Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 1
Câu hỏi Tự luận (2 câu):
-
Trình bày những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?Trình bày những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
Xem đáp án - Qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử Việt Nam cho thấy việc chế ngự thiên nhiên và chiến thắng địch họa là điều kiện sống còn và phát triển của dân tộc ta. Vừa dựng nước, vừa giữ nước là hai mặt cơ bản mật thiết gắn bó với nhau trong cuộc sống của con người Việt Nam. Đó là nội dung và đặc điểm nổi bật, xuyên suốt trong lịch sử nước ta từ xưa cho đến nay. Từ hai lĩnh vực nói trên, con thuyền quốc gia Việt Nam đã vượt qua bao thác ghềnh nguy hiểm, vận mệnh của Tổ quốc đã phải trải qua những bước thăng trầm, nhiều khi bị lầm than và tủi nhục, nhưng cũng lắm lúc rất dỗi chói lọi và vinh quang. Song dân tộc ta bao giờ cũng tỏ rõ ý chí vươn lên, tự cường tự lập của mình, thể hiện một sức sống phi thường và mãnh liệt. Con đường lịch sử gian nan và tiến trình phát triển đất nước hết sức éo le đã nhào nặn nên tâm hồn Việt Nam và đã có tác động sâu sắc lên nội dung, tính chất, đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.
- Cũng do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đã chi phối lên sự ra đời của nhà nước Việt Nam, khiến cho trong lòng xã hội đó có sự bảo lưu đậm đà những tàn dư của công xã nguyên thủy, đồng thời phương thức sản xuất Châu Á cũng đã ngự trị lâu dài. Ngay cả chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng ra đời trên cơ sở bảo tồn và phong kiến hóa dần dần đối với kết cấu kinh tế - xã hội của phương thức sản xuất Châu Á. Sau đó, chế độ thực dân áp đặt trên đất nước ta cũng lại dung dưỡng quan hệ sản xuất phong kiến. Tình trạng đó dẫn đến hiện tượng "chồng xếp" trong quan hệ sản xuất, cùng với một cấu trúc lưỡng nguyên về xã hội, thể hiện ở sự cùng tồn tại và bổ sung cho nhau của hai thể chế: một nhà nước quân chủ tập quyền có xu hướng chuyên chế toàn trị, đứng ở trung tâm và bên trên một cộng đồng các làng xã có xu hướng tự trị, tự quản theo lối "phép vua thua lệ làng". Kết quả là nhà nước và làng xã thường thỏa hiệp với nhau, nhân nhượng lẫn nhau, khiến cho trên bình diện văn hóa cs sự cộng tồn và cân bằng giữa hai dòng văn hóa trong cùng một chế độ: dòng văn hóa quan liêu chính thống và dòng văn hóa dân gian phi chính thống, cũng như sự thâm nhập lẫn nhau giữa bộ phận văn hóa bình dân với bộ phận văn hóa bác học.
-
“Đàn bầu ai gãy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn Bầu”
(ca doa)
“Một giây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh”
(Văn Tiến Lên)
Từ những trích dẫn trên, hãy chứng minh rằng nhạc cụ đàn Bầu một mình mang đủ cả ba đặc trưng của nghệ thuật thanh sắc: tổng hợp, biểu cảm, linh hoạt.
Xem đáp án Nêu sơ bộ xuất xứ của chiếc đàn Bầu.
Cấu tạo của đàn Bầu: nhạc cụ đàn một dây, có hai loại: đàn thân tre và đàn thân gỗ. Đàn thân tre (đàn của những người hát xẩm) dài 120 cm, đường kính 12cm. Đàn hộp gỗ (đàn dùng cho nghệ sĩ chuyên nghiệp) dài 115 cm, rộng 10 cm, cao 9 cm.
Các đặc trưng: cây đàn bầu Việt Nam từ lâu đã là “ông hoàng” trong “bộ tộc” nhạc cụ cổ truyền của dân tộc.
Tiếng đàn bầu Việt Nam từ xa xưa -bây giờ -mai sau vẫn có sức lay động sâu xa, quyến rũ lòng người.
Nhạc cụ đàn Bầu hội tụ 3 đặc trưng: tổng hợp, linh hoạt, biểu cảm:
- Tổng hợp, bởi vì chỉ có 1 dây mà cho ra đủ mọi âm thanh, cung bậc.
- Linh hoạt, bởi chơi đàn Bầu phải phối hợp 2 tay (tay phải gảy dây, tay trái rung, ghìm cây đàn); tay giương, tay tạo âm nên những âm thanh rung/phẳng, những cung bậc ngắn/ dài hài hòa theo ý muốn.
- Biểu cảm, bởi vì đàn Bầu rất thích hợp để thể hiện những cảm xúc âm tính, phù hợp với tâm hồn Việt Nam
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.