Đề thi học kì 1 môn Toán 9 trường THCS Võ Xán

Câu hỏi Trắc nghiệm (9 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 66258

    Căn bậc hai số học của 9 là 

    • A.3
    • B.9
    • C.-9
    • D.-3 và 3
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 66259

    So sánh 9 và \(\sqrt {79} \), ta có kết luận sau:

    • A.\(9 < \sqrt {79} \)
    • B.\(9 = \sqrt {79} \)
    • C.\(9 > \sqrt {79} \)
    • D.Không so sánh được.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 66260

    Hệ số góc của đường thẳng y = 1 -2x là 

    • A.2x
    • B.-2x
    • C.2
    • D.-2
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 66261

    Cho hàm số \(y =  - \frac{1}{2}x + 4\) , kết luận nào sau đây đúng ?

    • A.Hàm số luôn đồng biến \(\forall x \ne 0\)
    • B.Đồ thị hàm số luôn đi qua gốc toạ độ.
    • C.Đồ thị cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 8.
    • D.Đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -4.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 66262

    Nếu \(\sqrt {1 + \sqrt x }  = 3\)  thì x bằng

    • A.2
    • B.64
    • C.25
    • D.4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 66263

    Tam giác ABC vuông ở A có AB = 6cm, BC = 10cm. Độ dài đường cao AH là 

    • A.24cm
    • B.48cm
    • C.4,8cm
    • D.2,4cm
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 66264

    Cho tam giác ABC  vuông tại A, có AB = 6cm, góc C = 300. độ dài cạnh BC là

    • A.12 cm.            
    • B.\(4\sqrt 3 \,\,\left( {cm} \right)\)
    • C.10 cm
    • D.6 cm
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 66265

    Giá trị của biểu thức \(c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{20^0} + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{40^0} + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{50^0} + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{70^0}\)  bằng

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.0
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 66266

    Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được khẳng định đúng

     

    A

    B

    1.Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng

    A.Tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

    2.Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng

    B.Tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền

    3.  Nếu đường thẳng a và đường tròn (O; R) cắt nhau

    C.Thì d = R.  (d là khoảng cách từ O đến a).

    4.  Nếu đường thẳng a và đường tròn (O; R) tiếp xúc nhau

    D.Thì d < R. (d là khoảng cách từ O đến a).

     

    E.Thì d > R.  (d là khoảng cách từ O đến a).

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?