Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 49159
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Hãy đọc kỹ đoạn văn dưới đây và thực hiện những yêu cầu nêu ở bên dưới:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”
Câu 1 Nêu xuất xứ của đoạn trích. Giới thiệu về tác giả trong 2 câu văn.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 49160
Xác định phương thức biểu đạt và trình bày ngắn gọn về thể loại của văn bản có đoạn trích trên.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 49161
Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo” xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 49162
Em hiểu như thế nào là học hình thức? ngày nay người ta còn “đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi” nữa không? Em hãy trả lời những câu hỏi trên bằng một đoạn văn nghị luận có câu chủ đề (không quá 20 dòng giấy thi).
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 49163
Chép hai câu thơ đầu phần phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) và bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 49164
II.Tập làm văn
Nhận xét về hai bài thơ “Ngắm trăng” ( Hồ Chí Minh ) và “Khi con tu hú” của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng. Tuy nhiên cách biểu hiện của mỗi người trong mỗi bài thơ lại khác nhau”. Em hãy chọn những câu thơ trong hai bài thơ thể hiện tập trung nhất nhận định trên và nghị luận để làm sáng tỏ ý kiến.