Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 82390
Tính tổng \(S = \frac{{C_n^0}}{{C_{n + 2}^1}} + \frac{{C_n^1}}{{C_{n + 2}^2}} + \frac{{C_n^2}}{{C_{n + 2}^3}} + ... + \frac{{C_n^n}}{{C_{n + 2}^{n + 1}}}\) ta được \(S = \frac{n}{a} + \frac{1}{b};\;a,b \in {N^*}\). Khi đó a + b bằng
- A.7
- B.9
- C.6
- D.8
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 82391
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn trên tập xác định của hàm số đó?
- A.\(y = \cot \frac{x}{2}.\)
- B.\(y = \tan \frac{x}{2}.\)
- C.\(y = \sin \frac{x}{2}.\)
- D.\(y = \cos \frac{x}{2}.\)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 82392
Một cấp số cộng có \({u_1} = 5;\;{u_{12}} = 38\). Giá trị của \(u_{10}\) là
- A.35
- B.24
- C.32
- D.30
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 82393
Cho tam giác đều ABC. Điểm E thuộc cạnh AB, điểm F thuộc cạnh AC sao cho \(AE = CF.\) (Giả thiết hướng đi từ A đến B đến C ngược chiều kim đồng hồ, E không trùng với A và B). Phép quay nào trong các phép quay sau đây biến CF thành AE?
- A.\(Q_G^{{{120}^o}}\) (G là trọng tâm tam giác ABC).
- B.\(Q_B^{{{60}^o}}.\)
- C.\(Q_M^{{{180}^o}}\) (M là trung điểm đoạn AC).
- D.\(Q_C^{{{60}^o}}\)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 82394
Hệ số của số hạng thứ 4 trong khai triển nhị thức Niu – tơn của biểu thức \({({x^2} - 2)^{12}}\) là:
- A.- 1760
- B.126720
- C.-112640.
- D.7920
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 82395
Tập nghiệm của bất phương trình \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) \le \frac{{18}}{{{x^2} - 4{\rm{x}} - 4}}\) là:
- A.\(\left[ {2 - \sqrt {10} ;2 - 2\sqrt 2 } \right) \cup \left( {2 + 2\sqrt 2 ;2 + \sqrt {10} } \right]\)
- B.\(\left[ {2 - \sqrt {10} ;2 - 2\sqrt 2 } \right) \cap \left( {2 + 2\sqrt 2 ;2 + \sqrt {10} } \right]\)
- C.\(\left[ {\frac{9}{2};5} \right)\)
- D.\(\left( {2 - \sqrt {10} ;2 - 2\sqrt 2 } \right) \cup \left( {2 + 2\sqrt 2 ;2 + \sqrt {10} } \right)\)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 82396
Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\sin x - 1}}{{\tan x}}\) là
- A.\(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)
- B.\(D = R\backslash \left\{ {\frac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}.\)
- C.\(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}.\)
- D.\(D=R\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 82397
Trong các dãy số sau, dãy số nào là một cấp số cộng?
- A.\({u_n} = \frac{{n + 1}}{n}.\)
- B.\({u_n} = {n^2} + 1.\)
- C.\({u_n} = 2n + 5.\)
- D.\({u_n} = {3^n}.\)
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 82398
Gọi M là tập tất cả các số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau có dạng \(\overline {{a_1}{a_2}{a_3}{a_4}{a_5}{a_6}} \). Chọn ngẫu nhiên một số từ tập M. Xác suất để số được chọn là một số chẵn đồng thời thỏa mãn \({a_1} > {a_2} > {a_3} > {a_4} > {a_5} > {a_6}\) là
- A.\(\frac{1}{{360}}.\)
- B.\(\frac{1}{{36}}.\)
- C.\(\frac{{37}}{{34020}}.\)
- D.\(\frac{{74}}{{567}}.\)
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 82399
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho hình thang vuông ABCD vuông tại A và D, biết \(AB = AD = \frac{1}{3}CD\). Giao điểm của AC và BD là E(3;-3); điểm F(5;-9) thuộc cạnh AB sao cho \(AF = 5FB\). Tìm tọa độ đỉnh D biết rằng đỉnh A có tung độ âm?
