Thông tin đại chúng
- Khái niệm TTĐC? TTĐC là những thông tin truyền đi một cách hệ thống thông qua các phương tiện kỹ thuật đến một đám đông công chúng rộng lớn và phân tán nhằm mục đích duy trì, củng cố hoặc thay đổi hành vi của các cá nhân hay của các nhóm công chúng.
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính... có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. điều đó thể hiện trên các phương diện sau:
- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp ứng nhu cầu và sở thích thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới. các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn.
- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai : ngày nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội. bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.
- Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội: hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đàng và Nhà nước, ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội
Mối quan hệ giữa thông tin với công chúng
Quan hệ giữa thông tin đại chúng với công chúng là mối quan hệ tác động hữu cơ .Quan hệ này chịu ảnh hưởng từ hai phía:
- Ảnh hưởng bởi các thiết chế xã hội và công chúng tới HT thông tin, chẳng hạn: ảnh hưởng bởi chính trị, giai cấp hay trình độ của công chúng
Ví dụ: như người kém văn hoá, không biết đọc, biết viết...không tiếp thu đầy đủ lượng thông tin...
- Các phương tiện thông tin cũng ảnh hưởng đến chông chúng
Nếu các phương tiện thông tin hiện đại: Internet, truyền hình ký thuật số, báo điện tử... công chúng dễ nắm bắt, dễ tiếp thu và tiếp thông tin thu đầy đủ hơn và dễ cập nhật hơn
Nếu phương tiện thông tin lạc hậu, chẳng hạn hệ thống phát thanh ở địa phương , vùng sâu, xa , hải đảo ...lượng thông tin đến công chúng không thuận lợi, khó tiếp thu đầy đủ
Chẳng hạn: việc phổ biến chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước ở vùng sâu, xa...là khó khăn, nhất là vùng còn thiếu điện trước kia ..
- Trình độ của công chúng cũng ảnh hưởng tới TTĐC