Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 2
Câu hỏi Tự luận (3 câu):
-
Trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa", từ "văn hóa" đề cập đến khía cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn hóa" còn được sử dụng ở những phạm vi ngữ nghĩa nào?
Xem đáp án Từ "văn hóa" trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa" đề cập đến khía cạnh đời sống tinh thần. Bởi vì khi ta nói đến kinh tế là nói đến phạm trù vật chất, văn hóa ở đây gắn với khái niệm tinh thần.
Các phạm vi ngữ nghĩa của từ văn hóa:
- Văn hóa được dùng theo nghĩa để chỉ học thức (trình độ văn hóa).
- Văn hóa được dùng để chỉ lối sống (nếp sống văn hóa)
- Theo nghĩa chuyên biệt thì nó còn chỉ trình độ phát triển theo một giai đoạn nào đó (vă hóa Đông Sơn).
- Nghĩa rộng của từ văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến những tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động...
-
So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó?
Xem đáp án Văn hóa du mục | Văn hóa nông nghiệp |
- Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng đồng với khuôn phép và kỉ luật cao. - Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng. - Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của người cai trị. - quan hệ cởi mở, hiếu chiến, cạnh tranh và óc độc tôn, bành trướng. | - Trọng tình, trọng văn, trọng tài, trọng phụ nữ. - Linh hoạt và luôn thích nghi với hoàn cảnh. Ý thức công đồng và ý thức trách nhiệm cung hình thành sớm. - Coi trọng sự hòa hiếu, khép kín, bảo thủ, địa phương cục bộ. |
-
Tại sao ở Việt Nam lại mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ trong khi cách ứng xử của văn hóa nông nghệp là trọng phụ nữ?
Xem đáp án Truyền thống Việt Nam thì yếu tố xem trọng phụ nữ thể hiện rất rõ nét:
- Phụ nữ cai quản kinh tế, tài chính trong gia đình, giáo dục con cái.
- Vùng nông nghiệp ĐNA được phương Tây gọi là xứ sở mẫu hệ, điều này còn thể hiện rõ ở chê độ mẫu hệ của các dân tộc ít người như Ede, Giarai ngày nay..
Tư tưởng coi thường phụ nữ vốn là do Trung Hoa truyền vào nước ta trong giai đoạn Bắc thuộc.
Nước ta mới thoát khỏi thời đại phong kiến chưa lâu nên quan niệm này còn chậm thay đổi.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.