Đề thi kết thúc học phần môn Tâm lí học đại cương - Đề 3
Câu hỏi Tự luận (3 câu):
-
Con khỉ được huấn luyện,hoặc do bắt trước,cầm chổi quét nhà,cầm búa đập gạch hoặc đeo kính lên mắt....
Những hành động đó của con khỉ về bản chất có tương đương với các hành động của con người không? Tại sao?
Xem đáp án Về hình thức thì giống nhau nhưng về bản chất thì khác nhau ở chỗ :Con khỉ không biết được mục đích việc làm của mình,chỉ là hành vi bắt trước không có ý thức
Bởi vì:
- Bộ nảo của khỉ và của người hoàn toàn khác nhau
- Hành vi của con khỉ chỉ là hành vi bắt trước,không có ý thức,là hành vi bản năng
- Bộ não khỉ không có trung khu ngôn ngữ
-
Đặc điểm của tâm lí học so với các khoa học khác ?Đối tượng của tâm lí học là gì ?
Xem đáp án Đặc điểm của tâm lí học
Là một khoa học, tâm lí học có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xác định. Tâm lí học vừa có những đặc điểm chung vừa có những đặc điểm riêng so với các khoa học khác nghiên cứu về con người.
- Tâm lí học nghiên cứu các hiện tương tâm vừa gần gũi, cụ thể, gắn bó với con người vừa rất phức tập, trừu tượng Từ lúc sinh ra, lớn lên, trưởng thành cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, đời sống tâm lí con người luôn gắn bó gần gũi với con người, từ những hiện tượng cảm giác đầu tiên: nghe, nhìn, tri giác về thế giới, cảm xúc, trí nhớ, tư duy, cho đến tình cảm, ý thức, nhân cách… đều rất “hiện thực”, thường trực, vừa tiềm tàng, vừa sống động, linh hoạt muôn màu muôn vẻ ở mỗi con người. Các hiện tượng tâm lí vừa cụ thể, vừa trừu tượng, đan xen hòa quyện vào nhau khó có thể tách bạch một cách rạch ròi, khó có thể cân đo đong đếm như những hiện tượng vật chất khác, mặc dù xét đến cùng, tâm lí dù có trừu tượng đến đâu thì cũng sẽ bộc lộ qua cử chỉ, hành vi, cách nói năng muôn hình muôn vẻ.
- Tâm lí học là nơi hội tụ nhiều khoa học nghiên cứu đời sống tâm lí của con người Là khoa học trung gian giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học và khoa học kĩ thuật, công nghệ, đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lí là những hiện tượng tinh thần nhưng nó không tồn tại một cách lơ lửng trừu tượng, phi vật chất, phi hiện thực mà nó gắn chặt với cơ sở sinh lí thần kinh, các quá trình sinh lí sinh hóa trên bộ não, thể hiện qua hệ thống hành vi; hoạt động của con người. Mặt khác, tâm lí của con người có nội dung, có bản chất xã hội, bị chế ước bởi các điều kiện kinh tế – xã hội và mang tính lịch sử. Vì thế, tâm lí học là nơi hội tụ, nơi giao thoa giữa hệ thống các khoa học về con người. Nói một cách hình ảnh và khiêm tốn hơn thì “tâm lí học là bông hoa lưỡng tính nảy sinh và phát triển trên hai mảnh đất tự nhiên và xã hội. Vì thế, trong thành tựu của tâm lí học, cũng như trong các phương pháp nghiên cứu của mình, tâm lí học đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc nhiều thành tựu và phương pháp của các khoa học có liên quan.
- Tâm lí học là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học về con người, đồng thời nó là bộ môn nghiệp vụ trong hệ thống các khoa học tham gia vào việc đào tạo con người, hình thành nhân cách con người nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Không chỉ trong công việc đào tạo giáo viên, các nhà khoa học giáo dục mới sử dụng các thành tựu của tâm lí học mà trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như văn học, nghệ thuật, quân sự, pháp lí, các lĩnh vực y học, thương nghiệp, ngoại giao, du lịch, quảng cáo đều sử dụng các tri thức của khoa học tâm lí. Trong công tác tư tưởng chính trị, trong công việc quản lí lãnh đạo xã hội, trong việc giáo dục ở gia đình cung như tự giáo dục, tự rèn luyện ở mỗi con người, tâm lí học có vai trò đặc biệt quan trọng.
Đối tượng của tâm lí học
- Từ “tâm lí học” ra đời từ trong lịch sử xa xưa của nhân loại. Trong tiếng La tinh từ “Psyche” là “linh hồn”. “tâm hồn”, “tinh thần”…; từ “logos” là “học thuyết”, “khoa học”. Vì thế tâm lí học “Psychologie” là khoa học về tâm hồn.
- Trong tác phẩm “phép biện chứng của tự nhiên” Ph.Ănghen đã chỉ rõ thế giới luôn luôn vận động, mỗi khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm các khoa học tự nhiên. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn: cơ – vật lí học, lí – sinh học, hóa – sinh học, tâm lí học… Trong đó tâm lí học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào bộ não con người sinh ra hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần.
- Như vậy: đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí, các quy luật của hoạt động tâm lí là cơ chế tạo nên chúng.
-
1.Câu cả dao dưới đây nói lên quy luật nào của tình cảm? Trình bày nội dung của quy luật đó?
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương tình bấy nhiêu"
2.Anh chị rút ra kết luận về quan hệ giao tiếp ,ứng xử trong cuộc sống và công việc
Xem đáp án 1.Quy luật di chuyển của tình cảm
- Nội dung của quy luật:Tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác có liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó
2.Kết luận
- Về quan hệ giao tiếp,ứng xử trong cuộc sống: quy luật này phải nhắc nhở chúng ta chú ý đến thái độ,tình cảm của mình làm cho nó có tính chọn lọc,tích cực,tránh vơ đũa cả nhắm,tình cảm tràn lan,không biên giới
- Về quan điểm giao tiếp,ứng xử trong công việc: Cần kiêm soát tình cảm của mình,tránh bực tức người này sang người khác
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.