Bài kiểm tra
Đề thi KSCĐ lần 1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự
1/40
50 : 00
Câu 1: Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?
- A. Chế độ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa thực dân trá hình.
- B. Sau khi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, nhân dân Nam Phi được giải phóng.
- C. Nhân dân Nam Phi giúp các nước châu Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, giành độc lập.
- D. Chế độ phân biệt chủng tộc đã thống trị lâu dài nhân dân Nam Phi.
Câu 2: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là
Câu 3: “Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ…” (Trích SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015. Tr.215). Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hoá ?
Câu 4: Sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hiểu là
Câu 5: Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:
1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội làn thứ nhất.
2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước.
3. Thực dân Pháp phái đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
4. Quân Pháp tấn công Bắc kì lần hai.
Câu 6: Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?
- A. Khống chế, chi phối được các nước tư bản đồng minh Tây Âu, Nhật Bản.
- B. Góp phần làm chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước riêng biệt.
- C. Đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới.
- D. Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 7: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ H. Truman đến R. Níchxơn) là
Câu 8: Mâu thuẫn Đông -Tây tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam trong khoảng thời gian nào dưới đây?
Câu 9: Năm 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì lí do chủ yếu nào dưới đây ?
Câu 10: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)?
Câu 11: Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?
Câu 12: Hiệp ước Bali ( 2 - 1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN vì Hiệp ước đã xác định
Câu 13: Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra
Câu 14: Phe liên minh do các nước đế quốc lập ra trong chiến tranh thế giới I( 1914-1918) gồm những nước nào?
Câu 15: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 16: Sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (BREXIT - 2016) đã tác động như thế nào đến tình hình chung của khối này?
Câu 17: Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) có ý nghĩa gì đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX nhằm
Câu 19: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
- A. cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- B. cần phải sang nước Pháp để hiểu rõ bản chất của kẻ thù, sau đó đánh đuổi chúng.
- C. cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- D. ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
Câu 20: Cho các sự kiện:
1) Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5”.
2) Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông.
3) Mĩ phóng tàu Apôlô. Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian.
Câu 21: Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada kí kết định ước Henxinki (1975) có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
- A. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa phe TBCN và XHCN trên toàn thế giới.
- B. Đánh dấu sự chấm dứt đồi đầu giữa Đông Âu XHCN và Tây Âu TBCN ở châu Âu.
- C. Tạo cơ hội cho Mĩ củng cố quan hệ với các nước phương Tây để chống lại các nước XHCN.
- D. Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp ở châu lục này.
Câu 22: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
- A. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
- B. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến trên toàn thế giới.
- C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
- D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.
Câu 23: Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới hai so với những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
Câu 24: Các tác phẩm Nhật kí người điên, AQ chính truyện… là của nhà văn cách mạng nổi tiếng nào dưới đây
Câu 25: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
Câu 26: Liên Xô phải đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vì
Câu 27: Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành
Câu 28: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?
Câu 29: Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Liên Xô với chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 30: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 31: Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?
Câu 32: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của Nhật Bản “ trở thành một siêu cường tài chính số một thế giới” từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX?
Câu 33: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là
Câu 34: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã ảnh hưởng đến tình hình các nước Đông Nam Á như thế nào?
Câu 35: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN ?
Câu 36: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Việt Nam trong ASEAN hiện nay ?
- A. Đóng vai trò tích cực trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015.
- B. Góp phần tích cực trong thúc đẩy kết nạp các nước còn lại, hình thành một khối ASEAN thống nhất gồm 10 nước.
- C. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN từ năm 2010 đến nay.
- D. Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy, có trách nhiệm và tích cực trong SSEAN
Câu 37: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
Câu 38: Đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1978 có điểm gì mới so với trước?
Câu 39: Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc?
Câu 40: Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là