- A.\(D(15; - 15).\)
- B.\(D( - 15;15).\)
- C.\(D(15;15).\)
- D.\(D( - 15; - 15).\)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 82400
Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy, phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow v \) biến đường tròn \(\left( {{C_1}} \right):\,{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 16\) thành đường tròn \(\left( {{C_2}} \right):\,{\left( {x - 9} \right)^2} + {\left( {y + 6} \right)^2} = 16\) thì
- A.\(\overrightarrow v \left( {7; - 5} \right).\)
- B.\(\overrightarrow v \left( {-7; - 5} \right).\)
- C.\(\overrightarrow v \left( { - 11;7} \right).\)
- D.\(\overrightarrow v \left( { 11;-7} \right).\)
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 82401
Một hình vuông ABCD có cạnh bằng 1, có diện tích là \(S_1\). Nối bốn trung điểm \({A_1},{B_1},{C_1},{D_1}\) lần lượt của bốn cạnh \(AB,BC,CD,DA\) ta được hình vuông \({A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) có diện tích là \(S_2\). Tương tự nối bốn trung điểm \({A_2},{B_2},{C_2},{D_2}\) lần lượt của bốn cạnh \({A_1}{B_1},{B_1}{C_1},{C_1}{D_1},{D_1}{A_1}\) ta được hình vuông \({A_2}{B_2}{C_2}{D_2}\) có diện tích là \(S_3\). Cứ tiếp tục như vậy ta thu được các diện tích \({S_4},{S_5},{S_6},...{S_n}.\) Tính \(\lim ({S_1} + {S_2} + {S_3} + ... + {S_n})?\)
- A.1
- B.2
- C.\(\frac{1}{2}.\)
- D.\(\frac{1}{4}.\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 82402
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- A.\(A_n^n = {P_n}.\)
- B.\(A_n^k = C_n^k.k!.\)
- C.\(A_n^k = \frac{{n!}}{{k!(n - k)!}}.\)
- D.\(C_n^k = \frac{{n!}}{{k!(n - k)!}}.\)
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 82403
Trục đối xứng của đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\;\left( {a \ne 0} \right)\) là đường thẳng
- A.\(x = \frac{{ - b}}{{2a}}.\)
- B.\(y = \frac{{ - b}}{{2a}}.\)
- C.\(x = \frac{{ - b}}{a}.\)
- D.\(y = \frac{{ - b}}{a}.\)
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 82404
Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số có giới hạn 0?
- A.\({u_n} = \frac{{{n^3} + n}}{{{n^2} + 2}}.\)
- B.\({u_n} = \frac{{2{n^2} - 1}}{{{n^2} + 2n + 3}}.\)
- C.\({u_n} = \frac{{{n^2} + 2n - 1}}{{{n^2} - {n^3}}}.\)
- D.\({u_n} = \frac{{3 - {n^2}}}{{{n^2} + 1}}.\)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 82405
Biết rằng khi \(m \in \left[ {a,b} \right]\) thì phương trình \(cos2x + {\sin ^2}x + 3\cos x - m = 5\) có nghiệm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A.\(a+b=2\)
- B.\(a+b=-2\)
- C.\(a+b=8\)
- D.\(a+b=-8\)
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 82406
Tổng tất cả các nghiệm thuộc khoảng \((0;200\pi )\) của phương trình \({\sin ^4}\frac{x}{2} + {\cos ^4}\frac{x}{2} = 1 - 2\sin x\) là
- A.\(19800\pi .\)
- B.\(20100\pi .\)
- C.\(20000\pi .\)
- D.\(19900\pi .\)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 82407
Số giờ có ánh sáng của một thành phố A trong ngày thứ t của năm 2018 được xác định bởi công thức \(y = 4.\sin \left| {\frac{\pi }{{178}}(t - 60)} \right| + 10,\;t \in Z;\;0 < t \le 365.\) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có nhiều giờ có ánh sáng nhất?
- A.31 tháng 5.
- B.28 tháng 5.
- C.29 tháng 5.
- D.30 tháng 5.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 82408
Cho dãy số \((u_n)\) có số hạng tổng quát \({u_n} = \frac{{n - 1}}{{n + 2}},(n \in {N^*})\). Số hạng thứ 100 của dãy số là
- A.\({u_{100}} = \frac{{33}}{{34}}.\)
- B.\({u_{100}} = \frac{{37}}{{34}}.\)
- C.\({u_{100}} = \frac{{39}}{{34}}.\\)
- D.\({u_{100}} = \frac{{35}}{{34}}.\\)
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 82409
Một bàn dài có hai dãy ghế ngồi đối diện nhau, mỗi dãy có 6 ghế. Người ta muốn xếp chỗ ngồi cho 6 học sinh trường A và 6 học sinh trường B ngồi vào hai dãy ghế trên. Mỗi ghế xếp đúng một học sinh. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho bất cứ hai học sinh nào ngồi đối diện nhau thì khác trường với nhau?
