Có ý kiến cho rằng: “Hãy quên mình đi để yêu thương người khác sâu sắc hơn”. Nữ sĩ Quỳnh Dao trong một bài tản văn có nói: “Chỉ khi nào bạn biết tôn trọng và yêu thương chính mình thì bạn mới thực sự biết yêu thương, quý trọng người khác một cách sâu sắc.”
Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên. (4,0 điểm)
Thí sinh nắm vững và biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, lí lẽ thuyết phục....
Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục và cần tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Giải thích
Ý kiến 1 nhắc nhở “hãy quên mình”, biết kìm nén, gác lại cái Tôi cá nhân để tình yêu thương ở mức độ “sâu sắc hơn”.
Ý kiến 2 nhấn mạnh biết “tôn trọng và yêu thương chính mình”, đề cao và trân quí bản thân; từ “chỉ khi nào” khẳng định đó là yếu tố cơ sở để mỗi cá nhân biết “thực sự” yêu thương người khác - thể hiện trọn vẹn, đầy đủ và bản chất nhất của sự yêu thương.
⇒ Hai ý kiến trên đề cập đến lòng yêu thương người khác một cách sâu sắc, tình yêu thương không chỉ dành cho người thân mà còn cho cả những người xung quanh một cách sâu lắng, mãnh liệt.
Mối quan hệ của hai ý kiến:
Hai ý kiến không đối lập mà có sự bổ sung cho nhau, phản ánh hai cách ứng xử khác nhau của mỗi cá nhân với bản thân để hướng tới một tình cảm nhân văn cao đẹp. Nhận định nhắc nhở, gợi mở cho mỗi người những con đường khác nhau để yêu thương mọi người một cách sâu sắc nhất.
Cả hai ý kiến đều đúng, đều là những lời khuyên thấm thía: Muốn yêu thương người khác, trước hết cần yêu thương, trân trọng bản thân mình; nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể, cần biết quên mình để yêu thương người khác.
Lý giải vấn đề
Tại sao phải biết“quên mình đi để yêu thương người khác một cách sâu sắc hơn”?
Bởi lẽ:
Cuộc sống không thể thiếu vắng tình yêu thương, bản chất của sự yêu thương là san sẻ, độ lượng, bao dung, hi sinh...
Nhưng cái Tôi của mỗi người đôi khi lớn đến mức người ta không còn biết đến ai ngoài chính mình.
Mặt khác, lợi ích cá nhân của mỗi con người luôn là cái thiết thực, hấp dẫn khiến người ta thường sống cho mình hơn là hi sinh cho người khác, nhất là khi đang gặp khó khăn.
Quên mình để sống mình vì mọi người mới đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích, quyền lợi của chính mình, chấp nhận sự thiệt thòi về mình...
Quên mình mới có thể hi sinh, nhường nhịn, cống hiến cho mọi người, cho cuộc đời một cách tự nguyện, thành tâm.
Tại sao “Chỉ khi nào biết yêu thương quý trọng chính mình, chúng ta mới có thể yêu thương quý trọng người khác một cách sâu sắc.”?
Biết yêu thương quý trọng chính mình nghĩa là đề cao và quý trọng những giá trị tốt đẹp của mình, biết giữ gìn những gì thuộc về chính mình.
Biết yêu thương quý trọng chính mình là cơ sở hiểu thấu giá trị của người khác, biết trân trọng những gì thuộc về người khác.
Yêu thương, trân trọng bản thân là cảm xúc chân thành nhất, là cội nguồn nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ khác như: nâng niu, kính trọng, quí mến những giá trị tốt đẹp của mọi người xung quanh; bao dung tha thứ khi người khác mắc sai lầm; xúc động, cảm thương khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn....
Có sự đồng cảm, nảy sinh cảm xúc với người khác như với chính bản thân mình đã trải nghiệm: “Thương người như thể thương thân”.
Khi vô cảm với bản thân, tâm hồn cũng sẽ chai lỳ, dửng dưng với mọi người xung quanh. Nếu có tình yêu thương với người khác cũng chỉ là tình cảm giả dối, hời hợt, xáo rỗng, gượng gạo mà thôi.
(Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng)
Liên hệ, mở rộng:
Phê phán những người chưa biết quên mình trong mối quan hệ với mọi người, hoặc những người chưa biết trân trọng mà coi thường bản thân...
Quên mình để yêu thương con người, khác với đánh mất bản thân mình; Yêu thương tôn trọng bản thân khác với sự vị kỉ.
Đánh giá, rút ra bài học
Quên mình và yêu thương, quý trọng chính mình để yêu thương, quý trọng người khác một cách trọn vẹn, sâu sắc hơn.
Từ quan niệm trên đặt ra vấn đề cần làm gì để có cách ứng xử nhân văn và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp....
Câu 2:
Mã câu hỏi: 114543
“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57).
Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học. (6,0 điểm)
Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Giải thích
Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.
Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.
Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp...
⇒ Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp.
Lý giải vấn đề
Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.
Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người...
Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú...
⇒ Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân - thiện - mĩ.
Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu lựa chọn để phân tích.
Lựa chọn được ít nhất hai tác phẩm Thơ mới có giá trị thẩm mỹ trong chương trình THPT đã học để làm sáng tỏ nhận định.
Giới thiệu chung về tác giả, vị trí, giá trị... của tác phẩm.
Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài Thơ mới
Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống.
Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong Vội vàng; Cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong Tràng giang; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong Đây thôn Vĩ Dạ...)
Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ....)
Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người.... trong các bài thơ).
⇒ Cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.
Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ.
Đề tài, thể thơ…
Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…
Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…
Đánh giá
Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.