thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

    • A.57,33. 
    • B.63. 
    • C.46,24. 
    • D.43,115. 
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 157785

    Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

    • A.21,6.
    • B.16,2. 
    • C.32,4. 
    • D.10,8
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 157786

    Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là :

    • A.4,9 và propan-1,3-điol. 
    • B.4,9 và glixerol. 
    • C.4,9 và propan-1,2-điol. 
    • D.9,8 và propan-1,2-điol.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 157787

    Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3COOCH3. Tên gọi đúng của X là

    • A.đimetyl axetat.
    • B.axeton. 
    • C.metyl axetat. 
    • D.etyl axetat
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 157788

    Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được H2O, 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị gần nhất của m là

    • A.5,5
    • B.2,5
    • C.3,5
    • D.4,5
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 157789

    Este nào sau được điều chế trực tiếp từ axit và ancol ? 

    • A.vinyl axetat. 
    • B.vinyl fomat. 
    • C.phenyl axetat.
    • D.etyl axetat.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 157790

    Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là

    • A.axit acrylic. 
    • B.etyl axetat.
    • C.anilin. 
    • D.vinyl axetat.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 157791

    Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO3 0,5M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X và có khí NO thoát ra. Thể tích khí NO bay ra (đktc) và thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hết Cu2+ trong X lần lượt là :

    • A.5,60 lít và 1,6 lít. 
    • B.4,48 lít và 1,2 lít. 
    • C.5,60 lít và 1,2 lít. 
    • D.4,48 lít và 1,6 lít
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 157792

    Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Mặt khác, a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là:

    • A.12,02. 
    • B.11,75. 
    • C.12,16. 
    • D.25,00.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 157793

    Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là 

    • A.(1), (3), (4). 
    • B.(3), (4), (5). 
    • C.(1), (2), (3). 
    • D.(2), (3), (5).
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 157794

    Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào

    • A.dung dịch NaOH. 
    • B.dung dịch HCl. 
    • C.dung dịch nước brom. 
    • D.dung dịch NaCl.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 157795

    Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh? 

    • A.C6H5NH2, CH3NH2
    • B.C6H5OH, CH3NH2
    • C.CH3NH2, NH3.
    • D.C6H5OH, NH3.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?