Đề thi KSCL môn Hóa lớp 10 lần 2 năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 10833

    Chọn câu trả lời sai?

    • A.Oxi hoá lỏng ở -1830C
    • B.Oxi tan tốt trong nước.
    • C.Khí O2 không màu, không mùi. 
    • D.Oxi duy trì sự cháy và sự sống.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 10835

    Khí sinh ra khi đốt cháy lưu huỳnh với oxi là

    • A.hidro sunfua. 
    • B.lưu huỳnh đioxit. 
    • C.cacbon đioxit. 
    • D.lưu huỳnh trioxit.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 10837

    Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

    • A.Ozon trơ về mặt hóa học. 
    • B.Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
    • C.Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. 
    • D.Ozon không tác dụng được với nước.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 10839

    Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng

    • A.số khối. 
    • B.số nơtron. 
    • C.số electron hóa trị. 
    • D.số hiệu nguyên tử.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 10841

    Ở điều kiện thường, lưu huỳnh có màu

    • A.vàng. 
    • B.nâu đỏ. 
    • C.tím. 
    • D.trắng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 10844

    Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm?

    • A.2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2.
    • B.2NaCl →  2Na + Cl2.
    • C.F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2.
    • D.MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 10847

    Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm lần lượt là

    • A.13 và 13. 
    • B.13 và 15.
    • C.12 và 14. 
    • D.13 và 14.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 10850

    Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

    • A.Ở điều kịên thường là chất khí. 
    • B.Có tính oxi hoá mạnh.
    • C.Tác dụng mạnh với nước. 
    • D.Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 10853

    Clorua vôi có tính oxi hoá mạnh nên được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy. Ngoài ra còn dùng để tẩy uế cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi... Vậy công thức phân tử nào sau đây của clorua vôi?

    • A.CaCO3
    • B.CaO. 
    • C.CaOCl2
    • D.Ca(OH)2.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 10856

    Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

    • A.nhóm halogen 
    • B.nhóm kim loại kiềm thổ.
    • C.nhóm khí hiếm 
    • D.nhóm kim loại kiềm.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 10859

    Đơn chất halogen nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

    • A.Br2
    • B.F2
    • C.Cl2
    • D.I2.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 10862

    Phân tử nào dưới đây phân cực?

    • A.Cl2
    • B.CO2.
    • C.O2
    • D.HCl.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 10865

    Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

    • A.proton và electron. 
    • B.nơtron và electron.
    • C.nơtron và proton. 
    • D.nơtron, proton và electron.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 10868

    Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?

    • A.NaCl. 
    • B.NaBr. 
    • C.NaF. 
    • D.CaCl2.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 10871

    Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?

    • A.2KMnO4 →  K2MnO4 + MnO2 + O2
    • B.2NaOH + 2NO2 →  NaNO +  NaNO2 + H2O. 
    • C.2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O. 
    • D.2Na + Cl2 →  2NaCl.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 10874

    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Liên kết hoá học được hình thành giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

    • A.cộng hóa trị có cực. 
    • B.kim loại.
    • C.cộng hoá trị không phân cực. 
    • D.ion.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 10877

    Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

    • A.F, O, Li, Na. 
    • B.F, Na, O, Li. 
    • C.Li, Na, O, F 
    • D.F, Li, O, Na.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 10880

    Cho các chất sau: Fe, CuO, NaOH, CaCO3, Cu, MgO, AgNO3, NaNO3. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

    • A.5
    • B.6
    • C.7
    • D.8
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 10882

    Hỗn hợp các khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện nào?

    • A.Cl2 và O2
    • B.O2 và N2
    • C.H2 và Cl2
    • D.H2 và O2.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 10885

    Khi thực hiện thí nghiệm về tính tan trong nước của hiđro clorua (hình dưới)

    Hiện tượng nước từ cốc phun mạnh vào bình và dung dịch trong bình có màu hồng chứng tỏ

    • A.hiđro clorua tan tốt trong nước tạo ra dung dịch có tính axit.
    • B.hiđro clorua khó tan trong nước tạo ra dung dịch có tính axit.
    • C.hiđro clorua tan tốt trong nước tạo ra dung dịch có tính bazơ.
    • D.hiđro clorua vừa phải trong nước tạo ra dung dịch có tính axit.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 10888

    Cho các phát biểu sau:
    (1) Có thể dùng bình thủy tinh để đựng HF.
    (2) Clorua vôi là muối hỗn tạp.
    (3) Một lượng lớn clo dùng để sản xuất các hóa chất hữu cơ.
    (4) Trong công nghiệp, người ta sản xuất iot từ rong biển.
    (5) Tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự Cl2, F2, Br2, I2.
    (6) Nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng.
    Số phát biểu đúng là

