Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Ngữ Văn năm 2020 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Câu hỏi Tự luận (6 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 114484

    I. ĐỌC – HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Người ta bảo ở bện Pa-le-xtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biện hộ này. Nước trong họ không có một loại cá nào có thể sống nòi, Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó, Biển hổ thứ hai là Ga-li-lê, Đây là biển hổ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hò lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng có thể uống được, Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

    Nhưng điều kì lạ là cả hai nguồn nước đều được đón nhận từ sống Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc - đăng cũng chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sống lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

    (Quà tặng cuộc sống)

    Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? 

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 114485

    Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản.

  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 114486

    Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Nước sông Gioóc-đăng cũng chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.” 

  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 114487

    Nếu được chọn, anh chị sẽ chọn cách sống như biển Chết hay biển Ga-li-lê? Hãy trả lời câu hỏi bằng đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng. 

  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 114488

    II. LÀM VĂN

    Từ văn bản phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lối sống hẹp hòi, vị kỉ của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.

  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 114489

    Trong bài thơ Việt Bắc, cảnh chia tay giữa những người kháng chiến và nhân dân Việt Bắc đã được Tổ Hữu thể hiện qua lời đối đáp:

    Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

    Mình về mình có nhớ không

    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

    - Tiếng ai tha thiết bên cồn

    Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

    Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

    (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

     

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?