Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 Trường THPT Yên Mỹ năm 2017 (Phần trắc nghiệm)

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 82540

    Với mọi \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\), so sánh \(cos(sinx)\) với \(cos1\) thì 

    • A.Không so sánh được 
    • B.\(cos(sinx) < cos1.\)
    • C.\(cos(sinx) > cos1.\)          
    • D.\(cos(sinx) ≥ cos1.\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 82541

    Xét các phương trình lượng giác

    (I)  \(sinx + cosx = 2\)      (II)    \(tanx + cotx = 2\)     (III)  \({\cos ^2}x + {\cos ^2}2x = 3\)

    Trong các phương trình trên, phương trình nào có nghiệm:

    • A.(II) và (III)
    • B.(II)
    • C.(I)
    • D.(III)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 82542

    Cho B = {1, 2, 3, 4, 5, 6}. Từ tập B có thể lập được bao nhiêu số chẵn có 6 chữ số đôi một khác nhau ?

    • A.46656
    • B.360
    • C.720
    • D.2160
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 82543

    Cho tam giác ABC. Số mặt phẳng chứa tất cả các đỉnh của tam giác ABC?

    • A.3
    • B.2
    • C.4
    • D.1
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 82544

    Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có: \({u_1} =  - \,0,1\,;\,\,\,d = 0,1\).  Số hạng thứ 7 của cấp số cộng này là 

    • A.1,6
    • B.0,5
    • C.6
    • D.0,6
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 82545

    Phương trình \(\sin 3x + \sin 2x = \sin x\) có tập nghiệm trùng với tập nghiệm của phương trình

    • A.\(\sin x = 0\)
    • B.\(\left[ \begin{array}{l}
      \sin x = 0\\
      \cos x = \frac{1}{2}
      \end{array} \right.\)
    • C.\(\cos x =  - \frac{1}{2}\)
    • D.\(\cos x =  - 1\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 82546

    Hàm số \(y = \cot \,x\) tuần hoàn với chu kỳ

    • A.\(T = \pi \)
    • B.\(T = 2\pi \)
    • C.\(T = \frac{\pi }{2}\)
    • D.\(T = \frac{\pi }{4}\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 82547

    Cho hàm số \(y = 5\sin x + 2\sqrt 6 \cos x\), GTNN và GTLN của hàm số  là

    • A.\( - 2\sqrt 6 ;\,\,2\sqrt 6 \)
    • B.\(-5; 5\)
    • C.\( - 5 - 2\sqrt 6 ;\,\,5 + 2\sqrt 6 \)
    • D.\(-7; 7\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 82548

    Số nghiệm của phương trình \(sin2x – sin x = 0\) trên \([–2\pi;2\pi]\) là 

    • A.2
    • B.9
    • C.8
    • D.4
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 82549

    Cho ngũ giác đều ABCDE tâm O, biết OA = a . Phép quay \({Q_{\left( {C,\pi } \right)}}\) biến A thành A’, biến B thành B’. Độ dài đoạn A’B’ bằng

    • A.\(a\sin {72^o}\)
    • B.\(2a\cos {36^o}\)
    • C.\(a\cos {72^o}\)
    • D.\(2a\sin {36^o}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 82550

    Phép tịnh tiến T theo vectơ \(\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 \), biến đường thẳng d thành đường thẳng d’. Nếu d’ trùng với d thì giá của vectơ \(\overrightarrow u \)

    • A.Không song song với d
    • B.Trùng với d 
    • C.Song song với d 
    • D.Song song hoặc trùng với d 
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 82551

    Trong mặt phẳng Oxy, cho vectơ \(\overrightarrow v  = ( - 3\,\,;\,\,5)\) và \(M’(-2 ; 8)\). Biết \({T_{\overrightarrow v }}(M) = M'\). Khi đó toạ độ của M là

    • A.\(M(-5 ; 13)\)   
    • B.\(M(13 ; - 5)\)
    • C.\(M(-1 ; -3)\)
    • D.\(M(1 ; 3)\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 82552

    Tìm hệ số của \({x^7}\) trong khai triển thành đa thức của \({(2 - 3x)^{2n}}\), biết n là số nguyên dương thỏa mãn: \(C_{2n + 1}^1 + C_{2n + 1}^3 + C_{2n + 1}^5 + ... + C_{2n + 1}^{2n + 1} = 1024\).

    • A.\(2099529\)
    • B.\( - 2099529\)
    • C.\( - 2099520\)
    • D.\(2099520\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 82553

    Tổng \(A = C_n^0 + 5C_n^1 + {5^2}C_n^2 + ... + {5^n}C_n^n\) bằng 

    • A.\({5^n}\)
    • B.\({7^n}\)
    • C.\({6^n}\)
    • D.\({4^n}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 82554

    Một hộp đựng 10 viên bi xanh và 5 viên bi vàng. Có bao nhiêu cách lấy ngẫu nhiên 4 viên bi trong đó có ít nhất 2 viên bi màu xanh?