- A.1036800.
- B.12441600.
- C.33177600.
- D.479001600.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 82410
Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy cho đường thẳng \(d:y = x - 2\) và đường tròn \(\left( C \right):\,\;{x^2} + {y^2} = 4\); gọi A, B là giao điểm của d và (C). Phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow v \left( {1;3} \right)\) biến hai điểm A, B lần lượt thành A', B' Khi đó độ dài của đoạn A'B' là
- A.\(2\)
- B.\(\sqrt 2 \)
- C.\(2\sqrt 3 \)
- D.\(2\sqrt 2 \)
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 82411
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm \(A(1; - 3),\;B( - 2;5)\). Khi đó tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} \) là
- A.\(\overrightarrow {AB} = ( - 1;2).\)
- B.\(\overrightarrow {AB} = ( - 3;8).\)
- C.\(\overrightarrow {AB} = (3; - 8).\)
- D.\(\overrightarrow {AB} = (8; - 3).\)
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 82412
Cho hình hộp ABCD. EFGH có \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow a ,\,\overrightarrow {AD} = \overrightarrow b ,\,\overrightarrow {AE} = \overrightarrow c .\) Gọi I là điểm thuộc đoạn BG sao cho \(4BI = BG.\) Biểu thị \(\overrightarrow {AI} \) qua \(\overrightarrow a ,\,\overrightarrow b ,\,\overrightarrow c \) ta được
- A.\(\overrightarrow {AI} = \overrightarrow a + \frac{7}{4}\overrightarrow b + \frac{7}{4}\overrightarrow c .\)
- B.\(\overrightarrow {AI} = \overrightarrow a + \frac{1}{3}\overrightarrow b + \frac{1}{3}\overrightarrow c .\)
- C.\(\overrightarrow {AI} = \overrightarrow a + \frac{1}{2}\overrightarrow b + \frac{1}{2}\overrightarrow c .\)
- D.\(\overrightarrow {AI} = \overrightarrow a + \frac{1}{4}\overrightarrow b + \frac{1}{4}\overrightarrow c .\)
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 82413
Nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình \(\tan \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) = 1\) là
- A.\(\frac{\pi }{2}.\)
- B.\(3\frac{\pi }{4}.\)
- C.\(\frac{\pi }{4}.\)
- D.\(\pi\)
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 82414
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng \(\Delta \) có phương trình là \(x + 2y - 3 = 0\). Vectơ nào sau đây không phải là vevtơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta \) ?
- A.\(\overrightarrow {{u_1}} = ( - 2;1).\)
- B.\(\overrightarrow {{u_4}} = (4; - 2).\)
- C.\(\overrightarrow {{u_2}} = ( - 2; - 1).\)
- D.\(\overrightarrow {{u_3}} = (2; - 1).\)
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 82415
Cho cấp số nhân \(({u_n})\) biết \[{u_1} = - 1\), công bội \(q=-2\). Số hạng tổng quát của cấp số nhân đó là
- A.\({u_n} = {( - 1)^{n - 1}}{.2^{n - 1}}.\)
- B.\({u_n} = {( - 1)^{n - 1}}{.2^{n - 1}}.\)
- C.\({u_n} = {( - 1)^n}{.2^n}.\)
- D.\({u_n} = {( - 1)^{n - 1}}{.2^n}.\)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 82416
Cho biểu thức \(P(x) = {(2x + 1)^n}.{(x + 2)^n}\) có khai triển thành đa thức dạng \(P(x) = {a_{2n}}.{x^{2n}} + {a_{2n - 1}}.{x^{2n - 1}} + ... + {a_1}.x + {a_0}.\) Với giá trị nào của n thì \({a_{2n - 1}} = 160\)?
- A.5
- B.6
- C.3
- D.4
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 82417
Từ hai vị trí A, B của một tòa nhà, người ta quan sát đỉnh C của một ngọn núi. Biết rằng A là điểm nằm phía chân của tòa nhà tiếp xúc với mặt đất, B là điểm nằm trên nóc của tòa nhà, phương AB vuông góc với mặt đất, khoảng cách AB là 70(m), phương nhìn AC tạo với phương nằm ngang góc \(30^0\), phương nhìn BC tạo với phương nằm ngang góc \({15^0}{30'}\). Hỏi ngọn núi đó cao bao nhiêu mét so với mặt đất (làm tròn đến hàng phần trăm)?
