Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
Thơ Xuân Quỳnh hướng về tình cảm gần gũi, bình dị đời thường.
Biểu lộ rung cảm của một trái tim chân thành, tha thiết, đằm thắm.
Cảm nhận chung: 0,5đ
Hai khổ thơ thể hiện tình yêu thương con tha thiết và khát vọng của người mẹ qua lời ru thiết tha, trìu mến.
Người mẹ là kì quan đẹp nhất cuộc đời. Giữa cái mênh mông đến vô cùng của vũ trụ tiếng ru hời kia sẽ không bao giờ xuất hiện nếu không có mẹ và nó sẽ im lặng khi con không cất tiềng chào đời.
Phân tích: 2,0đ
Lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con từ thuở nằm nôi cho đến khi con khôn lớn, trưởng thành.
Lời ru của mẹ gắn liền với sự ấp ủ, chở che theo con suốt cuộc đời.
Hình ảnh so sánh kết hợp với điệp ngữ “lời ru” khẳng định: lời ru ấy chính là tình yêu tha thiết mẹ dành cho con suốt cả cuộc đời, là khát vọng ước mong con khôn lớn, vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm của cuộc sống để hướng tới tương lai rộng mở.
Nghệ thuật: (0,75đ): thể thơ năm chữ, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, nhịp điệu tha thiết, trìu mến, đoạn thơ biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ, trái tim người mẹ với con chân thành, tha thiết, đằm thắm.
→ Đánh giá: (0,25đ) Lời ru làm đẹp thêm tình cảm gia đình, làm đẹp thêm tình mẹ con gần gũi, thân thương, thiêng liêng và xúc động.
Câu 2:
Mã câu hỏi: 114540
“Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. (6 điểm)
Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:
Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm)
Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình... Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.
Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình, phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá trình tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Về nội dung (4,0 điểm)
Giải thích:
Nỗ lực khẳng định mình là quá trình nhận thức, quyết tâm vươn tới sự thành công.
Tỉnh táo chế ngự mình là tránh vấp ngã , thất bại bằng nhận thức của lý trí.
→ Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí nhằm chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn thiện nhân cách.
Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.
Bàn luận
Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ và một lý trí tỉnh táo.
Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng của con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.
Liên hệ bản thân
Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý chí và sự tỉnh táo của lý trí.
Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Câu 3:
Mã câu hỏi: 114541
“Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả”
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ ý kiến trên. (10 điểm)
Kĩ năng: (1đ) đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Kiến thức: (9đ) Cần đảm bảo những kiến thức sau:
Giải thích: 1đ
Riêng: là nét mới độc đáo
Vì sao văn chương cần có cái riêng:
Vì văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo, mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng và nét mới ở nội dung, hình thức và ý tưởng. Mỗi nhà văn phải có chân trời riêng, khám phá riêng, tạo thành phong cách riêng. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.
Văn chương không có nét riêng sẽ không là gì cả: mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương.... cái bình thường là cái chết của nghệ thuật nên mỗi nhà văn phải sáng tạo không ngừng.
→ Câu nói nhấn mạnh tầm quan trọng của phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cái độc đáo cho tác phẩm.
Chứng minh: 7đ
Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân để làm rõ vấn đề nghị luận: 3,5đ
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng con sông Đà
Nét riêng trong việc lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề:
Hình ảnh con sông Đà ngang tàn, độc đáo, chảy về hướng Bắc mang vẻ đẹp vừa kì vĩ vừa thơ mộng, cuốn hút cảm xúc của Nguyễn Tuân.
Trong số rất nhiều áng thơ văn hay viết về những dòng sông trên đất nước ta thì hình ảnh sông Đà mang nét riêng có nhất: nó như một sinh thể sống có tâm địa và diện mạo như kẻ thù số một của con người
Nét riêng trong việc cảm nhận và miêu tả dòng sông:
Sự hùng vĩ của sông Đà được lựa chọn bằng những hình ảnh chi tiết tiêu biểu: vách đá, mặt ghềnh, hút nước, thạch trận…
Vẻ đẹp của sông Đà còn được nhà văn miêu tả như một dòng chảy trữ tình tràn trên trang viết. Sự trữ tình của sông Đà cũng được lựa chọn ở chi tiết tiêu biểu: dáng vẻ, màu nước, bờ bãi trên sông:.....
Nét riêng trong nghệ thuật:
Hình tượng cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác
Sự am hiểu sâu rộng về kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lí.....
Tình yêu và những cảm xúc say mê, mãnh liệt của nhà văn trước cái đẹp của thiên nhiên, đất nước.
Hành văn biến hóa linh hoạt...
→ Đánh giá chung: sông Đà là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Tuân và thể hiện sự thay đổi và sự thống nhất trong sáng tác của nhà văn. Tác phẩm và đặc biệt là hình ảnh dòng sông là đóng góp đặc biệt và riêng có của Nguyễn Tuân cho thể tùy bút viết về con sông quê hương.
Ai đã đặt tên cho dòng sông: 3,5đ
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng con sông Hương.
Nét riêng trong việc lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề:
Hình ảnh sông Hương thơ mộng, trữ tình, trầm mặc như triết lí như cổ thi được cảm nhận từ góc độ địa lí, văn hóa, lịch sử....
Vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp của chiều sâu tâm hồn và văn hóa con người Huế....
Nét riêng trong cách nhìn, cách cảm thụ của tác giả:
Dưới ngòi bút tài hoa, lịch lãm, hướng nội của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính: Ở thượng nguồn; Ở đồng bằng; Ở trung tâm thành phố Huế; Rời khỏi kinh thành Huế; Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử, thi ca, âm nhạc Huế....
Nét riêng trong nghệ thuật:
Bút pháp tả ít gợi nhiều, so sánh độc đáo, mới lạ
Hành văn hướng nội.....
Tư liệu chính xác, phong phú.
Khả năng quan sát tinh tế, nhiều hình ảnh giàu chất thơ.
Ngôn ngữ sống động, linh hoạt, đậm chất trữ tình.
→ Áng văn giàu chất thơ thể hiện những khám phá, những cảm nhận riêng có của tác giả về sông Hương và xứ Huế.
Đánh giá: sông Hương trong bút kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một cái tôi giàu văn hóa và trí tưởng tượng, say đắm trong tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi “riêng có” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng cho thể kí và làm nên vẻ đẹp phong phú và đa dạng đậm chất thơ của sông Hương.
Đánh giá ý kiến: 1,0đ
Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ.
Thể hiện những đặc trưng trong quá trình sáng tác văn học và tiếp nhận văn học.
Đề cao sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ.