Đề thi HSG môn Hóa 8 năm 2019 - Phòng GDĐT Sông Lô

Câu hỏi Trắc nghiệm (9 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 54083

    Hoàn thành các phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:

    a. P + O2 → P2O5                                     

    b. NaOH + Fe2(SO4)3 → Na2SO4 + Fe(OH)3  

    c. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + ...       

    d. Fe2O3 + CO → FexOy + CO2

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 54084

    a. Cho bảng sau:

    1 2 3 4 5 6
    N2 KOH SO3 NaCl HCl Ag
    O2 Cu(OH)2 CO2 Ca3(PO4)2 H2SO4 Na
    O3 Al(OH)3 SiO2 K2SO4 H3PO4 Ba

    Hãy điền các cụm từ thích hợp vào các vị trí (1) đến (6) trong bảng trên.

    b. Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác nhau. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó.

  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 54085

    Một  nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó  số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là14.

    a. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử R.

    b. Tính nguyên tử khối của R, coi mP = mn = 1,013 đvC.

    c. Tính khối lượng bằng gam của R, biết khối lượng của một nguyên tử Cacbon là 1,9926.10-23 gam.

  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 54086

    Tiến hành thí nghiệm: Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO nung nóng ở 4000C, sau phản ứng thấy còn lại 16,8 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng và nêu hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên. 

  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 54087

    Thêm 3,0 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn nặng 152 gam. Tính % về khối lượng của các chất trong hỗn hợp muối đã dùng. 

  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 54088

    Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 14,6 % vừa đủ thu được 4,48 lít khí H2 (đo ở đktc). Tính nồng độ % các muối có trong dung dịch sau phản ứng.  

  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 54089

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm 2018 hợp chất (thành phần của mỗi hợp chất đều chỉ gồm hai nguyên tố C và H) cần vừa đủ 63,28 lít không khí (đktc), biết thể tích khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư được 36,00 gam kết tủa. Tính m.

  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 54090

    Cho một mẩu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm chứa 10,0 ml dung dịch HCl 1,0M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích CO2 thoát ra (đktc), được kết quả như sau

    Thời gian (giây) 0 30 60 90 120 150 180 200
    Thể tích khí CO2 (cm3) 0 30 52 78 80 88 91 91

    a. Kết quả đo ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm. Giải thích.

    b. Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây.

    c. Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất. Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

    d. Ở thí nghiệm trên, nếu thay 10,0 ml dung dịch HCl 1,0 M bằng10,0 ml dung dịch H2SO4 0,5M thì thể tích CO2 thoát ra trong các thời điểm có giống nhau không. Giải thích.

  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 54091

    Giả sử xảy ra phản ứng :   nMgO + mP2O5  →  F

    Biết rằng, trong F magie chiếm 21,6 % về khối lượng. Xác định công thức hóa học của F.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?