- A.134,7(m).
- B.77,77(m).
- C.126,21(m).
- D.143,7(m).
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 82418
Một hộp đựng 4 quả cầu xanh, 3 quả cầu đỏ, 5 quả cầu vàng. Biết rằng các quả cầu đều giống nhau về kích thước và chất liệu. Chọn đồng thời cùng một lúc 4 quả cầu. Số cách chọn ra 4 quả cầu có đủ cả 3 màu là
- A.60
- B.540
- C.270
- D.720
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 82419
Chu kì T của hàm số \(y=sin 2x\) là
- A.\(T = \pi .\)
- B.\(T = 3\pi .\)
- C.\(T = 2\pi .\)
- D.\(T = 0.\)
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 82420
Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A.Cho \(\overrightarrow a ,\,\overrightarrow b ,\,\overrightarrow c \) đều khác \(\overrightarrow 0 \). Ba véctơ \(\overrightarrow a ,\,\overrightarrow b ,\,\overrightarrow c \) đồng phẳng khi và chỉ khi giá của chúng cùng nằm trên một mặt phẳng.
- B.Với tứ diện ABCD bất kì ta luôn có \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {BC} .\)
- C.Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì tồn tại một mặt phẳng chứa cả ba đường thẳng đó.
- D.Với hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) bất kì ta luôn có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {C'A} .\)
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 82421
Trong mặt phẳng Oxy, cho hình chữ nhật OMNP với M(0;10), N(100;10), P(100;0). Gọi S là tập hợp các điểm \(A\left( {x;y} \right)\) với \(x,y \in Z\) nằm bên trong và kể cả trên cạnh của hình chữ nhật OMNP. Lấy ngẫu nhiên một điểm \(A\left( {x;y} \right)\) thuộc S. Tính xác suất để \(x + y = 90\)?
- A.\(\frac{1}{{100}}.\)
- B.\(\frac{1}{{99}}.\)
- C.\(\frac{1}{{101}}.\)
- D.\(\frac{1}{{102}}.\)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 82422
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, điểm O là giao của AC và BD. Gọi d là giao tuyến của (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây sai ?
- A.\(d//\left( {ABCD} \right).\)
- B.\(\left( {SAC} \right) \cap \left( {SDB} \right) = SO.\)
- C.\(AB//\left( {SDC} \right).\)
- D.\(d//AB.\)
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 82423
Cho tứ diện ABCD, gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AC, BD ; G là trọng tâm tam giác ABD ; I là trung điểm đoạn GM. Điểm F thuộc cạnh BC sao cho \(2FB = 3FC,\) điểm J thuộc cạnh DF sao cho \(7DJ = 5DF.\) Dựng hình bình hành BMKC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai?
- A.\(GM//DK.\)
- B.\(3DK = 10GM.\)
- C.A, I, J thẳng hàng
- D.\(7\overrightarrow {AJ} = 12\overrightarrow {AI} .\)
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 82424
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số được lập từ các chữ số 3, 5, 7, 8?
- A.652
- B.256
- C.526
- D.24
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 82425
Cho hình hộp \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) có M, N là các điểm lần lượt thuộc các cạnh AD và CC1 sao cho \(\frac{{AM}}{{DM}} = \frac{{CN}}{{{C_1}N}} = \frac{1}{2}.\) Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua M, N và song song với AB1. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) với hình hộp là
- A.Lục giác
- B.Tứ giác
- C.Ngũ giác
- D.Tam giác
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 82426
Cho phương trình \({m^2} + m\left( {{x^2} - 3{\rm{x}} - 4 - \sqrt {x + 7} } \right) - \left( {{x^2} - 3{\rm{x}} - 4} \right)\sqrt {x + 7} = 0\), (m là tham số). Có tất cả bao nhiêu giá trị \(m \in Z\) để phương trình có số nghiệm thực nhiều nhất?
- A.5
- B.7
- C.6
- D.8
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 82427
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang; \(AB//CD,\,AB = 2CD.\) M là trung điểm cạnh AD; mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua M và song song với (SAB) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là một hình (H). Biết \({S_{\left( H \right)}} = x{S_{\Delta SAB}}.\) Giá trị của x là
- A.\(\frac{1}{2}.\)
- B.\(\frac{{27}}{{64}}.\)
- C.\(\frac{1}{4}.\)
- D.\(\frac{9}{{16}}.\)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 82428
Hàm số nào sau đây có tập xác định là R?