    • A.1260
    • B.1050
    • C.105
    • D.1200
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 82555

    Gieo một đồng tiền và một con súc sắc. Số phần tử của không gian mẫu là

    • A.8
    • B.24
    • C.6
    • D.12
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 82556

    Trong mp (Oxy) cho đường thẳng \(d:x + y--2 = 0\). Phép vị tự tâm O tỉ số \(k = −2\) biến d thành đường thẳng có phương trình 

    • A.\(x + y + 4 = 0.\)
    • B.\(2x + 2y--4 = 0.\)
    • C.\(2x+2y=0\)
    • D.\(x+y-4=0\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 82557

    Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h (m) của con kênh tính theo thời gian t (giờ) trong một ngày được cho bởi công thức: \(h = \frac{1}{2}\cos \left( {\frac{{\pi t}}{8} + \frac{\pi }{4}} \right) + 3\). Thời điểm mực nước của kênh cao nhất là

    • A.\(t=14\)
    • B.\(t=13\)
    • C.\(t=15\)
    • D.\(t=16\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 82558

    Nghiệm của phương trình \(2cos x + 1 = 0\) là

    • A.\(x =  \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \)
    • B.\(x =  \pm \frac{\pi }{6} + k2\pi \)
    • C.\(x =  \pm \frac{\pi }{6} + k\pi \)
    • D.\(x =  \pm \frac{2\pi }{3} + k2\pi \)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 82559

    Tìm giá trị của \(x, y\) sao cho dãy số \( - 2,x,4,y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng?

    • A.\(x = 2,y = 8.\)
    • B.\(x = 1,y = 7.\)
    • C.\(x = 2,y = 10.\)
    • D.\(x =  - 6,y = 2.\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 82560

    Cho dãy số có các số hạng đầu là 8, 15, 22, 29, 36, … .Số hạng tổng quát của dãy số này là

    • A.\({u_n} = 7 + n\)
    • B.\({u_n} = 7n + 1\)
    • C.\({u_n} = 7n\)
    • D.\({u_n} = 7n + 7\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 82561

    Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Phép vị tự tâm G tỉ số \(k =  - \frac{1}{2}\) biến tam giác ABC thành tam giác

    • A.BCA
    • B.CAB
    • C.MNP
    • D.MNC
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 82562

    Công thức tính số chỉnh hợp là

    • A.\(A_n^k = \frac{{n!}}{{(n - k)!}}\)
    • B.\(C_n^k = \frac{{n!}}{{(n - k)!}}\)
    • C.\(C_n^k = \frac{{n!}}{{(n - k)!k!}}\)
    • D.\(A_n^k = \frac{{n!}}{{(n - k)!k!}}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 82563

    Từ 6 số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể tạo thành bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số?

    • A.100
    • B.125
    • C.180
    • D.216
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 82564

    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Số đường thẳng chứa cạnh của hình lập phương chéo nhau với đường thẳng AB là

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 82565

    Một hộp đựng 6 viên bi đỏ và 4 viên bi xanh. Lấy lần lượt 2 viên bi từ hộp đó. Xác suất để viên bi được lấy lần thứ 2 màu xanh là 

    • A.\(\frac{4}{5}\)
    • B.\(\frac{1}{5}\)
    • C.\(\frac{2}{5}\)
    • D.\(\frac{3}{5}\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 82566

    Phép quay tâm O góc quay 900 biến đường thẳng d thành d’. Khi đó

    • A.\(d // d'\)
    • B.\(d' \bot d.\)
    • C.\(d \equiv d'.\)
    • D.\(d // d'\) hoặc \(d \equiv d'.\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 82567

    Nghiệm của phương trình  \(sin x = –1\)  là

    • A.\(x = k\pi \)
    • B.\(x = \frac{{3\pi }}{2} + k\pi \)
    • C.\(x = -\frac{{\pi }}{2} + k2\pi \)
    • D.\(x = -\frac{{\pi }}{2} + k\pi \)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 82568

    Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{2017}}{{1 + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}\) là

    • A.\(D = R\backslash \left\{ { - \frac{\pi }{2} + k2\pi } \right\}\)
    • B.\(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k2\pi } \right\}\)
    • C.\(D = R\backslash \left\{ { - \frac{\pi }{4} + k2\pi } \right\}\)
    • D.\(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right\}\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 82569

    Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_n} = {\left( {2017 + n} \right)^n}\). Số hạng đầu tiên của dãy là

    • A.2018
    • B.20182
    • C.1
    • D.2017

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?