Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 6 năm học 2018-2019 Trường THCS Phạm Văn Đồng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 29085

    Dụng cụ nào dưới đây được dùng để đo độ dài:

    • A.com pa                    
    • B.Thước thẳng             
    • C.Ê.ke                                   
    • D.Bình chia độ
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 29086

    Độ chia nhỏ nhất của một thước đo độ dài là:

    • A.Độ dài giữa hai vạch liên tiếp chia trên thước.
    • B.Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.
    • C.Độ dài lớn nhất ghi trên thước.             
    • D.Độ dài của cái thước đó.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 29087

    Niu tơn là đơn vị của:

    • A.Trọng lượng riêng         
    • B.Lực đàn hồi     
    • C.Khối lượng riêng.               
    • D.Trọng lực
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 29088

    Người ta dùng một bình chia độ chứa 75 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là

    • A.125 cm3             
    • B. 175 cm3   
    • C. 135 cm3         
    • D.25 cm3
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 29089

    Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là    .        

     

    • A.400 ml và 200 ml.               
    • B.400 ml và 2 ml .         
    • C.400 ml và 20 ml
    • D.400 ml và 0 ml.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 29090

    Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?

    • A.Lực đẩy.              
    • B.Lực hút.   
    • C.Lực căng.         
    • D.Lực kéo.          
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 29091

    Hai lực cân bằng là hai lực:

    • A.Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
    • B.Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
    • C.Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
    • D.Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 29092

    Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

    • A.Búa nhổ đinh              
    • B.Bập bênh        
    • C.Kéo cắt giấy.               
    • D.Dao cắt giấy
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 29093

    Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 10N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:

    • A.1kg                 
    • B.100g
    • C.10g                  
    • D.1g
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 29094

    Trọng lượng riêng của nước là 10000 \(\frac{N}{{{m^3}}}\) thì khối lượng riêng của nước là

    • A.100000 \(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)                         
    • B.100 \(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\) 
    • C.1000\(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)                        
    • D. 10\(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 29095

    Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 1,5m3 dầu hoả là

    • A.120kg                  
    • B.400kg
    • C.1500kg                
    • D.1200kg
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 29096

    Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,8 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là

    • A.54 N           
    • B.540N        
    • C.300N         
    • D. 5400N
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 29097

    Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 11cm, người ta treo vào nó 1 vật nặng 100g thì chiều dài lúc đó bằng 16cm. Độ biến dạng của lò xo này bằng:     

    • A. 5cm         
    • B.11cm       
    • C.16cm         
    • D.27cm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 29098

    Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của Thể tích?

    • A.m3         
    • B.lít             
    • C.cm3          
    • D.N/m3.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 29099

    Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực ?

    • A.Thước chia vạch.  
    • B. Lực kế.
    • C.Cân Rôbecvan. 
    • D. Bình chia độ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 29100

    Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Số đó chỉ:

    • A.Sức nặng của túi bột giặt.     
    • B.Thể tích của túi bột giặt.
    • C.Khối lượng của túi bột giặt.             
    • D.Khối lượng của bột giặt có trong túi.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 29101

    Một vật có khối lượng 25kg thì có trọng lượng tương ứng là

    • A.250N.                
    • B.25N.             
    • C.2500N.            
    • D.2,5N.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 29102

    Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên cao theo phương thẳng đứng phải cần lực có độ lớn ít nhất bằng

    • A.1000N.            
    • B.1N.         
    • C.100N.                    
    • D.10N.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 29103

    Đơn vị trọng lượng là

    • A.N.m3                
    • B.N.m2.       
    • C.N.m.         
    • D.N.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 29104

    Vật nào dưới đây là máy cơ đơn giản ?

    • A.Đòn bẩy.              
    • B.Thước cuộn.  
    • C.Lực kế.          
    • D.Bình tràn.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 29105

    Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

    • A.Một vật được ném thì bay lên cao.            
    • B.Một vật được thả thì rơi xuống.
    • C.Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
    • D.Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 29106

    Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ?

    • A.Chiều dài của lò xo khi bị nén càng ngắn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
    • B.Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
    • C.Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
    • D.Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 29107

    Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Vậy chiều dài tự nhiên (chiều dài ban đầu) của lò xo là

    • A.96 cm.                   
    • B.102 cm. 
    • C. 94 cm.             
    • D.100 cm.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 29108

    Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?

    • A.Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.          
    • B.Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.
    • C.Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.         
    • D.Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 29109

    Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40 cm), nên chọn thước có giới hạn đo

    • A.60 cm và độ chia nhỏ nhất 1cm.          
    • B.1m và độ chia nhỏ nhất 2cm
    • C.5 dm và độ chia nhỏ nhất 1mm.                    
    • D.20 dm và độ chia nhỏ nhất 1mm.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 29110

    a.Trọng lực là gì? Chỉ rõ phương và chiều của trọng lực.

    b.Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?

  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 29111

    Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:

            a. 1,5m = .....dm ;     1,5m = ......cm

                1,5cm = .....mm ;   1,5km = .....m

            b. 1m3 = ......dm3 = .......lít = ......cm3 =......ml = ........cc

            c. 2 tấn = ......tạ = .......kg

                1kg = ........lạng = ......g

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 29112

    Khi sử dụng lực kế để đo lực hút của Trái đất tác dụng lên một vật phải cầm lực kế ở tư thế nào ? Tại sao ?

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 29113

    Thả một vật hình cầu có khối lượng 390g làm bằng kim loại, vào bình đo thể tích có vạch chia độ. Quan sát thấy nó chìm và nước trong bình từ mức   V­1 = 120cm3 dâng lên đến mức V2 = 170cm3.

    a)Tính trọng lượng của quả cầu?

    b)Tính khối lượng riêng của kim loại cấu tạo nên vật

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 29114

    Để đo khối lượng riêng của sỏi, cần phải thực hiện những công việc nào ?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?