Đề thi kết thúc học phần môn Tâm lí học đại cương - Đề 6
Câu hỏi Tự luận (3 câu):
-
Mối liên hệ giữa não và tâm lí? Nêu những điểm khác nhau giữa não và tâm lí?
Xem đáp án Mối liên hệ giữa não và tâm lí là một trong những vấn đề cơ bản trong việc lí giải cơ sở tự nhiên, cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lí người.
Song xung quanh mối liên hệ giữa tâm lí và não cũng có nhiều quan điểm khác nhau:
- Quan điểm tâm lí – vật lí song song: Ngay từ thời R.Đêcac với quan điểm nhị nguyên, các đại biểu của tâm lí học kinh nghiệm chủ nghĩa coi các quá trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn ra trong não người, không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lí được coi là hiện tượng phụ.
- Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí: Đại biểu chủ nghĩa duy vật tầm thường Đức (Phortxtơ, Môlêsôt) cho rằng: tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra.
- Quan điểm duy vật: coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là hoạt động của bộ não, nhưng tâm lí không song song hay không đồng nhất với sinh lí.
-
Giao tiếp là gì? Các loại giao tiếp và vai trò của giao tiếp ?
Xem đáp án Giao tiếp là gì?
- Giao tiếp là một quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Các loại giao tiếp Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
Theo phương tiện giao tiếp, có ba loại giao tiếp sau:
- Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói. chữ viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội.
Theo khoảng cách, có hai loại giao tiếp cơ bản:
- Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
- Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ hoặc qua người khác, có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm…
Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành hai loại:
- Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.
- Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau. Các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.
Vai trò của giao tiếp với tâm lí
Nhà tâm lí học Xô viết nổi tiếng B.Ph.Lômôv cho rằng: “Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào?”. Vì thế, cùng với hoạt động, giao tiếp có một vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển tâm lí.
- Giao tiếp là điều kiên tồn tai của cá nhân và xã hôi loài người. Nhu cau giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. C Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp…”
- Thực tế chứng minh rằng, những trường hợp trẻ em do động vật nuôi mất hẳn tính người, mất nhân cách, chỉ còn lại những đặc điểm tâm lí hành vi của con vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, sự giao tiếp quá hạn chế và nghèo nàn đã dẫn đến những hậu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lưu do nằm viện lâu ngày” (Hospitalism).
- Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành một thái độ giá trị – cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
-
Khái niệm về Tư duy ? Tư duy của con người có những đặc điểm nào?
Xem đáp án Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
Tư duy của con người có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tính “có vấn đề” của tư duy
- Tính gián tiếp của tư duy
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
- Tính chất lí tính của tư duy
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.