    • A.3
    • B.5
    • C.4
    • D.2
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 10890

    Nguyên tố Na có số hiệu nguyên tử bằng 11. Vị trí của Na trong bảng tuần hoàn là

    • A.nhóm IA, chu kì 3. 
    • B.nhóm IA, chu kì 4.
    • C.nhóm IIIB, chu kì 4. 
    • D.nhóm IA, chu kì 2
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 10892

    Số oxi hóa của nitơ trong: NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là

    • A.-3, +3, +5. 
    • B.+3, +5, -3. 
    • C.-3, +4, +5. 
    • D.+5, -3, +3.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 10894

    Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng): Fe + X → FeCl3; FeCl3 + Y → Fe(OH)3. Hai chất X, Y lần lượt là:

    • A.Cl2, NaOH. 
    • B.NaCl, Cu(OH)2
    • C.HCl, Al(OH)3
    • D.HCl, NaOH.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 10896

    Nitơ trong thiên nhiên có hai đồng vị là N14 (99,63%) và N15 (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

    • A.13,7. 
    • B.14,4. 
    • C.14,0. 
    • D.14,7.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 10898

    Nguyên tố R nằm ở nhóm VA, trong hợp chất khí với hiđro nguyên tố này chiếm 91,18% về khối lượng. Thành phần phần trăm về khối lượng của R trong oxit cao nhất là

    • A.74,07%.
    • B.25,93%. 
    • C.56,34%. 
    • D.43,66%.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 10900

    Cho 2,24 lít halogen X2 (đktc) tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 13,5 gam CuX2. Halogen đó là

    • A.I2
    • B.F2
    • C.Br2.
    • D.Cl2.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 10902

    Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 36 trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Điện tích hạt nhân của X là

    • A.10+. 
    • B.18+. 
    • C.12+. 
    • D.15 +.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 10904

    Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam muối sunfat. Giá trị của m là

    • A.54,4. 
    • B.27,2. 
    • C.33,8. 
    • D.36,4.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 10906

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Tổng số mol của 2 muối cacbonat ban đầu là

    • A.0,1 mol. 
    • B.0,3 mol. 
    • C.0,15 mol. 
    • D.0,2 mol.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 10908

    Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là

    • A.Be và Mg. 
    • B.Mg và Ca. 
    • C.Ca và Sr. 
    • D.Sr và Ba.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 10910

    Cho 4,26 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 6,66 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

    • A.75 ml. 
    • B.150 ml. 
    • C.55 ml. 
    • D.90 ml.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 10912

    Để trung hòa hết 50 gam dung dịch HX (X là halogen) nồng độ nồng độ 20,25%, cần vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Dung dịch axit ở trên là

    • A.HCl. 
    • B.HF. 
    • C.HBr. 
    • D.HI.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 10914

    Tỉ khối của hỗn hợp X gồm Oxi và Ozon đối với hiđro bằng 20,8. Thành phần phần trăm về thể tích của Oxi trong hỗn hợp X là

    • A.75%. 
    • B.60%. 
    • C.40%.
    • D.25%.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 10916

    Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là:

    • A.27. 
    • B.47.
    • C.31. 
    • D.23.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 10918

    Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol FeO; 0,2 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch T và kết tủa Z. Lọc kết tủa Z nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng là:

    • A.32 gam 
    • B.64 gam 
    • C.80 gam 
    • D.40 gam
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 10920

    Cho 3,92 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 5,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al. Sau phản ứng thu được 14,6 gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là

    • A.16,43%. 
    • B.47,06%. 
    • C.52,94%. 
    • D.83,75%.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 10922

    Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a : b bằng

    • A.1 : 1. 
    • B.2 : 1. 
    • C.3 : 1. 
    • D.3 : 2.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 10923

    Trộn KMnO4, KClO3 với một lượng bột MnO2 trong bình kín thu được hỗn hợp X. Lấy 52,55 gam X đem nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và V (lít) O2. Biết rằng KClO3 nhiệt phân hoàn toàn tạo 14,9 gam KCl chiếm 36,315% khối lượng chất rắn Y. Sau đó cho toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với axit HCl đặc, dư, đun nóng, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 51,275 gam muối khan. Hiệu suất quá trình nhiệt phân KMnO4

    • A.62 %. 
    • B.50 %. 
    • C.75 %. 
    • D.80 %.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 10925

    Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H2 (đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 739,2 ml H2 (đktc). CTPT của oxit kim loại là

    • A.FeO. 
    • B.CuO. 
    • C.Fe3O4
    • D.Fe2O3.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?