- A.\(y = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}.\)
- B.\(y = \sqrt {x + 2} .\)
- C.\(y = \frac{1}{{x - 3}}.\)
- D.\(y = {x^2} - \sqrt {{x^2} + 1} - 5.\)
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 82429
Tập nghiệm của bất phương trình \(\left| {x - 3} \right| > x + 2\) là
- A.\(\phi .\)
- B.\(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right).\)
- C.\(\left( {0;\frac{1}{2}} \right).\)
- D.\(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right).\)
-
Câu 41:
Mã câu hỏi: 82430
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{x - 2}}{{\left| {{x^2} - 5x + 6} \right|}}\)?
- A.- 1
- B.\( - \frac{1}{2}.\)
- C.\( \frac{1}{2}.\)
- D.1
-
Câu 42:
Mã câu hỏi: 82431
Tam thức bậc hai nào sau đây luôn dương với mọi \(x \in R\)?
- A.\({x^2} - 2{\rm{x}} + 1.\)
- B.\({x^2} - 8{\rm{x}} + 192.\)
- C.\({x^2} - 3{\rm{x}} + 2.\)
- D.\( - 5{x^2} + 2{\rm{x}} - 229.\)
-
Câu 43:
Mã câu hỏi: 82432
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm \(A(2;3),\;B( - 1;4)\). Tìm tọa độ điểm M thuộc trục Oy sao cho ba điểm A, B, M thẳng hàng?
- A.\(M = (0;\frac{{11}}{3}).\)
- B.\(M = (0;\frac{9}{2}).\)
- C.\(M = (0;9).\)
- D.\(M = (11;0).\)
-
Câu 44:
Mã câu hỏi: 82433
Tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({\left( {{x^2} + 2{\rm{x}} + 4} \right)^2} - 2m\left( {{x^2} + 2{\rm{x}} + 4} \right) + 4m - 1 = 0\) có đúng 2 nghiệm là \(m \in \left( {a; + \infty } \right) \cup \left\{ b \right\};\;a,b \in R\). Tổng của \(a+b\) là
- A.\(6 - 2\sqrt 3 \)
- B.7
- C.\(6 + \sqrt 3 \)
- D.4
-
Câu 45:
Mã câu hỏi: 82434
Điều kiện xác định của phương trình \(\sqrt {x + 1} + \sqrt {5 - 4{\rm{x}}} = x\) là
- A.\(\left( {0;\frac{5}{4}} \right).\)
- B.\(\left[ {0;\frac{5}{4}} \right].\)
- C.\(\left[ { - 1;\frac{5}{4}} \right].\)
- D.\(\left( { - 1;\frac{5}{4}} \right).\)
-
Câu 46:
Mã câu hỏi: 82435
Có bao nhiêu giá trị của tham số m để phương trình \(\left( {{m^3} - m} \right)x = {m^2} - m\) có vô số nghiệm?
- A.2
- B.1
- C.3
- D.Không tồn tại m.
-
Câu 47:
Mã câu hỏi: 82436
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
mx + y = 3m\\
x + my = 2m + 1
\end{array} \right.\) (m là tham số). Tất cả các giá trị của tham số m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất là- A.\(m \ne \pm 1.\)
- B.\(m \ne 1.\)
- C.\(m \ne -1.\)
- D.\(m \in R - \left\{ { \pm 1} \right\}.\)
-
Câu 48:
Mã câu hỏi: 82437
Nhà bạn An cần khoan một cái giếng nước. Biết rằng giá tiền của mét khoan đầu tiên là 200.000đ và kể từ mét khoan thứ hai, giá tiền của mỗi mét sau tăng thêm 7% so với giá tiền của mét khoan ngay trước nó. Hỏi nếu nhà bạn An khoan cái giếng sâu 30m thì hết bao nhiêu tiền (làm tròn đến hàng nghìn)?
- A.18895000đ.
- B.18892000đ.
- C.18892200đ.
- D.18893000đ.
-
Câu 49:
Mã câu hỏi: 82438
Số nghiệm của phương trình \(2{\sin ^2}x - 1 = 0\) trên đoạn \(\left[ {0;3\pi } \right]\) là
- A.8
- B.4
- C.2
- D.6
-
Câu 50:
Mã câu hỏi: 82439
Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A.Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đều song song với \(\left( \beta \right)\).
- B.Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì chúng song song với nhau.
- C.Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) cùng song song với một đường thẳng thì \(\left( \alpha \right)\) song song với \(\left( \beta \right)\)?
- D.Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha \right)\) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \beta \right)\).