Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói sau: “Tất cả quả ngọt đều đã từng là những nụ hoa, nhưng không phải tất cả hoa đều có thể cho ra trái”. (8,0 điểm)
Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên.
Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây:
Giải thích ý nghĩa câu nói:
HS cần chỉ rõ:
Quả ngọt: thành quả, kết quả ngọt ngào, có chất lượng.
Hoa: đẹp đẽ, đầy sức sống nhưng chóng tàn.
Ý cả câu: Con người ai cũng phải trải qua một thời tuổi trẻ (thời nở hoa) nên phải sống sao để cho tuổi trẻ qua đi có thể hái được trái chín ngọt ngào, gieo hạt cho đời sau (trái ngọt).
Bàn luận về ý nghĩa câu nói:
HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những nội dung sau:
Tuổi trẻ là thời kỳ đẹp đẽ nhất trong cuộc sống mỗi con người nhưng nó lại trôi qua rất nhanh, nếu ta không nổ lực phấn đấu, sống hết mình với ý nghĩa tích cực thì khi hoa phai tàn, héo úa sẽ chẳng thể kết thành trái ngọt.
Hiện nay, bên cạnh những bạn trẻ chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng vững vàng để vào đời bằng việc phấn đấu học tập, rèn luyện thể chất, trau dồi kỹ năng sống… thì còn có một số hoàn toàn thụ động, thiếu trách nhiệm với cuộc đời của mình, sống lãng phí tuổi xuân… thì cũng như bông hoa khi tàn mà chẳng thể kết trái, không giữ lại vẻ đẹp cho đời.
Bài học nhận thức và hành động:
Nhận thức được câu nói trên như một thông điệp gửi đến thế hệ trẻ ngày nay.
Bản thân thấy cần phải sống thật có ích, có ý nghĩa trong thời tuổi trẻ để hái được trái ngọt, gieo hạt giống tốt cho đời sau.
Câu 2:
Mã câu hỏi: 82970
“Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm trên qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. (12,0 điểm)
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài: chứng minh một vấn đề văn học. Kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí.
Hiểu đúng yêu cầu của đề, dùng một số truyện cổ tích để chứng minh nhận định trên.
Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Giải thích vấn đề:
Khẳng định đây là quan niệm đúng đắn về khuynh hướng văn học lãng mạn nói chung và văn học lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng:
Không phải là khuynh hướng văn học thoát li khỏi hiện thực cuộc sống.
Trái lại:
Văn chương có thể tố cáo và thay đổi thế giới xấu xa, tàn ác.
Văn chương khiến cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.
Chứng minh:
Với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân:
Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tốt, cái cao cả đối lập với xấu xa, thấp hèn.
Thái độ bất hòa với xã hội hiện thực.
Khơi dậy tình yêu với những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.
→ Những ý đồ nghệ thuật trên được truyền tải qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật tài hoa, dựng cảnh tài tình, gợi không khí cổ xưa …
Đặc biệt với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:
Nỗi xót thương trước cuộc sống nghèo khổ, tàn lụi của những người dân phố huyện - đặc biệt là những đứa trẻ, chính là tiếng nói gián tiếp tố cáo xã hội vô nhân đạo.
Sự đồng cảm với những ước mơ của tuổi thơ, tâm hồn gắn bó với nơi mình đang sống của các nhân vật trong truyện cũng luôn khơi gợi trong tâm hồn mỗi con người những suy ngẫm…
Đánh giá, bình luận:
Bằng cốt truyện nhẹ nhàng, giọng văn tâm tình, sâu lắng, kết hợp bút pháp hiện thức và trữ tình, khai thác tinh tế tâm lí nhân vật… đã làm nổi bật những nội dung trên.
Lưu ý: HS có thể có nhiều cách viết sáng tạo, linh hoạt miễn là đáp ứng những yêu cầu trên.