Câu hỏi Tự luận (3 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 66782
I. ĐỌC - HIỂU
Cho văn bản sau:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi, Hữu Thỉnh, Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
a) Nhân vật tôi trong bài thơ trên hỏi những đối tượng nào?
b) Những từ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào” nói lên điều gì về cách sống của hình tượng đất, nước và cỏ?
c) Viết một đoạn văn (khoảng 5- 10 câu) bàn về tác dụng của nghệ thuật điệp trong sáu câu cuối bài thơ?
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 66784
II. LÀM VĂN
Nói về giá trị của thời gian, có người từng tổng kết:
- Thời gian là vàng.
- Thời gian là sự sống.
- Thời gian là thắng lợi.
- Thời gian là tri thức.
(Tóm lược Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, Trang 36-37, Tập 2)
Đối với em, thời gian là gì?
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 66786
Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: Mỗi tác phẩm nghệ thuật luôn có “một tư tưởng náu mình, yên lặng”.(Ngữ văn 9, Trang 15, Tập 2).
Từ gợi dẫn của ý kiến trên, em hãy đánh thức “tư tưởng náu mình” ở một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9.