Bài kiểm tra
Đề thi HSG môn Sinh 9 năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Thanh Ba lần 1
1/30
135 : 00
Câu 1: helvetica="">Máu vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn theo một chiều xác định nhờ:
1. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
2. Sự co bóp của tâm thất tạo nên lực đẩy.
3. Các van tim.
4. Sức hút của tâm nhĩ khi dãn.
5. Sự chênh lệch huyết áp giữa động mạch chủ và tĩnh mạch chủ.
Tổ hợp đúng là:
Câu 2: Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O vì:
Câu 3: Các bệnh nào sau đây dễ lây qua đường hô hấp?
Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
(1) Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và loại O2 ra khỏi cơ thể.
(2) Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
(3) Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.
(4) Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi và tế bào.
Câu 5: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình
Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thê con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
Câu 6: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là:
- A. Nếu P thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng thì F2 có sự phân tính.
- B. Ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ kiểu hình 3: 1.
- C. Sự phân li của các cặp gen độc lập nhau dẫn tới sự di truyền riêng rẽ mỗi tính trạng.
- D. Không có sự hòa trộn nhau về các nhân tố di truyền quy định các tính trạng
Câu 7: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của NST
Câu 8: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Một loài có 2n = 24, có 3 tế bào đang nguyên phân, tổng số crômatit quan sát thấy ở kỳ giữa trong các tế bào là:
Câu 9: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng?
Câu 10: Gen B có 500 A và 1000 G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng nucleotit của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Đột biến gen B thành gen b là dạng đột biến gì ?
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
Câu 12: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Một loài thực vật lưỡng vật có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng NST ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến | I | II | III | IV | V | VI |
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng | 48 | 84 | 72 | 36 | 60 | 108 |
Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là:
Câu 13: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là:
- A. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST trong thụ tinh.
- B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng( dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo ra các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
- C. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân.
- D. Các gen nằm trên các NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
Câu 14: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?
Câu 15: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 ?
Câu 16: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\). Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần ở thế hệ sau?
Câu 17: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Có 10 tế bào cùng loài đều nguyên phân với số đợt bằng nhau cần được môi trường cung cấp 980 NST đơn. Số NST đơn chứa trong các tế bào con sinh ra là 1120. Bộ NST lưỡng bội của loài và tên loài là:
Câu 18: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Một tế bào sinh trứng có kiểu gen \(\frac{{AD}}{{ad}}{X^E}Y\) Khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng ?
Câu 19: Một gen ở vi khuẩn E.coli có chiều dài 4080 A0 và có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% số nuclêôtit của gen. Khi gen phiên mã tạo ra 1 phân tử mARN cần môi trường nội bào cung cấp 540 nuclêôtit loại G và 120 nuclêôtit loại A. Số lượng 2 loại nuclêôtit còn lại của mARN là:
Câu 20: style="box-sizing: border-box; margin: 0px 0px 10px; font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Arial, sans-serif;">Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
Câu 21: Phép lai nào sau đây tạo ra nhiều kiểu gen nhất?
Câu 22: Trong quá trình phân bào NST nhân đôi ở:
Câu 23: Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?
Câu 24: Bản chất của gen là:
Câu 25: a) Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN ?
b) Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ob. Loại đột biến nào có thể xảy ra ? Trình bày cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó.
Câu 26: Thế nào là phép lai phân tích? Tại sao phép lai phân tích lại kiểm tra được cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp tử?
Câu 27: Kĩ thuật gen là gì? Trình bày các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn E. coli?
Câu 28: Nêu các đặc điểm hình thái, sinh lí phân biệt thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
Câu 29: a. Trong một trại nuôi cá khi thu hoạch người ta thu được 1600 con cá chép. Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%?
b. Khối lượng của một gen là 372600 đvC. Gen trên phiên mã 1 lần, phân tử mARN được tạo ra có 8 ribôxôm dịch mã, mỗi ribôxôm tham gia dịch mã 2 lần. Xác định:
- Số chuỗi polypeptit được tạo ra qua quá trình dịch mã trên.
- Số lượt phân tử tARN tham gia quá trình dịch mã.
Câu 30: Ở một loài côn trùng, gen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn, gen a quy định tính trạng thân đen, gen B quy định tính trạng cánh dài trội hoàn toàn, gen b quy định tính trạng cánh ngắn.
Cho P thân xám, cánh dài thuần chủng lai với thân đen, cánh ngắn thuần chủng thu được F1 có 100% kiểu hình thân xám, cánh dài. Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: F2: 2 thân xám, cánh dài: 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh ngắn.
Trường hợp 2: F2: 3 thân xám, cánh dài: 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn.
Biện luận, viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp ( cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân).